Tăng cường quản lý tiền mặt và khả năng thanh toán của Công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại tân hà (Trang 61 - 62)

Ban giám đốc Giám đốc

3.2.2.Tăng cường quản lý tiền mặt và khả năng thanh toán của Công ty.

* Cơ sở lý luận:

Trong các doanh nghiệp vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng) là yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng thanh toán tương ứng quy mô kinh doanh nhất định.

Tiền và các khoản tương đường tiền mà cao thì hệ số khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán hiện thời sẽ cao, nghĩa là Công ty có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngược lại nếu hệ số khả năng thanh toán mà thấp thể hiện khả năng trả nợ của Công ty là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà công ty có thể gặp phải trong việc trả nợ.

* Cơ sở thực tiễn

Công tác quản lý vốn bằng tiền của Công ty năm 2011 chưa đạt nhiều hiệu quả.

Các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều giảm vào cuối năm, nnhìn chung các hệ số này vẫn còn thấp dễ gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán công nợ, cơ cấu giữa quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chưa hợp lý.Công ty nên có kế hoạch dự trữ tiền mặt hợp lý,việc thanh toán của công ty chủ yếu là qua các ngân hàng còn tiền mặt thường để phục vụ các khoản chi tạm ứng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có việc đột xuất….

* Nội dung phương pháp:

• Công ty cần xác định mức dữ trữ ngân quỹ hợp lý, có thể theo phương

pháp thống kê kinh nghiệm hay phương pháp chi phí tối thiểu. Công ty cần dự đoán và quản lý các nguồn nhập, xuất quỹ tốt. Cuối tháng kế toán thanh toán và thủ quỹ phải đối chiếu sổ sách, giấy tờ về tình hình thu chi trong tháng.

• Trong hoạt động quản lý của mình, công ty cần thiết phải lập báo cáo

lưu chuyển tiền tệ để có thể biết được các nguồn tiền cũng như sử dụng tiền như thế nào. Từ đó, công ty có thể dự đoán nhu cầu tiền trong thời gian tới và xác định được lượng tiền tối thiểu cần phải duy trì, đáp ứng cho các tình huống có thể xảy ra, từ đó nâng cao tính tự chủ về Tài chính, chớp các cơ hội đầu tư tốt, đảm bảo khả năng thanh toán.

• Công ty cần xác định vồn bằng tiền thừa thiếu trong kỳ để từ đó xác

định được lượng tiền cần thiết trong kỳ tới. Vốn bằng tiền = Số dư vốn bằng tiền cuối kỳ - Số dư vốn bằng tiền cần thiết

• Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm quá trình chi tiền, dự đoán

được thời gian chi trả.

• Công ty cần có kế hoạch cân đối các khoản thu chi bằng tiền mặt, xây

dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi

• Cần quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng tiền mặt. Xác định rõ đối

tượng tạm ứng, các trường hợp tạm ứng, mức độ tạm ứng và thời gian tạm ứng…

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cp đầu tư xây dựng và thương mại tân hà (Trang 61 - 62)