Phân tầng cấu trúc

Một phần của tài liệu Xác định thành phần nước khai thác của dầu từ đá móng phần Tây Nam mỏ X (Trang 28 - 30)

L ỜI MỞ ĐẦU

1.3.3Phân tầng cấu trúc

Theo kết quả nghiên cứu có thể phân chia bể Cửu long thành hai tầ ng cấu trúc sau:

Tầng cấu trúc dưới (đá móng trước Kainozoi).

Tầng cấu trúc trên ( trầm tích Kainozoi ).

Tầng cấu trúc dưới

cấu trúc phức tạp về mặt hình thái, bề dày mặt tầng cấu trúc này rất phức tạp. Chúng trải qua nhiều giai đoạn hoạt động kiến tạo, hoạt động magma vào kỷ Mezozoi và đầu Kainozoi gây ra biến bị mạnh và bị chia cắt bởi nhiều đứt gãy với biên độ lớn. Các đứt gãy chủ yếu phát triển theo hướng Đông Bắc – Tây Nam với sức phá hủy lớn, mật độ cao. Cùng với nó là sự phát triển hệ thống khe nứt, đới dập vỡ dày đặc. Ngoài ra còn gặp các hang hốc được thành tạo do quá trình nhiệt dịch. Bên cạnh đó còn có hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến với biên độ và chiều dài không lớ n, nhưng hệ thống này góp phần làm phức tạp cho cấu trúc và hình thành bổ sung các đường dẫn dầu khí. Đặc điểm quan trọng và nổi bật của tầng cấu trúc này là khả năng chứa tốt.

Tầng cấu trúc trên

Tầng cấu trúc trên bao gồm các trầm tích Kainozoi phủ bất chỉnh hợp, chồng gối lên móng. Có thể chia tầng cấu trúc này thành ba phụ tầng cấu trúc :

Phụ tầng cấu trúc dưới: Eocen –Oligocen hạ.

Phụ tầng cấu trúc giữa: Olligocen thượng.

Phụ tầng cấu trúc trên: Miocen – Pliocen đệ tứ

Phụ tầng cấu trúc dưới: Eocen - Oligocen hạ

Tuy chưa gặp trầm tích Eocen bởi độ sâu quá lớn của nó ở các hố sụt lân cận. Nhưng theo tài liệu địa vật lý thì có thể gộp trầm tích Eocen và Oligocen là một bởi chúng có tướng đá gần giống nhau, đó là trầm tích lục địa không phân lớp rõ ràng. Hơn nữa trũng Định An (Tây Nam bồn trũng Cửu Long) đã gặp trầm tích Eocen là cát đá cuội, sét xen kẽ mang đặc điểm trầm tích molass. Phụ tầng này được phân biệt với tầng cấu trúc dưới bằng bất chỉnh hợp nằm trên đá móng phong hóa, nứt nẻ, bào mòn mạnh. Chiều dày tập trầm tích này thay đổi đáng kể, rất dày ở cánh phía Đông và phần phía Bắc, mỏng ở phía Tây và đặc biệt ở đỉnh vòm vắng mặt hoàn toàn. Đặc trưng của phụ tầng này là có các hệ thống đứt gãy xuyên vào móng, phát triển liên tục và phức tạp tới mái của phụ tầng cấu trúc này. Các lớp có góc dốc lớn hơn. Phụ tầng này có tập sét dày phía trên từ vài mét tới vài trăm mét phủ lên lớp cát. Các lớp sét đa phần là màu nâu và được lắng đọng trong điều kiện đầm lầy, cửa sông. Với chiều dày tập sét khá lớn nên đây là một tầng sinh, tầng chắn tốt.

Phụ tầng cấu trúc giữa:Oligocen thượng (P32)

Phụ tầng cấu trúc giữa phủ bất chỉnh hợp góc với phụ tầng cấu trúc dưới. Trầm tích của hệ tầng Trà Tân phân bố chủ yếu ở vòm phía Bắc và các cánh của cấu tạo. Ở võng trung tâm vắng mặt các tập trầm tích thuộc tuổi Oligocen Trà Tân 1 (P 1tt1)

và Oligocen Trà Tân 2 (P32), chỉ có lớp sét than với chiều dày từ 64 – 100m là lớp trầm tích tuổi Oligocen phủ lên toàn bộ cấu tạo và là lớp chắn tốt đối với dầu khí. Với thành phần t hạch học của đá trầm tích bao gồm xen kẽ cát kết hạt mịn, trung và sét xanh xám. Môi trường lắng đọng trầm tích xảy ra trong điều kiện đầm lầy, ven biển. Các lớp phân bố thoải hơn, hệ thống đứt gãy thưa hơn. Chỉ còn một vài đứt gãy chính phát triển tới phụ tầng cấu trúc này. Việc hình thành đứt gãy chờm nghịch ở cánh phía Tây do sự nén ép mạnh từ phía Đông. Ngoài các trầm tích trên phụ tầng cấu trúc này còn gặp: tuff, bazan, andezit có chiều dày từ vài mét tới 30m đây chính là đá được thành tạo từ hai pha p hun trào ngắn xảy ra vào đầu Oligocen thượng là sự kế thừa của quá trình nén ép này. Đặc điểm của phụ tầng cấu trúc giữa là các lớp trầm tích có bề dày lớn ở cánh đặc biệt là cánh phía đông do tốc độ tích lũy trầm tích lớn và bắt đầu xen kẽ các pha biển ngắn.

Phụ tầng cấu trúc trên: Miocen– Pliocen đệ tứ

Phụ tầng này bao gồm trầm tích của hệ tầng Bạch Hổ, Đồng Nai, Biển Đông có tuổi từ Miocen tới nay. Phụ tầng cấu trúc này phủ bất chỉnh hợp lên tất cả các tầng cấu trúc cổ hơn. Các lớp có xu hướng p hân bố nằm ngang chứng tỏ chế độ lún chìm ổn định và bình ổn hơn tất cả các tầng cấu trúc cổ hơn. Diện phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu, nhưng có bề dày không đều. Thành phần thạch học của trầm tích là cát kết, bột kết. Cát kết hạt thô gắn kết yếu. Ở hệ tầng Bạch Hổ tập sét Rotalid có bề dày 200 - 300m. Ở hệ tầng Côn Sơn có tập cát dày gắn kết kém. Môi trường lắng đọng trầm tích là ven bờ biển nông. Các đứt gãy khu vực không còn được phát hiện, chỉ còn đôi chỗ phát hiện sự kế thừa các đứt gãy sâu nhưng do nén ép trầm tích không đều vì vậy đứt gãy xuất hiện yếu do tác động của trọng lực.

Tầng sinh chủ yếu là hệ tầng Bạch Hổ và đá chứa chủ yếu là các tậ p cát xen kẽ. Trầm tích của hệ tầng Biển Đông có cấu trúc đơn giản, phân lớp đơn điệu. Các lớp trầm tích gần như nằm ngang.

Qua sự so sánh các phụ tầng cấu trúc cho thấy có sự kế thừa địa hình của các tầng cấu trúc cổ. Phụ tầng cấu trúc trên có chiều dày lớn và sự thay đổi bình đồ rõ rệt. Ở phần dưới còn tồn tại các nếp uốn, đứt gãy thì khi q ua tầng sét Rotalid không còn thấy sụ tồn tại nếp uốn cũng như đứt gãy

Một phần của tài liệu Xác định thành phần nước khai thác của dầu từ đá móng phần Tây Nam mỏ X (Trang 28 - 30)