NGĂN CẢNH BÁO ĐẠO TẦN (3-54303 4 021) 1 Nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng tải ba tại tuyến hà nội - nam định. đánh giá và lựa chọn phương thức tối ưu (Trang 37 - 40)

1. Nhiệm vụ.

Ngăn máy có nhiệm vụ cung cấp những tín hiệu đạo tần điều chỉnh và giám sát.

2. Nguyên lý.

Tín hiệu của một trong các bộ dao động qua bộ khuếch đại, qua bộ hạn chế, ra khỏi ngăn máy ở điểm 1-2. Các tín hiệu của bộ dao động khác ra khỏi ngăn máy ở điểm 9-10. Ngăn máy gồm có hai bộ phận.

a. Bé dao động và khuếch đại (IA, IIA).

Tần số của bộ khuếch đại hai tầng làm việc nhờ phẩm chất của bộ dao động thạch anh Q1 phát trong mạch phản hồi. Sau đó qua mạch điện cộng hưởng gồm biến áp T1 và tụ C1. Biên độ của tần số cộng hưởng bị hạn chế bởi các đi ốt D1, D2. Còn sự độc lập với nhiệt độ được đảm bảo bởi điện trở R8. Bộ khuếch đại gồm hai tầng được mắc trực tiếp theo bé dao động có đầu ra cộng hưởng để nâng mức điện tín hiẹu lên giá trị cần thiết.

b. Bộ hạn chế (IB, IIB)

Tầng thứ nhất của bộ hạn chế có nhiệm vụ như một bộ khuếch đại được ghép với cực phát của tranzito thứ hai, cực gốc được nối đất. Tầng hạn chế tạo ra tác dụng hạn chế hoàn toàn giống như bộ khuếch đại quá điều ché. Biến áp ra của bộ hạn chế được phối ghép ở các tần số danh định. Các đi ốt mắc song song trong mạch dùng để ổn định điện áp nguồn.

III. NGĂN CẢNH BÁO ĐẠO TẦN (3-543034 - 021)1. Nhiệm vụ. 1. Nhiệm vụ.

Nhiệm vụ của ngăn máy dùng để cung cấp điện áp điều khiển động cơ điều chỉnh, chuyển mạch chiều quay của động cơ, thích hợp với sự biến thiên của mức điện tín hiệu đạo tần để phát tín hiệu cảnh báo khi các biến thiên vượt quá giới hạn cho trước của các mức điện tín hiệu, cũng như từng động cơ điều chỉnh lại.

2. Nguyên lý.

a. Bộ khuếch đại và chuyển mạch (A).

Các tín hiệu đạo tần với điện áp 1,5V sau khi đã được chỉnh lưu được cung cấp từ các bộ thu tín hiệu đạo tần của đường dây đưa tới tác động vào đầu vào của bộ khuếch đại ở các điểm 1-2 và 3-4. Điểm khác của đầu vào được nối đất (15). Các rơ le phân cực ở vị trí trung gian; J1, J2, J4, J5

được kích thích ở điện áp ở cực góp của các tranzito và làm nhiệm vụ nối mạch cung cấp cho các động cơ điều chỉnh theo chiều thích hợp nếu mức điện áp các đạo tần khai thác với giá trị danh định. Điện áp nguồn cung cấp cho các động cơ ở các điểm 5-6, 7-8 và 9-10, 11-12. Ở biến thiên mức điện các đạo tần phù hợp với giới hạn cảnh báo thì các rơ le J3, J6 bị kích thích bởi các rơ le J2 và J5 và phát điện thế cảnh báo đến điểm 13. Ngoài ra, khi mức điện các tín hiệu đạo tần bị sụt thì chúng sẽ ngắt nguồn cung cấp của các động cơ điều chỉnh. Trong trường hợp mức điện đạo tần đặt các giá trị danh định thì nguồn điện áp khống chế ± 1,5V so với đất đi đến đầu vào của bộ khuếch đại thì điện thế dương này được đặt vào điểm 2-4, còn điện thế âm được đặt vào điểm 1-3. Từ điện áp cung cấp ổn định 15V đi qua dãy phân áp gồm các điện trở R7, R8, R9, R10, R11, R12 để tạo ra một điện áp gần như đồng nhất đối với điện áp dương khống chế ở đầu vào nhưng cũng có cực tính ngược lại. Nó sẽ làm các tranzito mở trong cùng một mức độ. Một dòng điện kích thích theo chiều ngược lại chạy qua các cuộn dây rơ le (J1, J4) có số vòng dây như sau, được mắc ở cực góp của T1, T2 và T3, T4, hình

thành một cầu điện được cân bằng chính xác và như vậy các tiếp điểm của rơ le nằm ở vị trí dư.

Khi điện áp đầu vào khác với trị số danh định, điều kiện cân bằng của cầu bị phá hủy và có sự kích thích được tạo ra làm cho các rơ le phân cực hoạt động. Khi điện áp khống chế giảm thì các tiếp điểm A-Z đóng. Khi điện áp khống chế tăng thì các tiếp điểm A-T đóng. Sự chuyển mạch này xảy ra khi có sai khác mức điện với giá trị danh định từ 0,05 ÷ 0,07N. Một điện áp nguồn cung cấp xoay chiều được nối vào tiếp điểm trung gian của các rơ le và nó đi đến các động cơ điều chỉnh qua các tiếp điểm Z và T. Nếu sai khác của mức điện đạo tần khống chế là đáng kể thì sẽ có một hiệu số điện thế được tạo ra giữa các cực góp của các cực tranzito. Giá trị này đủ để làm hút các rơ le phân cực J2 và J5. Khi J2 và J5 hoạt động làm cho J3 và J6 cũng hoạt động đồng thời các tiếp điểm đóng của nó tạo tiếp điểm 13 được tiếp đất và cung cấp điện cho mạch cảnh báo. Các tiếp điểm ngắt của rơ le, các điện áp cung cấp cho động cơ. Do vậy việc điều chỉnh được dừng lại.

Mạch điện dùng điều chỉnh chỉ thực hiện khi mức điện giảm. Như vậy sự điều chỉnh tăng bị ngăn cản về hướng mức điện tăng. Các đi ốt D1, D2 mắc song song với các cuộn dây rơ le làm nhiệm vụ khử tia lửa điện. Các giá trị giới hạn cảnh báo được lựa chọn bằng cách nối mạch thích hợp các điện trở nối tiếp R21, R22, R23, R24 nằm ở phần đáy của khối máy. Ở giới hạn cảnh báo ± 0,3N thì các điểm 2-4 và 6-8 được nối với nhau. Còn ở giới hạn ± 0,4N thì chỉ có một nối mạch. Thông thường, khi bàn giao thiết bị thì các nối mạch phù hợp với mức điện cảnh báo là ± 0,3N.

b. Bộ đổi điện áp (B).

Bộ đổi điện áp dùng bán dẫn vận hành theo công thức chuyển mạch cung cấp điện áp nguồn cần thiết cho các động cơ điều chỉnh. Khi bộ đổi điện làm việc theo chế độ chuyển mạch cung cấp một điện áp xoay chiều

với các tín hiệu gần như có dạng hình chữ nhật với tần số danh định 120 Hz. Khi cả hai động cơ điều chỉnh đều có tải thì giá trị hiệu dụng của điện áp này từ 11 ÷ 12Ω. Điện trở R16 được mắc ở đầu ra để đảm bảo điện trở tải thích hợp. Các cuộn R1,R2 mắc nối tiếp làm giảm mức điện các tín hiệu tạp âm ở đầu ra. Tần số của động cơ biến động ở giá trị 400 ÷ 430 Hz do điện trở R3 = 30 ÷ 100 Ω điều chỉnh. Điện áp cung cấp đầu vào là 54V và giảm xuống khoảng 17V do điện trở R27. Tô C2, C5, C6 ngăn cản các xung can nhiễu về phía nguồn thu cấp.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng tải ba tại tuyến hà nội - nam định. đánh giá và lựa chọn phương thức tối ưu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w