ĐIỂM MẠNH
Sản phẩm rất đa dạng, được cải tiến, thay đổi mẫu mã thường xuyên, đảm bảo phù hợp với thị hiếu, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm. Công nghệ sản xuất vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành, nên có sự đột phá về chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM,… Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
Năng lực sản xuất cao với 2 nhà máy ở Bình Dương và Hậu Giang ở miền Nam và nhà máy Nhựa Bình Minh ở Hưng Yên mới thành lập 12.2007. Với quy mô gần 60.000m2 nhà xưởng và hầu hết các dây truyền thiết bị thế hệ tiên tiến của các nước Đức, Áo, Ý, Canada. Sản lượng tăng nhanh, năm 2007 đạt 29,000 tấn tăng 20% so với năm 2006. Sản lượng của DN năm 2008 tăng lên tới 35,000 tấn, tương đương với Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.
Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước với 79 cửa hàng và hơn 100 đại lý phân phối trải rộng khắp đất nước, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Nam, miền Trung như Tp.HCM, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bình Dương,
Đồng Nai... Công ty còn xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, Singapore, Đan Mạch, Pháp, Bỉ.
Bình Minh là đơn vị đi đầu trong việc sản xuất ống nhựa uPVC, có thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp nhựa - 20%, chiếm vị thế độc tôn trong thị trường ống nhựa từ khu vực Miền Trung trở vào ⇔ có khả năng chi phối đến giá cả các sản phẩm về nhựa của VN.
Top 100 Thương hiệu mạnh Việt Nam do báo SGTT bình chọn (2005); TOPTEN ngành hàng nhựa cao su VN (2004); Cúp vàng thương hiệu việt uy tín chất lượng năm 2005.
Năng lực tài chính tương đối cao và bền vững
DN hoạt động theo hình thức công ty cổ phần: sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài - 48,17%, sở hữu nhà nước 39,47% nên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và việc xuất khẩu, mở rộng thị trường cũng rất thuận.
Cơ cấu tổ chức tinh gọn, linh hoạt tạo điều kiện quản lý tốt. Đội ngũ CBCNV lành nghề, có trình độ, có tâm huyết. Chính sách nhân sự là sử dụng lao động phù hợp với năng lực, hạn chế tăng số lượng lao động mà tập trung nâng cao năng suất lao động trong quá trình
phát triển nên tiết kiệm được chi phí nhân công mà vẫn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt,đưa ra các chiến lược phù hợp với bản thân DN và môi trường bên ngoài, biết lắng nghe và quan tâm đến người lao động.
ĐIỂM YẾU
Quản lý chi phí và các khoản phải thu còn chưa tốt gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Sử dụng vốn cổ đông chưa hiệu quả, ROE qua các năm có dấu hiệu giảm sút.
Trong nhiều năm qua, sản phẩm của Bình Minh luôn có giá bán cao hơn các đối thủ cạnh tranh từ 10% đến 25% tuỳ theo chủng loại sản phẩm do đầu tư nhiều vào việc hiện đại hóa máy móc, thiết bị công nghệ cao và do tác động của giá cả nguyên liệu đầu vào.
Địa điểm sản xuất phân tán –gây khó khăn cho việc sắp xếp cơ cấu quản lý và cơ cấu lao động, tăng chi phí và giá thành sản xuất.
Thiếu đội ngũ lao động kế thừa có thể sử dụng tốt máy móc, thiết bị hiện đại do DN chỉ tập trung đào tạo cho các lao động sẵn có, tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện tại mà chưa có sự chuẩn bị cho tương lai.
CƠ HỘI
Xu hướng hội nhập đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để DN mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cập nhật về công nghệ một cách thuận lợi.
Ở Việt Nam, ngành nhựa là ngành được ưu tiên trong kế hoạch phát triển tổng thể của Chính phủ.
Còn rất nhiều khoảng trống ở cả thị trường trong nước và nước ngoài mà ngành nhựa Việt Nam chưa khai thác hết, đặc biệt là miền Bắc.
Nhu cầu về sản phẩm nhựa còn rất lớn, nhất là ở mảng xây dựng vì thị trường xây dựng ở Việt Nam đang bùng nổ. Có thể thấy, nhu cầu về ống nhựa các loại sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh để phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở và nhiều lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, bưu chính - viễn thông.
THÁCH THỨC
Hiện nay ngành nhựa Việt Nam gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nước ngoài. Bất cứ sự biến động nào trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nhựa, đặc biệt là giá dầu vì bột nhựa PVC và hạt nhựa các loại có nguồn gốc từ dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản xuất của Công ty. Và những biến dộng đó hiện nay đểu rất tiêu cực gây khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Áp lực cạnh tranh lớn
DN trong nước: Thực tế, mức độ gia nhập vào ngành nhựa là không quá khó, bởi các doanh nghiệp quy mô lớn không nhiều, hơn thế vốn đầu tư ban đầu chỉ ở mức trung bình. Hơn nữa, trong thời gian tới hầu hết các doanh nghiệp đều tiến tới cổ phần hóa.
DN nước ngoài: Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên theo lộ trình cam kết giảm thuế, mức thuế NK sản phẩm nhựa sẽ giảm mạnh, thông thoáng hơn về thủ tục hải quan. . . Đây cũng sẽ là một thách thức lớn đối với những nhà sản xuất trong nước với nguy cơ tràn ngập thị trường hàng nhựa nhập khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trực
tiếp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống nhựa tại Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm trong nước.
Các DN nhựa tới đây sẽ phải tăng chi phí vì phải đối mặt với yêu cầu về quản lý môi trường.
DN sẽ phải đối phó với việc các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa PVC có sử dụng chất ổn định có hại cho sức khỏe của con người.
Những vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái vẫn chưa được giải quyết và có chiều hướng tăng lên.