II, Giải pháp thu hút vốn FDI vào Hà Nộ
2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thu hút FD
Mỗi địa phương đều có tổ chức xúc tiến đầu tư riêng, ở Hà Nội có trung tâm xúc tiến đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội chính là cơ quan phụ trách thông tin về xúc tiến đầu tư. Cơ quan này là đầu não vạch kế hoạch chiến lược thu hút FDI, chịu trách nhiệm tập hợp những đối tác có năng lực trong hoạt động xúc tiến, các nguồn thông tin hiện tại, cơ sở pháp lý, chuyên gia và nhà tư vấn trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng như tin tức cập nhật về Hà Nội. Tất cả những vấn đề này cần được cung cấp cho các cơ quan và tổ chức khác cùng hoạt động xúc tiến, tạo ra sự lưu thông thông tin nhiều chiều giữa các cơ quan hoạt động liên quan.
Trung tâm xúc tiến đầu tư cần xây dựng mạng lưới hoạt động tại các quốc gia mục tiêu. Các cơ sở xúc tiến ở nước ngoài sẽ chịu sự điều phối của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Những cơ sở này đảm nhiệm thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm: Xây dựng mối quan hệ với hãng truyền thông, phát hành đều đặn thông cáo báo chí, giới thiệu về địa điểm kinh tế Hà Nội, chuẩn bị chuyến đi của phái đoàn Việt Nam sang nước sở tại, xây dựng và củng cố các mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề, phòng Công nghiệp và Thương mại, công ty hỗ trợ kinh tế và cơ quan trung gian khác như ngân hàng và nhà tư vấn cũng như trực tiếp với doanh nghiệp tích cực có chuyến thăm và có thể tham gia tại các cuộc tổ chức thông tin về Châu Á và những hội chợ chuyên ngành quan trọng. Văn phòng này đóng vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp nước sở tại muốn làm việc với doanh nghiệp Hà Nội và ngược lại. Việc xây dựng và quản lý mạng lưới hoạt động nêu trên, cũng như bảo đảm cho hoạt động xúc tiến có hiệu quả cần cử đại diện am hiểu về quốc gia sở tại, có thể xây dựng một đại diện lâu dài hoặc tạm thời làm việc luân phiên tại nước ngoài với văn phòng riêng cho hoạt động xúc tiến hoặc giao nhiệm vụ cho một cơ quan nước ngoài hoặc một công ty tư vấn (điểm này có lợi là doanh nghiệp nước sở tại có thể hiểu rất rõ mọi điều hơn là đại diện Hà Nội thường trú và họ có thể tận dụng mối quan hệ sẵn có).
Bên cạnh đó, cán bộ làm việc trong bộ phận trực tiếp liên quan đến hoạt động thúc đẩy FDI nhất thiết phải biết ngoại ngữ, hiểu biết về nền kinh tế thị trường, hiểu biết về các quốc gia và kinh nghiệm ở nước ngoài, có kinh nghiệm tiếp thị hoặc xúc tiến. Hiện tại đào tạo và tái đào tạo đội ngũ chuyên trách này rất cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành
viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì công tác này đặc biệt quan trọng. Về dài hạn, chính quyền Thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo để xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. Sử dụng người nước ngoài từ các thị trường mục tiêu làm chuyên gia tư vấn cũng đem lại nhiều ưu thế. Họ hiểu biết về chính văn hóa bản địa, lối sống, tập quán kinh doanh,..
Trước khi xúc tiến đầu tư, cần tạo ra được một hình ảnh Hà Nội thật ấn tượng, một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư. Việc thiết kế hình ảnh cần được làm bởi một công ty quảng cáo chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Thiết kế và tạo dựng hình ảnh là công việc khó khăn, có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động thu hút FDI nói riêng cũng như phát triển kinh tế nói chung của Thành phố. Hình ảnh phải ấn tượng, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu đầu tư, phải làm nổi bật ba tiêu chí: lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài có được khi họ đầu tư trên địa bàn Thành phố, sự trợ giúp hiệu quả từ phía chính quyền Thành phố, những ưu thế nổi bật của Hà Nội so với địa phương khác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý. Về dài hạn, muốn lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng và giữ chân nhà đầu tư hiện tại chính quyền Thành phố cần thực hiện cải cách hành chính công thực sự hiểu quả như những tiêu chí này. Lợi nhuận là động lực chính thúc đẩy mọi nhà đầu tư, khi đặt lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài lên hàng đầu thì sẽ có tác động tích cực, gây ấn tượng mạnh đến nhu cầu tìm hiểu môi trường đầu tư ở Hà Nội, điều quan trọng là phải chỉ ra đây là nguồn lợi ích lâu dài, bền vững. Nêu bật vị trí địa lý Hà Nội: “Hà Nội-Thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, sẽ được nhà đầu tư đánh giá là vùng đất có vị trí quan trọng, ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí nhà đầu tư, sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh, nhiều nhà đầu tư sẽ quan tâm đến ưu thế này. Thêm vào đó, việc làm nổi bật sự trợ giúp hiệu quả từ phía chính quyền hàm ý một chính quyền năng động, hướng đến phục vụ doanh nghiệp, thủ tục hành chính được cải cách theo cơ chế một cửa, tại chỗ góp phần tạo ra sự đơn giản và minh bạch thủ tục hành chính với cơ chế quản lý thông thoáng hơn.
Và để nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư cần có sự kết hợp thực hiện tốt các cách xúc tiến sau:
Bảng 3.2: Các cách xúc tiến thu hút đầu tư
1. Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông chung.
2. Tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư.
3. Quảng cáo trên các phương tiện tuyên truyền riêng của ngành hay khu vực.
4. Các đoàn khảo sát tới nước, vùng, địa phương có nguồn đầu tư và ngược lại.
5. Hội thảo thông tin chung về cơ hội đầu tư.
6. Tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc qua thư tín.
7. Phái đoàn tham quan riêng về ngành hoặc khu vực từ nước, vùng, địa phương đầu tư sang nơi có ý định đầu tư và ngược lại.
8. Hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thể.
9. Tham gia nghiên cứu những công ty cụ thể.
10. Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư.
11. Xem xét giải quyết các đơn xin đầu tư và giấy phép đầu tư.
12. Cung cấp các dịch vụ sau đầu tư.
Khi quảng cáo cần quan tâm đến tài liệu thông tin quảng cáo, đây là ấn phẩm quảng cáo, được phát miễn phí, cần thu hút được sự chú ý cũng như khái quát thông tin. Thông tin phải tổng hợp nét đặc thù, nổi bật và những lợi thế quan trọng nhất cho một thoáng nhìn với sự trình bày phù hợp, bắt mắt để đánh thức mối quan tâm, tò mò đi sâu hơn nữa vào môi trường đầu tư Hà Nội. Việc cung cấp địa chỉ liên hệ cho những thông tin là rất cần thiết. Những thông tin ban đầu không nên quá chi tiết mà chỉ tóm lược những nét quan trọng nhất. Sử dụng đĩa CD, DVD sẽ có đủ dung lượng để lưu trữ các thông tin chi tiết. Thông tin chi tiết về địa điểm kinh tế Hà Nội cần trình bày mạch lạc và đơn giản. Nội dung chính nên gồm: Quy trình cấp phép đầu tư, cơ quan cấp phép đầu tư, thông tin về từng khu, cụm điểm công nghiệp, danh sách địa chỉ những nơi cung cấp thông tin và các doanh nghiệp tư vấn, hệ thống thuế các chương trình thu hút đầu tư ưu đãi, các quy định của pháp luật, các nghiên cứu thị trường đang có, sự trợ giúp của chính quyền như thế nào khi doanh nghiệp gặp khó khăn khi phát sinh cần giải quyết, cơ quan nào sẽ giải quyết, thành công của các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn...Tài liệu này cần trình bày có tính chuyên nghiệp với thiết kế kiểu cách phù hợp, sử dụng song ngữ Anh-Việt. Ngoài những ưu điểm được nêu thì những nhược điểm cũng phải được đề cập. Điều này giúp nâng cao độ tin cậy và tránh khỏi những thất vọng của nhà đầu tư. Việc biên soạn nội dung tài liệu cần được thực hiện bởi một công ty tiếp thị chuyên nghiệp, soạn thảo bằng ngôn ngữ kinh tế.
Không những vậy, trước khi xây dựng tài liệu thì bắt buộc phải biết rõ nhóm mục tiêu nào nên tiếp cận và nhu cầu thông tin của nhóm đó. Những tài liệu này phải được gửi tới tay người nhận. Phương thức phát hành tài liệu có thể là: Phân phát tại cuộc hội thảo, triển lãm về thu hút FDI, những cuộc gặp mặt nhà đầu tư, họp báo chí với các cơ quan thông tấn trong và ngoài nước, gửi thư điện tử, để trên website trang thông tin điện tử Hà Nội mà người đọc có thể tải về,…
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động để tạo dựng chính xác hình ảnh một Thành phố Hà Nội thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư là công việc của từng ngành, từng địa phương… Cùng với việc xây dựng kế hoạch kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng cần xây dựng các dự án cụ thể và có biện pháp bố trí đối tác, cán bộ giải pháp tài chính. Mặt khác, cần nghiên cứu thành lập các tổ chức tư vấn đầu tư chuyên ngành ở từng địa phương để tư vấn các dịch vụ triển khai dự án khi được cấp giấy phép đầu tư tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư.
Nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp năng động, hiệu quả của các trung tâm xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến du lịch của Thành phố. Có kế hoạch xúc tiến hướng vào thị trường và sản phẩm cụ thể, lấy đối tượng khách hàng là doanh nghiệp làm trọng tâm. Tăng cường liên kết, phối kết hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch của Thành phố với các hiệp hội ngành hàng, tổ chức quốc gia và quốc tế (VCCI, …), thương vụ Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan truyền thông đại chúng và doanh nghiệp. Phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trong cả nước, các tổ chức xúc tiến đầu tư thương mại du lịch của các nước trong khu vực và quốc tế, tổ chức các hội chợ thương mại kết hợp với hội chợ du lịch, xúc tiến đầu tư.
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xúc tiến thương mại: kho ngoại quan, hạ tầng công nghệ thông tin để xử lý thông tin thương mại, phục vụ giao dịch trực tuyến…Tập trung xây dựng các trung tâm hội chợ triển lãm, hội nghị quốc tế chuyên nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại, gắn liền với các khu dịch vụ phụ trợ khác. Các sở, ngành cùng một tờ báo của Thành phố triển khai thực hiện chuyên trang, nhằm hỗ trợ thông tin về kế hoạch xúc tiến quảng bá thương mại – dịch vụ- đầu tư cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở quy hoạch ngành, sản phẩm, lãnh thổ, danh mục dự án ưu tiên, khuyến khích, kêu gọi đầu tư đã được chuẩn bị kỹ; các Sở, Ban, Ngành cần chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty và nhà đầu tư có tiềm năng. Chú ý xúc tiến mạnh mẽ vào các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, lĩnh vực xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản. Công tác vận động xúc tiến đầu tư cần được đổi mới cơ bản về nội dung và phương thức thực hiện. Trước hết, cần xác định xúc tiến đầu tư cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành; đồng thời thành lập bộ phận chuyên trách xúc tiến đầu tư của ngành. Đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, Thành phố cần bố trí một phần thỏa đáng kinh phí cho công tác xúc tiến đầu tư. Cần có quan hệ chặt chẽ với các tham tán thương mại của Đại sứ quán nước ta ở nước ngoài thông qua Bộ Ngoại giao để xây dựng được mạng lưới thông tin kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và kiểm tra nắm chắc các đối tác nước ngoài và có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với nhà đầu tư trá hình, lừa đảo có ý đồ xấu, phá hoại kinh tế - chính trị của Thành phố.
3. Nâng cao và hoàn thiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ thu hút FDI
Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật không chỉ là điều kiện cần để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư triển khai dự án và các kế hoạch đầu tư của mình, mà đó còn là cơ hội để nước ta tăng thu hút vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật. Thành phố cần có vai trò chủ yếu và chủ động trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng vì đầu tư vào kết cấu hạ tầng hết sức tốn kém, yêu cầu vốn lớn, thu hồi vốn chậm. Cần đặc biệt coi trọng việc nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng như mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống điện, cấp nước, đường giao thông, sân bay, bến cảng, kho tàng, bến bãi, xử lý chất thải và vệ sinh môi trường. Trước mắt cần tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật năm khu vực đô thị vệ tinh, tạo đòn bẩy tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế Thành phố và dân số sẽ bớt tập trung ở khu vực nội thành thủ đô.
Bên cạnh đó, quy hoạch các dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư nước ngoài nói riêng phải đảm bảo các nguyên tắc: phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đảm bảo sự liên kết trong phát triển kinh tế giữa các Quận, huyện thông qua
các trục đường phát triển kinh tế và khai thác giá trị từ quỹ đất hai bên đường; gắn với quy hoạch ngành, lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch các vùng nguyên liệu.
-Trong quy hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần chú ý xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp cơ bản. Quy hoạch từ một đến hai khu công nghiệp, có quy mô mỗi khu khoảng 1000-1500ha dành riêng cho thu hút FDI hoặc dành riêng cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ có đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng. Các khu công nghiệp có quy mô lớn như trên nên quy hoạch và xây dựng nằm dọc trục đường phát triển kinh tế phía nam Thành phố như địa bàn huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức. Đây là những địa phương có vị trí chiến lược thuận lợi cho lưu thông hàng hóa theo đường bộ (đường Hồ Chí Minh) và đường biển (cảng Hải Phòng) đồng thời là những địa bàn có lợi thế độ dốc về địa hình sẽ giảm bớt chi phí đầu tư trong lĩnh vực cấp, thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, tiến hành mời gọi các tập đoàn, công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia…vào đầu tư kinh doanh hạ tầng để khai thác các khu công nghiệp trên.
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành Quy chế quản lý khu công nghiệp dành riêng cho đầu tư nước ngoài, trong đó cần nghiên cứu xây dựng các quy định về hàng rào kỹ thuật ngay từ khi lập quy hoạch có liên quan đến việc xem xét tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp dành riêng cho FDI, xác định rõ hướng ưu tiên về đối tác đầu tư, vùng và lĩnh vực