ÁP LỰC CẠNH TRANH NỘI BỘ NGÀNH

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường hàn quốc (Trang 34 - 36)

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.

Hiện Việt Nam đang là quốc gia cuất khẩu cà phê nhiều nhất trên thị trườn Hàn Quốc, theo sau là Brazil, Columbia... Nếu chúng ta muốn đưa một thương hiệu Cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc thì ph3i cạnh tranh với những thương hiệu như Starbuck, Coffee Bean and Tea Leaf, Angle in us Coffee...

Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:

 Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh tranh... Ăn uống là một nhu cầu thiết yếu của con người, nên ngành này có tiềm năng rất lớn. Theo khảo sát của Nielson và được Terarosa công bố vào 2011, thị trường cà phê Hàn Quốc đã mở rộng gấp 3 lần trong vòng 5 năm trở lại và dự đoán tiếp tục tăng trưởng.

 Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán

• Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại

• Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền)

Ngành cà phê là ngành phân tán, vì thị phần giữa các công ty lớn tuy có chênh lệch, nhưng vai trò và sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp này là như nhau.

• Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn :

Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, sở hữu trí tuệ. Ràng buộc với người lao động (tiền lương, bảo hiểm...). Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) về pháp luật, thuế... Hàn Quốc có hệ thống luật quy định chặt chẽ để bảo vệ nguồn nông phẩm trong nước.Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch

Bên cạnh những áp lực cạnh tranh theo 5 áp lực của Porter vừa được phân tích, ngành Cà phê nước ta còn có những lợi thế, cụ thể như:

 Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc. Là bạn hàng lâu năm, quy trình xuất khẩu sẽ thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

 Việt Nam vốn có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp cho việc canh tác cà phê, nên có thể sản xuất cà phê với chi phí thấp

 Sản lượng và năng suất của nước ta cao, nên đảm bảo được nguồn cung ổn định, đảm bảo chất lượng trong dài hạn

 Việt Nam và Hàn Quốc đểu thuộc khu vực Châu Á, thuận lợi cho quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như thanh toán

 Khẩu vị cà phê của người Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, là lợi thế để đưa thương hiệu cà phê Việt vào thị trường Hàn Quốc

 Giá cà phê ở Hàn Quốc rất đắt, nên Việt Nam sẽ có lợi thế về giá trước các đối thủ khác.

*Cơ hội và những thách thức khi xuất khẩu cà phê sang Hàn Quốc

Cơ hội Thách thức

Thị trường cà phê Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu

Nhà nhập khẩu và người tiêu dùng chưa biết nhiều đến các loại cà phê xuất xứ Việt Nam vì đa phần cà phê nhập khẩu từ Việt Nam được sử dụng làm nguyên liệu

chế biến cho các sản phẩm cà phê thương hiệu Hàn Quốc.

Việt Nam được biết đến là nước xuất khẩu cà phê chất lượng cao

Nhìn chung, người tiêu dùng có xu hướng uống các loại cà phê hòa tan giá rẻ

Cà phê là thức uống phổ biến Thị trường cà phê khá cạnh tranh Thuế nhập khẩu thấp và miễn thuế tiêu

thụ đặc biệt

Xét về khía cạnh sức khỏe, cà phê là loại thức uống không có lợi

PHẦN 4:

HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG ÁN CỦA CÀ PHÊVIỆT NAM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường hàn quốc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w