Kết quả mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai dk 8868 tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 75 - 78)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.Kết quả mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn

(mật độ 5,7 cây/m2

và lượng phân bón là 160N + 80P2O5 + 70K2O + 10 tấn phân chuồng cho 1 ha/vụ) cho năng suất cao nhất, một số chỉ tiêu về chiều cao, số lá, chiều cao đóng bắp, khả năng chống chịu nằm trong khoảng dao động cao khi phân tích đáp ứng các yêu cầu chung trong nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật. Từ những kết quả nghiên cứu được thực hiện trong vụ hè thu năm 2012 chúng tôi lựa chọn công thức M3P3 để xây dựng mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Cũng trong vụ xuân năm 2013 tiếp tục có nghiên cứu lặp lại vụ hè thu năm 2012.

3.2. Kết quả mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Yên, tỉnh Yên Bái

Sau kết quả nghiên cứu về mật độ thích hợp, lượng phân đạm thích hợp cho giống ngô lai DK 8868 tại Trấn Yên, chúng tôi xây dựng mô hình trình diễn trên diện tích 1.000 m2

áp dụng mật độ 5,7 cây/m2 và lượng phân bón là 160N + 80P2O5 + 70K2O + 10 tấn phân chuồng cho 1 ha/vụ.

Mô hình trình diễn được thực hiện trên 5 hộ dân thuộc xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Mỗi hộ dân bố trí diện tích 300 m2, trên đất so bãi của gia đình, tổng diện tích cho 5 hộ xây dựng mô hình trình diễn là 1.500 m2.

Song song với việc xây dựng mô hình trình diễn, tiến hành theo dõi mô hình trồng ngô theo cách của người dân tại cùng thời điểm, cùng diện tích, cùng trên dải đất. Sau quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả về một số chỉ tiêu cụ thể ở bảng 3.9

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua bảng 3.9 thấy rằng ở mô hình trình diễn áp dụng theo mật độ 5,7 cây/m2 và lượng phân bón là 160N + 80P2O5 + 70K2O + 10 tấn phân chuồng cho 1 ha/vụ, một số chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất khi so sánh với công thức M3P3 vụ xuân năm 2013 và mô hình theo nông dân đã cho kết quả tương đối rõ rệt, cụ thể:

Thời gian sinh trưởng và phát triển không có sự chênh lệch, dao động từ 111-112 ngày. Chiều cao cây trung bình mô hình trình diễn là 138,4 cm, mô hình theo nông dân là 230,0 cm, đối với công thức M3P3 vụ xuân năm 2013 là 238,0 cm.

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng và năng suất của giống ngô lai 8868 ở mô hình trình diễn trong vụ xuân năm 2013

(có so sánh với công thức M3P3 vụ X.13 và mô hình theo nông dân vụ X.13)

Mô hình Chỉ tiêu Trình diễn X13 Theo nông dân (X13) TN X13 (M3P3)

Thời gian STPT (ngày) 112 111 112

Chiều cao cây (cm) 238,4 230,0 238,0

Chiều cao đóng bắp (cm) 119,0 117,6 119,9

Tổng số lá (lá/cây) 17,9 17,8 18,0

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) 93,4 62,3 96,5 Năng suất thực thu (tạ/ha) 81,3 52,9 83,0 So sánh NSTT với mô hình

trình diễn X13 (%) 100 65,1 102,1

Chiều cao đóng bắp của các mô hình dao động từ 17,6 cm đến là 119,9 cm, trong đó mô hình trình diễn là 119,0 cm, mô hình theo nông dân là 17,6 cm, cao nhất là công thức M3P3 trong vụ xuân năm 2013 đạt 119,9 cm. Nói chung ít có sự chênh lệch về chiều cao đóng bắp giữa các mô hình.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng số lá của các mô hình dao động từ 17,8 lá/cây đến 18,0 lá/cây. Trong đó mô hình trình diễn là: 17,9 lá, mô hình theo nông dân là 17,8 lá, công thức thí nghiệm M3P3 vụ xuân năm 2013 là 18,0 lá/cây. Đối với chỉ tiêu này cũng không có sự chênh lệch đáng kể.

Năng suất là chỉ tiêu rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người dân, qua theo dõi thấy rằng: Năng suất lý thuyết mô hình trình diễn là 93,4 tạ/ha, mô hình theo nông dân đạt 62,3 tạ/ha thấp hơn nhiều so với các mô hình tại cùng thời điểm theo dõi. Năng suất thực thu mô hình trình diễn đạt 81,3 tạ/ha, mô hình theo nông dân là 52,9 tạ/ha, công thức thí nghiệm là 83,0 tạ/ha. Khi so sánh năng suất của các mô hình thấy rằng, mô hình theo nông dân có năng suất thấp hơn nhiều so với các mô hình thâm canh và thí nghiệm, nếu so sánh với mô hình trình diễn thì mô hình theo nông dân chỉ đạt 65,1 %, công thức thí nghiệm M3P3 vụ xuân 2013 đạt 102,1%. Theo đánh giá có nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất giống ngô lai DK 8868 theo canh tác của nông dân thấp hơn so với mô hình trình diễn, trong đó có việc xác định mật độ khi trồng ngô của người dân thường thưa, trung bình chỉ 5,2 cây/m2

(70 cm x 27 cm), lượng phân bón thấp hơn, thời gian bón chưa thật sự hợp lý, có thể sớm hoặc muộn hơn so với mô hình trình diễn, vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại cũng chưa được phòng trừ thường xuyên, kịp thời....chính vì vậy, năng suất ngô thu được thấp hơn nhiều so với các mô hình trình diễn và công thức M3P3 trong vụ xuân năm 2013.

Qua kết quả mô hình trình diễn càng chứng tỏ với giống ngô lai DK 8868 trồng trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái thì mật độ hợp lý là 5,7 cây/m2 và lượng phân bón tương ứng là 160N + 80P2O5 + 70K2O + 10 tấn phân chuồng cho 1 ha/vụ là phù hợp nhất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai dk 8868 tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 75 - 78)