Đầu tư và quản lý vốn khả dụng:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp tại Agribank ANKHE (Trang 39 - 42)

b. Kết quả hoạt động tín dụng

2.2.2. Đầu tư và quản lý vốn khả dụng:

Đầu tư vốn khả dụng:

Trong những năm gần đây, Agribank Chi nhánh Tx An Khê Gia Lai chỉ mua trái trái phiếu nhà nước và tín phiếu kho bạc phát hành. Các hình thức đầu tư, gửi tiền tại các NHTM khác đều không có trong kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh Tx An Khê Gia Lai. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng đều dùng vốn nhàn rỗi để nắm giữ trái phiếu hay tín phiếu kho bạc. Điều này là do khi lãi suất giảm như năm 2012 và có xu hướng tiếp tục giảm như năm 2013 thì trái phiếu Chính phủ sẽ tăng giá trong ngắn hạn và có thể cả dài hạn. Như vậy các Ngân hàng có cơ hội ăn chênh lệch giá khá lớn.

Trong số các giấy tờ có giá thì trái phiếu Chính phủ luôn được xem là có tính thanh khoản rất cao trên thị trường thứ cấp. Do đó, việc gom trái phiếu cũng là một cách để các nhà băng làm dày hơn "tấm đệm" thanh khoản của mình. Trần lãi suất huy động trên thị trường dân cư có xu hướng giảm cũng khiến việc đầu tư vào trái phiếu mang lại lợi nhuận tốt cho các Ngân hàng. Lãnh đạo một thành viên tham gia năng nổ trên thị trường trái phiếu cho biết, đầu tư vào loại giấy tờ có giá này khi lãi suất biến động dễ mang lại lợi nhuận, dù không phải quá lớn. Các Ngân hàng có thể tái chiết khấu trái phiếu Chính phủ qua Ngân hàng Nhà nước để vay với lãi suất thấp và khi cần có thể dùng khoản tiền này đáp ứng thanh khoản. Nhưng nếu duy trì hoạt động này trong dài hạn, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE) của ngân hàng sẽ rất thấp, không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hơn nữa, nếu cầu quá nhiều, trong trung hạn, Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất trái phiếu.

Về cấp tín dụng trong Chi nhánh

Theo Luật Các tổ chức tín dụng ( Điều 128, ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2010),kèm theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/1/2014 đã đưuọc sửa đổi bổ sung cho biết: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Còn nếu tính cả hạn mức cho người có liên quan thì không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại. Vốn tự có cũng được Luật này giải thích là gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng

hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng

Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:

Dự phòng chung (General provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ Tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

Dự phòng cụ thể (Specific provision) được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Công thức tính:Dự phòng cụ thể = Tỷ lệ trích lập x (Số dư khoản nợ - Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)

Nhóm nợ Dự phòng cụ thể (Specific provision) Dự phòng chung ( Generalprovision)

1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current) 0% 0,75% 2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned) 5%

3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard) 20% 4 – Nợ nghi ngờ ( Doubtful) 50% 5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad) 100%

Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ được Ngân hàng Nhà nước quy định theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tổng hợp tại Agribank ANKHE (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w