Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 41)

2.2.1.1 Quy mô và mức độ an toàn vốn

Có thể nói, quy mô vốn chủ sở hữu nhƣ là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng chống đỡ trƣớc những rủi ro trong hoạt động ngân

hàng cũng nhƣ trƣớc những rủi ro của môi trƣờng kinh doanh. Vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những “cú sốc” của môi trƣờng kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM - loại hình kinh doanh tiền tệ, thu hút vốn của các doanh nghiệp khác và dân cƣ.

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của Trustbank giai đoạn 2007 - 2011

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Vốn cổ phần 741,43 1.024,00 1.181,14 3.3048,32 3.100,04

Các quỹ dự trữ 78,090 114,756 194,017 138,973 187,727

Lợi nhuận chƣa phân phối 69,934 23,724 30,529 195,971 366,213

Tổng cộng 889,454 1.162,48 1.405,686 3.683,264 3.653,980

Nguồn: Báo cáo thường niên của Trustbank các năm 2007 - 2011

Trong vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2007 chiếm 66,5% còn lại là quỹ và lợi nhuận chƣa phân phối chiếm 33,5%. Vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM, là uy tín để tạo lòng tin đối với công chúng. Đánh giá đƣợc tầm quan trọng của vấn đề này, ngân hàng Trustbank đã liên tục tăng quy mô vốn điều lệ, đặc biệt trong giai đoạn 2008 - 2009 tốc độ tăng vốn điều lệ khoảng 37. Tại thời điểm 25/10/2010 vốn điều lệ của Trustbank đã đạt 3.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 150 triệu USD) đây là con số khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1/4 đến 1/6 so với quy mô của các NHTMNN và càng nhỏ bé nếu so sánh với các ngân hàng lớn của thế giới. Ta có thể thấy rõ sự nhỏ bé này khi so sánh với quy mô của 25 ngân hàng lớn nhất trên thế giới theo bình chọn của tạp chí The Banker năm 2011.

Bảng 2.3: Vốn chủ sở hữu của 25 ngân hàng hàng đầu thế giới năm 2011

Nguồn: Tạp chí Banker

Về năng lực tài chính đến thời điểm 31/12/2011, so với các NHTM khác, vốn điều lệ và tổng tài sản của Trustbank vẫn còn khiêm tốn, qua bảng 2.2 nhận thấy vốn điều lệ của Trustbank còn rất nhỏ bé và chỉ đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu theo quy định của ngân hàng Nhà nƣớc, điều này làm cho năng lực cạnh tranh của Trustbank sẽ suy giảm khi sử dụng các yếu tố có liên quan đến vốn tự có.

Nguồn:StoxPlus

Biểu đồ 2.1: Top 10 ngân hàng thƣơng mại có vốn điều lệ lớn nhất năm 2011

Theo xu thế tăng vốn nhƣ trên của các NHTM CP thì năng lực cạnh tranh của các NHTM CP sẽ đƣợc nâng lên đáng kể, tất yếu sẽ ảnh hƣởng tới vị thế cạnh tranh của Trustbank trên thị trƣờng Việt Nam trong những năm tới

Bảng 2.4: Tăng vốn cổ phần của 06 NHTM CP lớn trong giai đoạn 2011-2012 Đơn vị tính: tỷ VND STT Tên ngân hàng Tài sản đến 31/03/2011 Vốn điều lệ đến 31/03/2011 Mục tiêu tăng vốn năm 2012 1 Vietinbank 395.000 19.858 27.000 – 28.000 2 Vietcombank 331.746 18.588 24.623 3 ACB 206.844 9.377 11.252 4 Sacombank 140.104 9.179 10.740 5 Eximbank 137.848 10.560 12.355 6 MB 118.000 7.300 10.000 (Nguồn: Reuters).

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ của mình, các NHTM CP đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lƣợc của mình là các NHNNg để liên kết nhằm tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của mình thông qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới

Bảng 2.5: Các NHTM trong nƣớc có sở hữu vốn của đối tác nƣớc ngoài

Đơn vị tính: %

NHTM Đối tác nƣớc ngoài Tỷ lệ sở hữu

(% cổ phần)

Techcombank HSBC 20%

ABBank Maybank 20%

Seabank Societe Generale 20%

VIB Commonwealth Bank of Australia 15%

Ngân hàng Phƣơng Nam United Overseas Bank 15%

ACB Standard Chartered Public 15%

Exximbank SMFG 15.13%

VP Bank Oversea-Chinese Banking Corp 14.88%

Sacombank ANZ 10%

Habubank Deutsche Bank 10%

(Nguồn: Tổng hợp từ các trang web của các NHTM)

Ngoài những lợi ích mang giá trị thực tế mà các NHTM CP có đƣợc thông qua sự liên kết với các Tổ chức tài chính hay Tập đoàn tài chính nƣớc ngoài mà các NHTM CP còn tạo đƣợc uy tín, thƣơng hiệu của mình nhờ thƣơng hiệu của các đối tác chiến lƣợc trên. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó. Do vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng đƣợc đẩy lên vai các NHTM trong đó có Trustbank.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần phải đảm bảo một hệ số an tồn vốn (CAR) nhất định. Có 2 loại chỉ số CAR là CAR loại I và CAR loại II. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc từ năm 2010, các ngân hàng thƣơng mại phải đạt hệ số an tồn vốn (CAR II) tối thiểu là 9%. Năm 2010, hệ số an toàn CAR của Trustbank đạt 9,7%, tới năm 2011 đã đạt 10,1%. Theo dự báo của phòng chiến lƣợc kinh doanh Trustbank trong giai đoạn 2012 - 2015, Trustbank sẽ liên tục có hệ số CAR trên 9%. Đây là một nỗ lực rất lớn trong chiến lƣợc tăng trƣởng và phát triển bền vững của Trustbank.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ CAR của một số ngân hàng thƣơng mại năm 2011

Nguồn:StoxPlus

2.2.1.2 Chất lượng tài sản có

Chất lƣợng tài sản có thể hiện trƣớc hết qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ. Tỷ lệ nợ xấu của Trustbank trong nhiều năm liền chƣa bao giờ vƣợt quá 5%. Trong năm 2009, tỷ lệ nợ xấu của Trustbank chỉ chiếm 3% tổng dƣ nợ giảm nhiều so với 3,72% của năm 2008 và tới năm 2010 tỷ lệ

này chỉ còn 2,19%. Phần lớn các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi do đƣợc đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao và chủ yếu là bất động sản.

Bảng 2.6: Phân loại nợ của Trustbank năm 2009-2010

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

SL % SL %

Tổng dƣ nợ 9.381,517 100 17.014,419 100 Nợ đủ tiêu chuẩn 9.225,725 92,34 16.825,458 98,89

Nợ cần chú ý 227,853 2,36 155,799 1,92

Nợ dƣới tiêu chuẩn 3,458 0,04 13,041 0,08

Nợ nghi ngờ 4,020 0,04 9,006 0,05

Nợ có khả năng mất vốn 20,461 0,22 11,115 0,07

Nguồn: Báo cáo thường niên của Trustbank và tính toán của tác giả

Năm 2010 tỷ lệ trích Dự phòng cụ thể/Tổng tài sản là 0,02% thấp hơn năm 2009 và tới năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 0,01%. Đây là kết quả của công việc thẩm định, phê duyệt và quản lý hoạt động tín dụng của tồn hệ thống. Ngoài dự phòng cụ thể, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 22/4/2005, Trustbank đã thực hiện trích lập dự phòng chung cho năm 2010 là 13,934 tỷ và năm 2011 là 54,36 tỷ VNĐ, bằng 0,3% tổng giá trị các khoản vay từ nhóm 1 đến nhóm 4 tính đến ngày 31/12/2011. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của Trustbank đã giảm đáng kể trong các năm qua và làm cho tình hình hoạt động của ngân hàng lành mạnh hơn nhiều. Qua đó cho thấy, Trustbank đã tập trung thu hồi nợ quá hạn và quan tâm nâng cao chất lƣợng tín dụng; đồng thời phản ánh chất lƣợng tài sản có của ngân hàng đã đƣợc cải thiện.

hƣớng đến thị phần là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua đó, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đối với DNNN, nhóm khách hàng này hoạt động kinh doanh hầu nhƣ không có hiệu quả, Trustbank đang giảm dần dƣ nợ cho vay. Mức độ tập trung tín dụng vào các DNNN giảm trong năm 2010, chỉ chiếm 6,63% tổng dƣ nợ, so với tỷ lệ 11,22% năm 2009.

Tuy vậy, nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động quản lý và xử lý nợ, chuyên nghiệp hóa các hoạt động nghiệp vụ và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, ngày 17/12/2010 Trustbank đã thành lập công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Đại Tín (TBA) để thực hiện các hoạt động tiếp nhận, quản lý các khoản nợ, khai thác hiệu quả các tài sản đảm bảo. Đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Trustbank trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2.1.3 Mức sinh lời

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu tài chính của Trustbank giai đoạn 2006-2011

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Thu nhập ròng từ lãi/TTSBQ 2,4 2,8 2,9 2,7 2,6 2,4

Thu nhập ngoài lãi/TTSBQ 0,9 0,7 0,6 0,9 0,8 1,0

Chi phí hoạt động/TTSBQ 1,9 1,8 1,3 1,71 1,5 1,2

Trích lập dự phòng cụ thể/TTSBQ 0,4 0,3 0,2 0,3 0,1 0,09

ROA trƣớc thuế 1,6 2,0 1,9 2,1 2,1 1,9

ROA sau thuế 1,3 1,5 1,4 1,6 1,5 1,5

ROE 21,7 26,8 25,3 33,4 30,0 33,8

Nguồn: Báo cáo thường niên của Trustbank và tính toán của tác giả

Qua bảng trên có thể thấy, hoạt động của Trustbank trong giai đoạn 2006 - 2011 đạt hiệu quả cao và đã có bƣớc tiến triển rõ nét. Mức sinh lời tăng trƣởng với tốc độ cao, năm 2006 chỉ số ROE của Trustbank đạt 21,7%,

năm 2006 đạt 26,7% và đặc biệt năm 2009 đạt 33,4%. Bƣớc sang năm 2010, Trustbank cũng đã đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 33,8%, tỷ lệ này có thể nói là cao nhất trong hệ thống NHTMCP nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung

Trong năm 2011, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) và khả năng sinh lời trên tổng tài sản bình quân của Trustbank chỉ đạt 2.9% và 0.14% thấp hơn nhiều so với mức bình quân các ngân hàng đƣợc chọn là 16.8% và 1.9%. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng 165% trong khi lợi nhuận sau thuế của ngân hàng chỉ tăng 19% so với năm 2009.

2.2.1.4 Về thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Một ngân hàng đƣợc coi là tiên tiến khi thu nhập từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng trên 30% tổng thu nhập. Hiện nay, tỷ lệ thu phí dịch vụ của các ngân hàng trong nƣớc mới chỉ đạt trên 20%, hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chính của các ngân hàng. Tỷ lệ này của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi tại Việt Nam là 40% - 50%. Hiện nay, số lƣợng dịch vụ mà các ngân hàng Việt Nam cung cấp mới chỉ khoảng 300 nghiệp vụ kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, tổng số các loại dịch vụ mà một ngân hàng lớn trên thế giới có khả năng cung cấp khoảng 6.000 loại hình dịch vụ

Các ngân hàng trong nƣớc đang nỗ lực mở rộng danh mục dịch vụ, tăng cƣờng ứng dụng các dịch vụ hiện đại đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ thông qua ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhƣ: máy rút tiền tự động ATM với việc cung cấp các loại hình thẻ đa dạng với nhiều tiện ích nhƣ cho phép gửi một nơi, rút tiền nhiều nơi; cho phép trả tiền điện, điện thoại,... Các dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhƣ: Internet banking, phone banking, home banking, SMS banking, thanh toán online

với việc ứng dụng thành công hệ thống công nghệ tích hợp TCBS tƣơng đƣơng với hơn 600 sản phẩm tiện ích, Trustbank hiện nay đang cung cấp hơn 200 các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của Trustbank tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Trustbank cung cấp 7 danh mục sản phẩm nhƣ: dịch vụ tài khoản, thanh toán quốc tế, sản phẩm bao thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, quyền chọn, các sản phẩm vay tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Bên cạch đó, khối khách hàng cá nhân Trustbank cũng cung cấp 6 danh mục sản phẩm, dịch vụ nhƣ: tiền gửi thanh toán, sản phẩm thẻ, sản phẩm tín dụng, tiền gửi tiết kiệm, Trustbank đã từng bƣớc tạo ra nhiều danh mục và chủng loại trong mỗi danh mục dịch vụ, qua đó tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn sản phẩm và gắn với nhu cầu thị trƣờng. Nỗ lực đa dạng hóa các dịch vụ của Trustbank đã đƣợc khách hàng đón nhận và nhiều tổ chức trong và ngoài nƣớc đánh giá cao trong những năm qua. Liên tục nhiều năm liền Trustbank đƣợc trao giải thƣởng “Thƣơng hiệu đƣợc yêu thích”. Tuy nhiên, nếu so với các NHTMQD và ngân hàng nƣớc ngoài thì dịch vụ của Trustbank vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, nhằm hƣớng tới sự phục vụ khách hàng tốt hơn Trustbank đã thực hiện việc kéo dài thời gian phục vụ tại một số phòng giao dịch nhƣng số lƣợng vẫn còn hạn chế. Còn lại phần lớn các chi nhánh ngân hàng vẫn theo cơ chế hành chính 8h/ngày. Cơ chế này thật sự chƣa phù hợp trong điều kiện của một nền kinh tế đang phát triển rất năng động ở nƣớc ta hiện nay, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú hơn, phát sinh hầu nhƣ mọi lúc, đặc biệt ở các đô thị lớn.

Dù trong những năm qua (2007 - 2010), tổng tài sản Trustbank tăng trƣởng khá (bình quân đạt trên 23%/năm) nhƣng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ còn thấp, thu nhập phi lãi suất chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng hiện đang phát triển nhiều

dịch vụ ngân hàng và thu nhập dịch vụ chiếm khoảng 40% tổng thu nhập (Sacombank, ACB..).

Biểu đồ 2.3: So sánh tỷ lệ chi phí/ thu nhập hoạt động của Trustbank với một số ngân hàng

Nguồn: Báo cáo thường niên của Trust bank và các ngân hàng khác

2.2.1.5 Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Trong điều kiện bình thƣờng, những ngân hàng không xây dựng đƣợc cho mình một chiến lƣợc hiệu quả để duy trì thanh khoản đầy đủ thì tình hình khó khăn về nguồn vốn sẽ ảnh hƣởng xấu đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Trong điều kiện nền kinh tế bị rơi vào khủng hoảng hay khi ngân hàng bị những tin đồn thất thiệt đe dọa đến uy tín thì ngân hàng có thể bị lâm vào tình trạng khủng hoảng về khả năng thanh toán. Tỷ lệ giữa tài sản có có thể thanh toán ngay và tài sản nợ phải thanh toán ngay của nhiều NHTM Việt

Nam thƣờng nhỏ hơn 1, thấp xa so với tỷ lệ này ở các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Khả năng thanh toán bình quân của các tổ chức tín dụng Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 60%( Nhận thức đƣợc tầm quan trọng khả năng thanh toán, Trustbank đã xây dựng cho mình chiến lƣợc thanh khoản hàng ngày dựa trên các hạn mức và giới hạn thanh khoản. Trustbank đã thực hiện chiến lƣợc cho vay thận trọng, đồng thời cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Do đó, Trustbank luôn đảm bảo khả năng thanh toán trong quá trình hoạt động của mình. Khả năng thanh toán trong ngày của Trustbank trung bình trong năm luôn ở mức trên 100%. Bên cạnh đó, khả năng thanh toán chung cũng luôn duy trì ở mức trên 75% và tỷ lệ này đang đƣợc Trustbank nâng dần lên đạt tỷ lệ 100% trong những năm tới.

Bảng 2.8: Chỉ tiêu về khả năng thanh khoản của Trustbank

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Khả năng thanh toán ngay 135% 154% 128%

Khả năng thanh toán chung 84,15% 79,34% 89,56%

Nguồn: Báo cáo thường niên của Trust bank và tính toán của tác giả

Thị trƣờng tài chính của Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế, do đó tác động của những rủi ro, đổ vỡ trên thị trƣờng tài chính tiền tệ thế giới có thể tác động lớn đến các ngân hàng Việt Nam, dẫn đến những hậu quả khó lƣờng. Do đó, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng quản lý rủi ro của Trustbank tuỳ theo phân cấp trách nhiệm sẽ đƣa ra những phân tích, đánh giá định tính, định lƣợng về khả năng thanh khoản và xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (Trang 41)