0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 55 -58 )

II, Giải pháp thu hút vốn FDI vào Hà Nộ

5. Tăng cường phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan chức năng đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với nguồn lực, các điều kiện lợi thế của Thành phố và nhanh chóng thực hiện, triển khai dự án đầu tư. Trọng tâm của công tác xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng là xây dựng chương

trình kế hoạch hành động chung, bao gồm các bước đi cụ thể, các chính sách, hoạt động và lịch trình mà Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp, các Sở, Ban, ngành khác, các địa phương và các khu công nghiệp cần thực hiện để thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư. Trong đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cần chú trọng vào khâu xúc tiến thu hút đầu tư, thu hút các nhà đầu tư theo kế hoạch, sáng tạo và đổi mới quy trình cấp phép và trợ giúp nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư; địa phương và các khu công nghiệp cần cải thiện môi trường đầu tư ở địa phương, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với địa phương và có năng lực phát triển kinh tế địa phương; Sở Công nghiệp và các Sở, Ban ngành khác cần đưa ra được quy hoạch ngành, lĩnh vực cho Thành phố để Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào đó thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài ra Sở Công nghiệp và các Sở ban ngành khác cũng cần chú tâm nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện vận động thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đã đưa ra trong quy hoạch. Chương trình hành động chung nhằm tăng cường phối hợp thu hút vốn đầu tư theo một chiến dịch tổng thể của công tác xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, chức năng và UBND Thành phố, các quận, huyện, thị xã trong việc thu hút, tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nói chung và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng trên địa bàn Thành phố như minh họa ở sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1. Sơ đồ về sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng

Sở Kế hoạch và Đầu tư

-Xác định các thế mạnh chính trong thu hút đầu tư của Thành phố.

- Thu hút các nhà đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch.

Địa phương và khu công nghiệp

-Cải thiện môi trường đầu tư địa phương.

- Lựa chọn nhà đầu tư.

- Vận động đầu tư.

-Cải thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của địa phương.

- Cải cách thủ tục hành chính theo phân cấp.

Sở Công nghiệp và các Sở, Ban ngành khác

-Thực hiện công tác quy hoạch theo ngành, lĩnh vực.

-Thực hiện vận động đầu tư theo ngành, lĩnh vực.

Các nội dung của chương trình cần rõ ràng, cụ thể, chủ động và chi tiết từ việc xây dựng đến thực thi kế hoạch. Một chương trình hành động phải chỉ rõ các nhiệm vụ cần thực hiện, ai là người chịu trách nhiệm cho từng công việc, thời gian hoàn thành, chế độ trách nhiệm trong xử lý công việc. Một kế hoạch thực tế là một kế hoạch có thể thực thi chứ không phải viết ra và cất vào trong tủ đựng hồ sơ. Nội dung của chương trình hành động mô tả như sau:

Bảng 3.3: Nội dung chương trình hành động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các cơ quan chức năng Thành phố

Phần 1. Mục tiêu thu hút đầu tư

1. Mục tiêu định tính Mong muốn về hình ảnh đầu tư Mong muốn về mối quan hệ đối tác

2. Mục tiêu định lượng Số lượng các doanh nghiệp thu hút, số lượng vốn đầu tư thu hút.

Số lượng các cuộc tiếp xúc, đàm phán

Phần 2.Các biện pháp thực hiện kế hoạch

3. Các nhóm biện pháp xây dựng hình ảnh về môi trường đầu tư

Các biện pháp từ 1 đến 5 (bảng 3.2)

Ngân sách phân bổ, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp, thời gian thực hiện, mẫu đánh giá kết quả thực hiện.

4. Nhóm các biện pháp tạo nguồn đầu tư

Các biện pháp từ 6 đến 9 (bảng 3.2)

Ngân sách phân bổ, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp, thời gian thực hiện, mẫu đánh giá kết quả thực hiện.

5. Nhóm các biện pháp dịch vụ đầu tư

Các biện pháp từ 10 đến 12 (bảng 3.2)

Đặc biệt chú trọng các nhà đầu tư đã có mặt ở Hà Nội, tọa đàm chính sách, trao đổi thông tin hai chiều giữa các cấp chính quyền, các nhà quản lý và doanh nghiệp.

6. Các cơ quan thường trú nước ngoài

Tên cơ quan chức năng, trưởng đại diện, người trực tiếp làm việc với Thành phố, phối hợp hiện tại, đề xuất phối hợp

7. Cơ quan Việt Nam tại nước ngoài

Tên cơ quan chức năng, trưởng đại diện, người trực tiếp làm việc với Thành phố, phối hợp hiện tại, đề xuất phối hợp

Phần 4.Đánh giá định kỳ việc thực hiện kế hoạch

8. Đánh giá theo nhóm biện pháp thực hiện

Nhóm biện pháp từ 1 đến 12 (bảng 3.2):

Tiêu chí đánh giá, kết quả thực hiện, nguyên nhân thành công và thất bại, tiếp tục thực hiện hay không thực hiện, các yếu tố mới xuất hiện, các điều kiện và hỗ trợ trong thời gian tiếp theo.

UBND Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, Ban, ngành, địa phương, khu công nghiệp có liên quan, các cơ quan đơn vị phối hợp bên ngoài

9. Đánh giá theo cơ quan thực hiện biện pháp

Tiêu chí đánh giá, kết quả thực hiện, nguyên nhân thành công và thất bại, tiếp tục thực hiện hay không thực hiện, các yếu tố mới xuất hiện, hình thức giao việc trong thời gian tới, các điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 55 -58 )

×