M Ở ĐẦU
1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CARRAGEENAN
CARRAGEENAN + Trong nước
Năm 1993, tác giả Huỳnh Quang Năng, Phân Viện phó - Phân viện
Khoa học Vật liệu Nha Trang là người có công du nhập và nuôi trồng thử nghiệm rong sụn Kappaphycus alvarezii ở vùng ven biển, đảo phía Nam. Dựa vào đặc điểm của rong là thân mềm và giòn như xương sụn
nên ông đặt tên Việt Nam cho loại rong này là rong sụn.
Các nhà khoa học thuộc phân viện khoa học vật liệu Nha Trang
cũng đã nghiên cứu và xác định được trong rong rất giàu các chất
khoáng có thể sử dụng để chế biến các loại thực phẩm chức năng phòng và chữa bệnh bướu cổ, suy dinh dưỡng, ngăn ngừa và phòng chống một số bệnh nan y như: rong mứt có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Sarcoma-180 phòng các bệnh u bướu, ung thư.
Đống Thị Anh Đào (1999) đã nghiên cứu thu nhận carrageenan từ
rong sụn Kappaphycus alvarezii nuôi trồng ở Ninh Thuận. Kết quả cho
thấy, hàm lượng carrageenan ttrong rong sụn chiếm đến 40 % tổng số
các thành phần. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy trong rong thành phần protein của rong sụn còn chứa 11 acid amin với hàm lượng khá cao.
25
Nguyễn Bích Thủy (2003) đã nghiên cứu chiết tách và một số tính chất của carrageenan từ rong đỏ từ vùng biển Việt Nam.
Thành Thị Thu Thủy, Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thị Thanh Vân
(2003) đã nghiên cứu thành phần hóa học và cấu trúc của k –
carrageenan từ tảo biển đỏở vùng biển Việt Nam.
Phạm Văn Đạt (2004) đã nghiên cứu tách chiết và thử nghiệm sản xuất chế phẩm nước chiết từ rong sụn đóng hộp. Kết quả đã xây dựng
được quy trình công nghệ sản xuất nước chiết đóng chai từ rong sụn.
+ Ngoài nước
Vào những năm 1842-1862, Schimdt, Stantord,…đã phát hiện ra carrageenan có trong một loài tảo đỏ có tên là chondrus cripus và loài
Irish moss thuộc họ Rhodophyceae, nhưng họ vẫn chưa xác định được tính chất, thành phần của carrageenan. Cho đến những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất do thiếu trầm trọng gelatin nên cuối cùng người ta cũng đã tìm thấy carrageenan có tính chất gần giống với gelatin.
Từ năm 1973, Maxwell doty và cộng tác viên đã tiến hành nghiên
cứu phương pháp nuôi trồng rong sụn với quy mô lớn ở Hawaii.
Năm 1989, C. Rochas, M. Rinaudo và S. landry đã tiến hành nghiên
cứu carrageenan tách chiết từ Eucheuma cottonii bằng cách phân tích thành phần carrageenan bị thủy phân bằng enzyme. Cũng như phân tích
carrageenan tách chiết từ Echeuma cottonii bằng quang phổ hồng ngoại, quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C và 1H NMR đã chứng minh rằng carrageenan được tách chiết từ Eucheuma cottonii gồm một vài polysaccharide bao gồm thành phần chính là kappa- carrageenan.
Năm 1993, Clinton J. Dawes, A. O. Lluisam và G. C. Trono đã
nghiên cứu tốc độ phát triển của hai loại rong sụn (rong sụn nâu và rong sụn xanh) trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, rong sụn phát triển
26
rất nhanh, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới. Nghiên cứu này cũng đã chứng minh khả năng thành công, cho hiệu suất cao và được ứng dụng rộng rãi
ở Philipines.