Nguồn 21,2v cấp cho hệ i không có.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng tải ba tại tuyến hà nội - nam định. đánh giá và lựa chọn phương thức tối ưu (Trang 48 - 52)

II. TRƯỜNG HỢP MỘT KÊNH KHÔNG PHÁT THOẠI ĐƯỢC.

x.nguồn 21,2v cấp cho hệ i không có.

Nguồn cấp cho các mạch bán dẫn.

- Phạm vi hỏng: từ cầu chì xoay chiều B14 đến cầu chì cấp cho máy. - Xử lý: Xoáy cầu chì B14 ra. Nếu đèn báo tương ứng sáng thì nguồn xoay chiều đã vào đến sơ cấp biến áp T1. Nếu đèn báo không sáng thì xem lại từ T1 đến K1. Đồng thời nghe thấy rơ le J4 rơi từ thứ cấp T1 đến J4 tốt thì kiểm tra các cầu chì một chiều.

xi. trở ngại đường dây.

Có ba loại: đứt dây, chập dây và chập đất. J3

* Chập đất: Vẫn liên lạc được nhưng tín hiệu, đạo tần nhỏ.

Giải quyết: Công nhân thông tin tín hiệu đi xác định chỗ chập đất và gỡ điểm chập ra.

* Chập dây và đứt dây: Mất tải ba, không liên lạc được. - Chập dây: Tìm điểm chập và gỡ điểm chập ra.

PHẦN IV.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG - ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TỐI ƯU

Tuyến đường sắt Hà Nội – Nam Định nằm trong tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – Sài Gòn. Vì vậy nó có vai trò rất quan trọng. Do đó, phải đòi hỏi một mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại chính xác. Hiện nay phương thức sử dụng mạng lưới thông tin tải ba Hà Nội – Nam Định đang hoạt động rất hiệu quả. Nó góp phần rất lớn trong thông tin liên lạc. Dùng phương thức này, việc liên lạc giữa hai đầu Hà Nội – Nam Định, giữa các tổng đài, các ga, điện thoại ghi, chắn... và cả điện thoại hội nghị rất dễ dàng.

Với phương thức sử dụng hệ thống thông tin tải ba Hà Nội – Nam Định nh hiện nay có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất, sử dụng hệ thống tải ba nhiều đường rất đơn giản. Trên cùng một đôi dây trong cùng một lúc có thể truyền được nhiều kênh thoại, trong cùng một lúc. Hơn nữa hệ thống tải ba nếu sử dụng bộ khuếch đại thì có thể kéo dài cự ly truyền dẫn tới hàng ngàn km.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một vài nhược điểm. Thứ nhất, dung lượng đường truyền bị hạn chế. Thứ hai, chi phí đường dây rất cồng kềnh. Quan trọng hơn cả là độ bảo an tín hiệu và khả năng chống nhiễu không cao. Nếu tăng cự ly đường truyền, có sử dụng các bộ khuếch đại thì có thể gây ra hiện tượng tích luỹ, khuếch đại cả can nhiễu.

Nhìn chung, sử dụng phương thức tải ba nh hiện nay vẫn có khả năng khai thác lớn. Song nếu có điều kiện thì thông tin liên lạc đường sắt nên thay bằng hệ thống cáp quang, bởi vì nó có nhiều ưu điểm có thể khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại của phương thức tải ba. Hệ thống cáp quang có băng tần truyền dẫn rất lớn. Nó lại suy hao tín hiệu rất thấp. Vì vậy khoảng cách cự ly thông tin truyền đi rất xa, đảm bảo tín hiệu không

bị can nhiễu, Ýt bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng điện từ. Ngoài ra cáp quang còn nhỏ gọn thuận tiện cho việc lắp đặt và quản lý.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu kỹ thuật thông tin đường dài - Hệ thống thiết bị tài ba 3 đường VBO3-2

Phụ lục

+ Bản vẽ số 1: Sơ đồ mạng lưới thông tin Hà Nội - Nam Định + Bản vẽ số 2: Các phương thức điều chế tần số

+ Bản vẽ số 3: Sơ đồ phối dây phòng máy tại trạm đo thử Nam Định + Bản vẽ số 4: Sơ đồ nguyên lý máy tải ba VBO3-2

MỤC LỤC.

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN TẢI BA 2

CHƯƠNG I. HỆ THỐNG THÔNG TIN NHIỀU KÊNH 2I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN

NHIỀU KÊNH

2II. NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN II. NGUYÊN LÝ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN

NHIỀU KÊNH

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng tải ba tại tuyến hà nội - nam định. đánh giá và lựa chọn phương thức tối ưu (Trang 48 - 52)