Di chuyển của dầu khí

Một phần của tài liệu Xác định thành phần nước khai thác của dầu từ đá móng phần Tây Nam mỏ X (Trang 41 - 43)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.5.5Di chuyển của dầu khí

Dầu khí trong bể Cửu Long được sinh ra chủ yếu từ 2 tầng đá mẹ chính:

động của yếu tố cổ địa nhiệt trong quá trình lịch sử phát triển địa chất của bể. Thời điểm sinh dầu của tầng đá mẹ E31 + E2 bắt đầu từ Miocen sớm khoảng 17 triệu năm về trước (Ro>0,6%), song cường độ sinh dầu mạnh và giải phóng dầu ra khỏi đá mẹ (Ro>0,8%) và đặc biệt khối lượng đá mẹ đáng kể nằm trong pha sinh dầu lại xảy ra vào cuối Miocen giữa, đầu Miocen muộn tới ngày nay. Riêng tầng đá mẹ Oligocen trên E32 thì quá trình sinh dầu có thể xảy ra muộn hơn và chủ yếu bắt đầu từ cuối Miocen (5-7 triệu năm).

Sau khi dầu được sinh ra, chúng di chuyển từ đá mẹ vào vào các tập đá chứa bằng nhiều con đường khác nhau và theo nhiều hướng khác nhau . Dầu có thể di chuyển dọc theo các đứt gãy kiến tạo có vai trò như kênh dẫn. Trên đường di chuyển dầu có thể được giữ lại và trở thành các tích tụ hydrocarbon, nếu gặp yếu tố thuận lợi (bẫy chứa), nếu không chúng bị phân tán và thoát đi.

Nhìn vào (bảng 1) ta thấy: trong khu vực nghiên cứu hệ số PI của Oligocen dưới cao nhất và đạt 0,48 – 05. Trong khi vật chất hữu cơ trong Miocen dưới chưa rơi vào đới sinh dầu. Vì vậy, dầu tích tụ trong các bẫy này là sản phẩm di cư theo đứt gãy hay bề mặt bất chỉnh hợp, theo bề mặt lớp. Trong các trầm tích Oligocen trên có hệ số PI thấp hơn (PI = 0,2 – 0,36). Điều này chứng tỏ: trên diện tích nghiên cứu phần lớn đá mẹ có độ trưởng thành thấp hơn so với các phần khác, đặc biệt là các trũng sâu của bể Cửu Long.

Theo lịch sử phát triển địa chất của bể, về cơ bản các dạng bẫy đã được hình thành vào giai đoạn tạo rift và đầu giai đoạn sau tạo rift (Miocen sớm), sớm hơn thời gian dầu khí trong bể bắt đầu được sinh. Như vậy, bể Cửu Long có được một điều kiện rất thuận lợi là khi dầu sinh ra từ các tầng sinh thì các bẫy đã sẵn sàng tiếp nhận. Điển hình là các khối nhô móng, thuộc phần trung tâm bể thường được bao quanh bởi các tầng sinh dày: E32, E31 + E2, nên chúng dễ dàng được nạp ngay vào đá chứa và được lưu giữ nếu ở đó đủ điều kiện chắn.

CHƯƠNG2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC NƯỚC KHAI THÁC

Một phần của tài liệu Xác định thành phần nước khai thác của dầu từ đá móng phần Tây Nam mỏ X (Trang 41 - 43)