Cần sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu trục lợi bảo hiểm và giải pháp nhằm hạn chế tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty pjico. (Trang 49 - 50)

- Xe ôtô mang biển kiểm soát 35M – 5556 ngày 17/11/1998 bị đâm vào dải phân cách km 9 + 824 quốc lộ 5A, giấy chứng nhận bảo hiểm đợc mua tại Pjico vào

1. Cần sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

bảo hiểm tại Việt Nam.

Xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm thơng mại và luôn gắn liền với các trách nhiệm bảo vệ hàng ngàn tổ chức, hàng triệu cá nhân trớc các rủi ro và thiệt hại kinh tế cũng nh các cơ hội tiết kiệm và đầu t. Vì thế sự bảo đảm khả năng tài chính của công ty bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhiều cá nhân, tổ chức. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội, công ty bảo hiểm ngày càng đóng một vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ lợi ích cộng đồng. Mà trục lợi bảo hiểm lại ảnh hởng trực tiếp tới hoạt động tài chính của công ty.

Mỗi quốc gia đều thiết lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nớc quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có thể gọi là cơ quan giám sát bảo hiểm Nhà nớc hoặc cơ quan Quản lý bảo hiểm. Cơ quan này có trách nhiện bảo đảm hoạt động của các công ty bảo hiểm tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan của quốc gia. Đối với Việt Nam, quản lý Nhà Nớc về hoạt động kinh doanh bảo hiểm đợc thực hiện thông qua:

- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm.

- Bộ tài chính chịu trách nhiệm trớc Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nớc về kinh doanh bảo hiểm. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà Nớc về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Luật kinh doanh bảo hiểm đã đợc Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000, song việc áp

dụng vào thực tế rất chậm chạm, cha tạo đợc môi trờng pháp lý toàn diện, đầy đủ, vững chắc, cha tơng ứng với tầm vóc và tiềm năng của thị trờng. Do vậy, để lành mạnh hoá thị trờng, đảm bảo cạnh tranh công bằng đòi hỏi, các cơ quan quản lý Nhà nớc về bảo hiểm phải ban hành và hớng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lợc, quy hoạch và chính sách phát triển thị tr- ờng bảo hiểm Việt Nam.

Luật kinh doanh bảo hiểm đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và có vai trò tích cực trong việc điều tiết thị trờng. Nhng luật kinh doanh bảo hiểm có tới IX chơng, 129 điều nhng lại cha có chơng nào, điều nào đề cập tới vấn đề trục lợi bảo hiểm. Do vậy, một vấn bức xúc đặt ra là khi các doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện ra trục lợi thì cũng không biết xử lý thế nào ngoài việc từ chối bồi thờng. Bởi lẽ, trong các văn bản dới luật từ trớc đến nay của Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ công an cũng cha có văn bản nào quy định về việc xử phạt đối với các đối tợng gian lận bảo hiểm. Vì vậy trong thời gian tới, Chính Phủ cần phải ban hành một văn bản dới luật quy định về tội danh này. Trong văn bản đó phải quy định chi tiết số tiền gian lận bao nhiêu là bị xử phạt hành chính, bao nhiêu là bị xử tù. Đồng thời phải có thông t hớng dẫn các Bộ, các ngành có liên quan trong việc thực hiện nhằm bảo đảm tính thực thi của văn bản đó.

Một phần của tài liệu trục lợi bảo hiểm và giải pháp nhằm hạn chế tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty pjico. (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w