4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất ngô của huyện
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Trấn Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ chạy qua nên rất thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi các thông tin, trao đổi hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. Huyện có 22 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã vùng cao, với 1 xã vùng đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện có 83.979 người, trong đó: khu vực nông thôn chiếm 93,7%, khu vực thành thị chiếm 6,22%. Số người trong độ tuổi lao động 49.882 người. Dân tộc Kinh chiếm 65%, Tày chiếm 20,3%, Dao chiếm 7,8%, Mường chiếm 2,5%, HMông chiếm 2,5%, Cao Lan 1,2%, dân tộc khác chiếm 3,2%.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 62.857,99 ha (năm 2012) chiếm 9,13%
diện tích toàn tỉnh Yên Bái, trong đó:
- Đất Nông nghiệp là: 58.256,30 ha chiếm 92,7% diện tích đất tự nhiên của huyện;
+ Đất sản xuất nông nghiệp có 10.431,80 ha, chiếm 17,9 % diện tích đất nông nghiệp;
+ Đất lâm nghiệp có 47.579,91 ha, chiếm 81,7 % diện tích đất nông nghiệp, trong đó: Đất rừng sản xuất 37.071,84 ha, Đất rừng phòng hộ 10.508,07 ha;
+ Đất nuôi trồng thủy sản có 250,50 ha chiếm 0,4 % diện tích đất nông nghiệp;
- Đất chưa sử dụng và đất phi nông nghiệp là: 4.601,69 ha, chiếm 7,3 % diện tích đất tự nhiên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong những năm vừa qua sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng của huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, đã hình thành vùng sản xuất ngô hàng hóa (diện tích trên 1.000 ha), tập trung chủ yếu vào một số số ven sông Hồng, sản lượng gần 3.000 tấn.
Mặc dù huyện đã có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ và chỉ đạo phát triển sản xuất ngô, song năng suất ngô trên địa bàn huyện hiện tại còn thấp, năng suất bình quân mới chỉ đạt 74,8 % năng suất ngô của cả nước và bằng 92,1% năng suất ngô của các tỉnh miền núi phía Bắc. Một trong những nguyên nhân chính khiến năng suất, sản lượng ngô của toàn huyện thuộc nhóm thấp phải kể đến là nhiều diện tích trồng ngô người dân chưa quan tâm đầu tư đồng bộ. Trong canh tác vẫn còn mang nặng tính truyền thống chưa chú trọng áp dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trồng thưa, bón phân không cân đối.
Vì vậy, để đưa năng suất ngô của huyện Trấn Yên bắt kịp các tỉnh thành trong khu vực và đạt năng suất bình quân Việt Nam nói chung và của thế giới nói riêng, cũng như đưa năng suất ngô bình quân của toàn huyện lên 32 tạ/ha vào năm 2015 và 33 tạ/ha vào năm 2020 theo Nghị quyết huyện Đảng bộ Trấn Yên lần thứ XX nhiệm kỳ 2010 - 2015, cần mở rộng diện tích ngô lai một cách hợp lý, đồng thời xây dựng kế hoạch chỉ đạo tăng cường đầu tư thâm canh đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, song song với giống tốt phải chú trọng xác định được những biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
- Tình hình sản xuất ngô của huyện Trấn Yên
Qua bảng 1.2 cho thấy diện tích ngô toàn tỉnh đều tăng dân qua các năm và tăng mạnh trong 2 đến 3 năm trở lại đây. Điều đó khẳng định cây ngô là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cho người dân tại tỉnh Yên Bái. Với diện tích và sản lượng tăng mạnh trong năm 2012
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đã phản ánh tư duy, nhận thức trong việc lựa chọn giống tiến bộ và áp dụng biện pháp kỹ thuật mới của người dân trồng ngô.
Tuy nhiên qua bảng 1.3 kết quả sản xuất ngô của huyện Trấn Yên chúng ta lại thấy:
+ Diện tích gieo trồng: Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng cây ngô là 1.614 ha, năm 2011 đạt 1.818 ha và năm 2012 chỉ đạt 660 ha.
Diện tích ngô năm 2012 giảm rất nhiêu so với các năm trước cụ thể: giảm 954 ha so với năm 2005, giảm 261 ha so với năm 2009 và giảm 1.158 ha so với năm 2011. Nguyên nhân dẫn đến diện tích, sản lượng ngô giảm mạnh qua điều tra thu thấp chúng tôi thấy một số nguyên nhân chính sau:
- Huyện Trấn Yên trong năm 2012 không xây dựng kế hoạch sản xuất ngô đông.
Bảng 1.3: Kết quả sản xuất ngô của huyện Trấn Yên từ năm 2005-2012
Năm sản xuất Kết quả thực hiện Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) Năm 2005 1.614,0 24,11 3.891,0 Năm 2009 921,0 29,80 2.744,0 Năm 2010 1.247,0 29,45 3.672,0 Năm 2011 1.818,0 27,70 5.036,0 Năm 2012 660,0 32,04 2.114,0 Tăng giảm 2012/2005 (+,-) - 954,0 + 7,90 - 1.777,0 Tăng giảm 2012/2009 (+,-) - 261,0 + 2,20 - 630,0 Tăng giảm 2012/2011 (+,-) 1.158,0 + 4,34 - 2.922,0
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Do huyện có tuyến đường Hà Nội - Lào Cai đi qua nên nhiều diện tích trồng ngô nằm trong diện giải phóng mặt bằng.
- Huyện Trấn Yên trong năm 2012 theo chủ trương xây dựng nông thôn mới đã tập trung chỉ đạo xây dựng làng nghề. Trong đó chú trọng xây dựng làng nghề truyền thống sản xuất miến dong, nên nhiều diện tích soi bãi trước đây trồng ngô đã được dành cho trồng dong diềng. Là huyện có nhiều xã nằm sát với thành phố, để nâng cao giá trị sản xuất và tạo thành vùng chuyên canh, nhiều diện tích trồng ngô trước đây đã được chuyển đổi sang sản xuất rau mầu (nhất là vụ đông).
1.6. Cơ sở khoa học xây dựng liều lƣợng phân bón
Để có cơ sở, số liệu chính xác nhằm xây dựng các công thức về mật độ và lượng phân đạm cho đất soi bãi, chúng tôi đã tiến hành lấy mẫu đất và phân tích 1 số chỉ tiêu về đất vào tháng 5/2012 (trước khi triển khai xây dựng thí nghiệm vụ hè thu năm 2012). Qua kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng (tại phụ lục kết quả phân tích 1 số chỉ tiêu về đất soi bãi) các mẫu đất được lấy tại 3 vùng: phía trên, giữa và cuối của diện tích đất soi bãi dọc bờ sông Hồng của huyện Trấn Yên. Căn cứu vào thang đánh giá mức độ, hàm lượng, tỷ lệ phân đạm, lân, kali có trong đất:
- N (%): < 0.1 Nghèo; 0.1- 0.2 TB; > 0.2 giàu.
- P2O5 (%) - lân tổng số: < 0.06 Nghèo; 0.06-0.1: TB; > 0.1 giầu. - P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất): < 5 nghèo; 5-10 TB; > 10 giầu. - K2O tổng số (%): < 1 Nghèo; 1-2 TB; > 2 giầu.
- K2O dễ tiêu (mg/100g đất): < 10 nghèo; 10-20: TB; > 20 giàu.
Chúng tôi thấy 12/15 mẫu đều có lượng đạm ở mức nghèo < 0,1% chỉ có 3/15 mẫu có lượng đạm ở mức trung bình 0,11 và 0,12% (mẫu 7, 8 và 12). Hàm lượng lân và kali của các mẫu đều ở mức trung bình trở lên, trong đó lân có 6/15 mẫu ở mức trung bình còn lại 9/15 mẫu ở mức giầu. Kali có 15/15 mẫu có hàn lượng ở mức trung bình.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Từ kết quả phân tích, căn cứ vào liều lượng phân bón theo quy trình của nhà khuyến cáo chúng tôi tập trung nghiên cứu về đạm (liều lượng cụ thể
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Địa điểm: xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái + Thời gian: vụ hè thu 2012 và vụ xuân 2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật về mật độ và lượng phân đạm phù hợp cho giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ đạm phù hợp cho giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ Xuân năm 2013 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- Thí nghiệm về các loại mật độ và lượng phân đạm khác nhau cho giống ngô lai DK 8868 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái;
2.2.2. Nội dung 2: Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp đã lựa chọn từ nghiên cứu trong vụ hè thu năm 2012 cho giống ngô DK 8868 tại huyện Trấn Yên, Yên Bái.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện nghiên cứu
2.3.1.1. Nội dung 1: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật về mật độ và lượng phân đạm cho giống ngô lai DK 8868 trong vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
* Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức về mật
độ, 4 công thức về tổ hợp phân bón (4 mức đạm khác nhau trên nền phân bón giống nhau), 3 lần nhắc lại, tổng số 48 ô thí nghiệm, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 14 m2 (5 x 2,8 m), khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1m.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng diện tích thí nghiệm 672 m2 chưa tính dải bảo vệ. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split-plot design). Tổng diện tích toàn thí nghiệm là 1.000 m2/1 vụ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sơ đồ bố trí thí nghiệm Vụ hè thu năm 2012 a: dải bảo vệ a a M1P1 M2P3 M3P4 M4P2 M2P2 M1P3 M4P4 M3P1 M3P4 M4P1 M1P2 M2P3 M1P3 M2P2 M3P1 M4P3 M2P3 M1P4 M4P1 M3P2 M3P2 M4P3 M1P4 M2P1 M1P2 M2P4 M3P3 M4P1 M2P4 M1P1 M4P2 M3P3 M3P1 M4P2 M1P3 M2P4 M1P4 M2P1 M3P2 M4P4 M2P1 M1P2 M4P3 M3P4 M3P3 M4P4 M1P1 M2P2 I II III a: dải bảo vệ Vụ Xuân năm 2013 a: dải bảo vệ a a M3P4 M2P3 M1P1 M4P2 M2P2 M3P1 M4P4 M1P3 M4P1 M3P4 M1P2 M2P3 M3P1 M2P2 M1P3 M4P4 M2P3 M3P2 M4P1 M1P4 M4P3 M3P2 M1P4 M2P1 M3P3 M2P4 M1P2 M4P1 M2P4 M3P3 M4P2 M1P1 M4P2 M3P1 M1P3 M2P4 M3P2 M2P1 M1P4 M4P3 M2P1 M3P4 M4P3 M1P2 M4P4 M3P3 M1P1 M2P2 I II III a: dải bảo vệ * Ghi chú: + a: Giải bảo vệ
+ I, II, III: Các lần nhắc lại
+ Về mật độ, bố trí các loại mật độ khác nhau (số liệu làm tròn)
- M1: mật độ 71.000 cây/ha (70 x 20cm) Đối chứng (theo khuyến cáo của tác giả) - M2: mật độ 62.000 cây/ha (70 x 23cm)
- M3: mật độ 57.000 cây/ha (70 x 25cm) - M4: mật độ 52.000 cây/ha (70 x 27cm)
Căn cứ vào hàm lượng chất dinh dưỡng trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái qua lấy mẫu vào tháng 5/2012 và kết quả phân tích của Viện
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nông hóa Thổ Nhưỡng trình bày tại phụ lục. Chúng tôi xây dựng các công thức phân bón với mục tiêu nghiên cứu chủ yếu về liều lượng đạm như sau:
+ Về phân bón, bố trí lượng phân bón khác nhau:
- P1: Lượng phân phân đạm ở mức: 120N
- P2: Lượng phân phân đạm ở mức: 140N (Đ/C) (khuyến cáo của tác giả sản xuất giống).
- P3: Lượng phân phân đạm ở mức: 160N - P4: Lượng phân phân đạm ở mức: 180N
Nền phân bón được sử dụng với lượng 10 tấn PC + 80 P2O5 + 70 K2O. Đây là nền chung cho tất cả các công thức và được áp dụng dựa trên khuyến cáo theo quy trình của đơn vị cung cấp giống ngô DK 8868.
* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Căn cứ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô QCVN 01-56: 2011/BNNPTNTcủa Bộ Nông nghiệp và PTNT.
1. Ngày gieo (ngày): Ngày bắt đầu gieo hạt.
2. Ngày mọc (Ngày): Ngày có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông) - Quan sát toàn bộ cây/ô.
3. Ngày trổ cờ (Ngày): Ngày có trên 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính - Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.
4. Ngày phun râ
3cm - Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.
5. Ngày chín (Ngày): Ngày có trên 75% cây có lá bi khô hoặc chân hạt có chấm đen - Quan sát và đếm 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.
6. Chiều cao cây (Cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.
7. Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến đốt đóng bắp trên cùng (bắp thứ nhất) của 10 cây ở 2 hàng giữa của mỗi ô.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9. Chiều dài bắp (Cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.
10. Đường kính bắp (Cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu. Đo phần giữa bắp.
11. Số hàng hạt/bắp (Hàng): Đếm số hàng hạt ở giữa bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có >5 hạt.
12. Số hạt/hàng (Hạt): Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.
13. Khối lượng 1000 hạt (Gam): Thực hiện theo phương pháp kiểm nghiệm hiện hành.
14. Năng suất hạt khô (Tạ/ha):
- Thu và đánh dấu các bắp thứ 2 để theo dõi các chỉ tiêu 9, 10, 11, 12, 13 và 14. Cân khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu.
- Thu và cân toàn bộ số bắp còn lại ở 2 hàng giữa (thứ 2 và thứ 3) của mỗi ô, sau đó cộng thêm khối lượng bắp tươi của 10 cây mẫu ở trên để tính khối lượng bắp tươi/ô.
+ Tính năng suất: Gộp chung và cân khối lượng bắp tươi của 3 lần nhắc (30 cây) vào 1 túi, tách hạt và phơi khô đến độ ẩm 14%. Cân khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu và tính năng suất hạt khô theo công thức:
P1 P2
NS (tạ/ha)= --- x --- x 103 m2 S0 P3
P1: Khối lượng bắp tươi của hàng thứ 2 và hàng thứ 3 ở mỗi ô. S0: Diện tích hàng ngô thứ 2 và hàng thứ 3 thu hoạch (7m2
). P2: Khối lượng hạt khô của 30 cây mẫu ở độ ẩm 14%. P3: Khối lượng bắp tươi của 30 cây mẫu.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Sâu đục thân Chilo partellus : Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô trên 3 lần lặp lại (1: < 5% số cây bị sâu; 2: 5-<15% số cây bị sâu; 3: 15- <25% số cây bị sâu; 4: 25-<35% số cây bị sâu; 5: 35-<50% số cây bị sâu).
-Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. Sasakii (%): Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100, Đánh giá toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô ở 3 lần lặp lại.
16. Khả năng chống chịu điều kiện bất thuận: Quan sát và đánh giá toàn bộ cây ở 2 hàng giữa trên ô.
- Chống đổ:
+ Đổ rễ (%): Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây.
+ Đổ gẫy thân: Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch (1: Tốt: <5 % cây gẫy; 2: Khá: 5-15% cây gẫy; 3: TB: 15-30% cây gẫy; 4: Kém: 30-50% cây gẫy; 5: Rất kém: >50% cây gẫy)
* Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm
- Thời vụ
Theo khung thời vụ tốt nhất tại địa phương nơi khảo nghiệm (tháng 6/2012 và tháng 02/2013).
- Yêu cầu về đất trồng
Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái, có độ phì đồng đều, bằng phằng, sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 - 80% độ ẩm tối