ÁP LỰC CẠNH TRANH TỪ ĐỐI THỦ TIỀM ẨN

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường hàn quốc (Trang 32 - 33)

Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn cụ thể trong ngành cà phê là những công ty/tập đoàn lớn hiện đang có mặt ở Hàn Quốc, đang kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, có khả năng nhảy vào ngành nước giải khát, như KFC, Lotte, McDonald...

Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

 Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Ngành ẩm thực nói chung cũng như nức giải khát/cà phê nói riêng có tỷ suất sinh lời rất cao. Một shot Esspresso tốn chỉ khoảng 15~20 hạt cà phê, nhưng có giá trung bình đến 4$ ở Hàn Quốc.

 Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn, bao gồm:

• Kỹ thuật: để đáp ứng được nhu cầu và tiêu chuẩn sản xuất của Hàn Quốc, phải đầu tư rất nhiều vào máy móc chế biến, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng...

• Rào cản luật pháp: pháp luật về kinh doanh, thuế... Hiện nay HÀn Quốc có rất nhiều các quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ nguồn nông sản nội địa.

• Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng ... Những yếu tố này các đố thủ tiềm ẩn đã sở hữa và quản lý rất tốt.

• Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), Bằng cấp , phát minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cà phê việt nam sang thị trường hàn quốc (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w