0
Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Chính sách khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 43 -45 )

II, Giải pháp thu hút vốn FDI vào Hà Nộ

e, Chính sách khoa học và công nghệ

Để đạt được mục tiêu thu hút công nghệ hiện đại trong thời gian tới, điều đầu tiên cần phải thực hiện là xây dựng một chính sách thu hút công nghệ hữu hiệu. Chính sách này phải chỉ ra được lộ trình dài hạn cho việc thu hút công nghệ nước ngoài với các biện pháp và công cụ khác nhau, đặc biệt là việc xây dựng các chính sách thu hút công nghệ hợp lý với điều kiện của Việt Nam. Cần coi trọng việc hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ sạch ở những vùng

thích hợp trong nước với hệ thống quy chế rõ ràng, tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các loại máy móc, thiết bị đưa vào góp vốn đầu tư hoặc nhập khẩu từ nước ngoài cần phải thực hiện việc giám định chất lượng và giá cả một cách nghiêm minh theo các quy định của pháp luật để tránh tình trạng nhập khẩu hoặc chuyển giao thiết bị, máy móc lạc hậu với giá cả cao. Bên cạnh đó, thúc đẩy việc hình thành thị trường khoa học và công nghệ, đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp nói chung và nguyên vật liệu đầu vào phục vụ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng.

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ, nghiên cứu mô hình liên kết hiệu quả giữa các trường, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu, triển khai và chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, sớm xây dựng cơ sở vật chất nghiên cứu khoa học, hạ tầng cung cấp, trao đổi mua bán thông tin và công nghệ trên địa bàn. Tổ chức và tham dự định kỳ các chợ thiết bị và công nghệ tại Hà Nội và các tỉnh, đồng thời xây dựng phát triển chợ công nghệ ảo trên mạng.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò của việc đổi mới kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Phối hợp với các bộ, ngành, Trung ương, các tổ chức, hiệp hội ngành nghề để thúc đẩy triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo quyết định số 68/2005/QĐ-TTg ngày 04/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng hệ thống quản lý quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký chất lượng, nhãn mác, in mã số, mã vạch sản phẩm. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ đào tạo các doanh nghiệp về xây dựng, khai thác phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ; ưu tiên các doanh nghiệp có sản phẩm chiến lược.

Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO, TQM…). Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành; ứng dụng hệ thống quản lý theo mục tiêu; nghiên cứu, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và các phương pháp quản lý tiên tiến..

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002 2012 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (Trang 43 -45 )

×