Nguyên nhân gây ngập nước giếng khoan

Một phần của tài liệu Xác định thành phần nước khai thác của dầu từ đá móng phần Tây Nam mỏ X (Trang 43 - 44)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1Nguyên nhân gây ngập nước giếng khoan

Hiện tượng ngập nước giếng khoan là hiện tượng nước thâm nhập vào trong thân giếng khoan khai thác. Các nguyên nhân gây nhập nước giếng khoan có thể là do nón nước, lưỡi nước hoặc có thể do bơm ép trong quá trình khai thác. Xét trong điều kiện đá móng nguyên nhân có thể gây ngập nước giếng khoan có thể do các đứt gãy được tạo thành theo các phương phức tạp, trong quá trình bơm ép nước, nước từ các giếng bơm ép có thể đi theo các hệ thống đứt gãy này xâm nhập vào giếng khoan khai thác. Trong phạm vi đồ án, ta sẽ tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây ngập nước trong đá móng phần Tây Nam mỏ X.

Hình 10: Bản đồ hệ thống giếng khu vực Tây Nam mỏ X

Phần Tây Nam mỏ X được đưa vào khai thác từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 bằng bảy giếng: 1P tới 7P. Sau 1 năm kể từ ngày bắt đầu khai thác nhà điề u hành CLJOC bắt đầu tiến hành bơm ép nước, từ số liệu thực tế cho thấy tỷ phần nước lẫn trong dầu của giếng 2P là 2,5%, giếng này ngay sau đó đã được chuyển thành giếng

bơm ép. Nhằm đối phó với hiện tượng ngập nước trong giếng khoan và hiện tượng sụt giảm áp suất, nhà điều hành Cửu Long JOC đã khoan và đưa thêm nhiều giếng bơm ép vào phục vụ khai thác.

Hiện tại, trên đối tượng nghiên cứu có 13 giếng khai thác bao gồm: 1P, 3P, 4P, 5P, 6P, 7P, 17P, 18P, 19P, 21P, 22P, 24P và 5PT, và 6 giếng bơm ép: 2I, 8I, 9I, 12I, 13I, 16I (hình 10).

Sau khi phân tích số liệu thăm dò và mô hình vỉa, nhà điều hành đã tiến hành khai thác mỏ dưới chế độ năng lượng tự nhiên với lưu lượng trung bình 65.000 thùng/ngày.đêm. Khi áp suất vỉa sụt giảm từ 5psi/ngày.đêm xuống 2,5psi/ngày.đêm, song lưu lượng khai thác trung bình vẫn ở mức gần 76.000 thùng/ngày đêm vào tháng 9 năm 2004. Với mong muốn khôi phục lại áp suất vỉa nhà điều hành CLJOC đã tiến hành khoan giếng bơm ép, khi giếng bơm ép được đưa vào hoạt động sản lượng khai thác đã tăng trở lại trong năm 2005 với lưu lượng khai thác 75.000 thùng/ngày đêm. Cũng trong thời gian này lần đầu tiên đã thấy nước xuất hiện trong hai giếng 5P và 1P, tiếp theo đó nước xuất hiện trong các giếng khai thác còn lại. Lưu lượng khai thác đã được điều tiết nhằm kiểm soát hiện tượng ngập nước, tuy nhiên cho đến cuối năm 2005 hiện tượng ngập nước trong các giếng khai thác vẫn tiếp tục xảy ra.

Để đối phó với hiện tượng sụt giảm áp suất với tốc độ nhanh gây ảnh hưởng tới lưu lượng khai thác, nhà điều hành CLJOC đã chuyển giếng 2P từ giếng khai thác thành giếng bơm ép (2I), đồng thời khoan thêm 5 giếng bơm ép nhằm gia tăng áp suất vỉa, tuy nhiên hiện tượng ngập nước lại tiếp tục diễn ra với tốc độ cao. Nhà điều hành CLJOC đã quyết đ ịnh đóng tạm thời toàn bộ các giếng bơm ép nước vào tháng 9 năm 2005 nhằm nghiên cứu kỹ hơn về hiện tượng sụt giảm áp suất và ngập nước giếng khoan. Sau khi đóng các giếng bơm ép, áp suất vỉa có giảm nhưng vẫn ở mức khai thác được dựa vào chế độ năng lượng tự nhiên của vỉa. Vì vậy nhà điều hành CLJOC đã đi đến kết luận : các giếng bơm ép nước đã gây ngập nước trong giếng khai thác. Để tìm hiểu rõ ràng hơn về hiện tượng ngập nước trong giếng khoan nhà điều hành CLJOC đã tiến hành phân tích nhằm “Xác định thành phần nước khai thác cùng dầu từ đá móng phía Tây Nam mỏ X”.

Một phần của tài liệu Xác định thành phần nước khai thác của dầu từ đá móng phần Tây Nam mỏ X (Trang 43 - 44)