Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai dk 8868 tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 68 - 70)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.4.Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí

nghiệm vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Qua kết quả tính toán và năng suất thực tế của các công thức trong thí nghiệm ở vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013, chúng tôi sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế dựa trên giá thị trường tại thời điểm thu hoạch và giá các loại phân bón, vật tư thu được kết quả ở bảng 3.6.

Qua bảng 3.6 và giá thị trường tại thời điểm thu hoạch ngô chúng tôi thấy rằng trong vụ hè thu năm 2012 với mức đầu tư cho 1 ha ngô ở các công thức thí nghiệm với mật độ và lượng phân đạm khác nhau dao động từ 29.326.000đ (công thức M4P1) đến 31.426.000đ (Công thức M1P1) thì năng suất thu được dao động từ 45.288.000đ (công thức M2P1) đến 53.992.000đ(M3P3). Mặc dù chưa tính toán được phương trình biểu diễn ảnh hưởng của lượng đạm và mật độ khác nhau đến năng suất của các công thức trong thí nghiệm, nhưng qua kết quả sơ bộ về tổng chi phí và tổng sản phẩm thu được chúng tôi thất rằng công thức M3P3 (mật độ 5,7 cây/m2

và lượng phân đạm là 160 kg N) có lãi thuần cao nhất so với các công thức trong thí nghiệm đạt: 23.442.000đ/ha/vụ, thấp nhất là công thức M1P4 lãi thuần đạt 15.494.000đ/ha/vụ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.6: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm vụ hè thu năm 2012 và vụ xuân năm 2013

ĐVT: Đồng/ha

Chỉ tiêu Công thức

Tổng chi/ha Tổng thu/ha Lãi/ha

HT 12 X13 HT 12 X13 HT 12 X13 M1P1 29.866.000 29.866.000 46.240.000 48.076.000 16.374.000 18.210.000 M1P2 30.382.000 30.382.000 47.192.000 49.028.000 16.810.000 18.646.000 M1P3 30.910.000 30.910.000 49.028.000 49.572.000 18.118.000 18.662.000 M1P4 31.426.000 31.426.000 46.920.000 48.008.000 15.494.000 16.582.000 M2P1 29.686.000 29.686.000 45.288.000 46.648.000 15.602.000 16.962.000 M2P2 30.202.000 30.202.000 47.192.000 48.552.000 16.990.000 18.350.000 M2P3 30.730.000 30.730.000 49.096.000 50.728.000 18.366.000 19.998.000 M2P4 31.246.000 31.246.000 49.504.000 51.408.000 18.258.000 20.162.000 M3P1 29.506.000 29.506.000 48.688.000 51.544.000 19.182.000 22.038.000 M3P2 30.022.000 30.022.000 51.068.000 53.108.000 21.046.000 23.086.000 M3P3 30.550.000 30.550.000 53.992.000 56.440.000 23.442.000 25.890.000 M3P4 31.066.000 31.066.000 52.836.000 55.080.000 21.770.000 24.014.000 M4P1 29.326.000 29.326.000 49.368.000 51.136.000 20.042.000 21.810.000 M4P2 29.842.000 29.842.000 50.048.000 52.972.000 20.206.000 23.130.000 M4P3 30.370.000 30.370.000 51.680.000 54.536.000 21.310.000 24.166.000 M4P4 30.886.000 30.886.000 52.972.000 54.604.000 22.086.000 23.718.000

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Giá phân đạm urê: 12.000đ/kg, phân supe lân: 4.000đ/kg, phân Kaliclorua: 15.000đ/kg, phân chuồng: 400đ/ka, ngô giống: 90.000đ/kg; giá ngô hạt: 6.800đ/kg, công lao đông: 270công/ha, thuốc BVTV: 945.000đ/ha)

Trong vụ xuân năm 2013, cùng với mức đầu tư cho 1 ha so với vụ hè thu năm 2012, tuy nhiên năng suất các công thức có cao hơn so với vụ hè thu năm 2012. Tổng thu của các công thức trong thí nghiệm dao động từ: 46.648.000đ/ha/vụ (công thức M2P1) đến 56.440.000đ/ha/vụ (công thức M3P3) nếu trừ các khoản chi phí thì công thức M3P3 đạt lãi thuần cao nhất đạt: 25.890.000đ/ha/vụ, thấp nhất là công thức M1P4 đạt lãi thuần là: 16.582.000đ/ha/vụ.

Nói chung với lượng phân bón từ 160 N đến 180 N và nền phân bón là 80P2O5 + 70 K2O + 10 tấn phân chuồng cho 1 ha/vụ và mật độ 52.000 cây đến 57.000 cây/ha sẽ cho lợi nhuận cao hơn so với các công thức có lượng phân bón 120 N đến 140 N/ha/vụ + nền kết hợp với mật độ 62.000 cây đến 71.000 cây/ha/vụ. Trong các công thức thì công thức M3P3 có loại nhuận cao nhất, tuy nhiên việc nghiên cứu của đề tài mới chỉ dừng lại ở việc sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên tổng chi phí và tổng thu của các công thức trong thí nghiệm mà chưa đưa ra được phương trình tổng quát về ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến năng suất hay hiệu quả kinh tế của các công thức trong thí nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống ngô lai dk 8868 tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 68 - 70)