0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NUÔI CÁ THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ THUẦN LỘC, HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 39 -39 )

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Thuần Lộc nằm ở phía Nam của huyện Hậu Lộc, có đường quốc lộ 10 đi qua. Phía đông giáp xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa; Phía nam giáp các xã Hoằng Xuyên và Hoằng Khê, huyện Hoằng Hóa; Phía tây giáp xã Hoằng Khê, huyện Hoằng Hóa; Phía bắc giáp xã Hoằng Sơn, huyện Hoằng Hóa và Văn Lộc, huyện Hậu Lộc. Vì vậy, xã Thuần Lộc có nhiều cơ hội giao lưu kinh tế xã hội, buôn bán qua lại với các địa phương khác. Đặc biệt với lợi thế có 2 chợ (chợ Phủ và chợ Cầu Sài) là nơi để các hộ dân nuôi cá bán buôn,

bán lẻ sản phẩm cá với người dân trong và ngoài xã, giúp tăng thu nhập và tạo việc làm cho các thành viên trong hộ.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Là xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng thoai thoải về phía bờ sông, gần nguồn nước nên việc lấy nước vào ao và vệ sinh ao nuôi cá dễ dàng nhưng khi mùa mưa lũ đến ao cá thường bị ngập, cá lọt bờ hay lọt cống ao. Hầu hết các hộ sử dụng đất nông nghiệp vào việc sản xuất cá, diện tích nuôi cá ổn định qua các năm nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm nhẹ, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được biểu thị qua biểu đồ 3

Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Thuần Lộc năm 2013

Đất nông nghiệp có 161,31ha (chiếm 84,6%) là đất sản xuất nông nghiệp, còn lại 19,01 ha (chiếm 15,4%) là diện tích nuôi cá; so với tổng diện tích mặt nước thì diện tích nuôi cá chiếm 37,09%. Nền kinh tế xã thuần túy là sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa và nuôi cá thịt, các hộ nuôi cá thịt ở xã đã và đang tận dụng triệt để diện tích mặt nước để thả cá thịt.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết và thủy văn

Đông Nam (gió nồm): thổi từ biển vào đem theo khí mát mẻ. Chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm là cùng. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 8600°C, nhiệt độ trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C. Độ ẩm không khí trung bình 85-87%.Hàng năm có khoảng 1600-1800 giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.

Thuần Lộc là xã mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa

nóng bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều

thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới

39-40°C. Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau, thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730–1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15%. Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi. Vào tháng 3- 4 và tháng 7-8 là thời tiết đẹp cho việc đánh cá thịt và thả cá giống, cá giống nhanh lớn, nhanh cho thu hoạch.

Bên cạnh mặt thuận lợi đều đi kèm những khó khăn, thời tiết khắc nghiệt nắng lắm mưa nhiều, hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, điều kiện khí hậu, thời tiết thất thường làm cho cá sinh trưởng phát triển kém, dịch bệnh dễ sảy ra và lan nhanh, làm chết cá, nếu không có biện pháp sử lý nhanh sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và không khí xung quanh.

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

Trong thời gian qua, tình hình sử dụng đất đai toàn xã có sự biến động nhẹ, qua qúa trình tìm hiểu số liệu về tình hình sử dụng đất của xã trong 3 năm 2011-2013 được thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã năm 2011-2013

Đơn vị tính: ha

Danh mục 2011 2012 2013 So sánh tốc độ (%)

2012/2011 2013/2012

1.Đất nông nghiệp 180,84 180,28 179,82 99,69 99,74

Đất sản xuất nông nghiệp 161,83 161,27 160,81 99,65 99,71

-Đất trồng cây hàng năm 158,24 157,68 157,22 99,65 99,71

+Đất trồng lúa 135,01 134,45 134,12 99,59 99,75

+Đất trồng màu 23,23 23,23 23,10 100,00 99,44

-Đất trồng cây lâu năm 3,59 3,59 3,59 100,00 100,00

Đất nuôi cá 19,01 19,01 19,01 100,00 100,00

2. Đất phi nông nghiệp 113,78 114,34 114,87 100,49 100,46

Đất ở 27,27 28,18 28,46 103,34 100,99

Đất chuyên dùng 46,20 46,35 46,47 100,32 100,26

Sông suối 32,25 32,25 32,25 100,00 100,00

3. Đất chưa sử dụng 38,06 38,06 37,99 100,00 99,82

(Nguồn: Báo cáo của xã năm 2013)

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm, Đảng ủy và chính quyền xã đang có kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang các loại hình khác phù hợp để phát triển kinh tế xã hướng tới CNH - HĐH đất nước, trung bình 180,32 ha chiếm 54,20% so với đất tự nhiên toàn xã và được phân ra 2 loại: đất sản xuất nông nghiệp, một năm trồng 2 vụ lúa và màu (ngô, lạc, khoai, đậu đỗ…), trong đó diện tích sử dụng đất trồng lúa gấp 5,8 lần so với cây trồng màu; đất trồng cây lâu năm ở đây chính là đất vườn của các hộ dân cố định 3,59 ha. Đất NTTS hay còn gọi là đất nuôi cá vì toàn xã chỉ nuôi cá các loại với diện tích không mở rộng hay thu hẹp là 19,01 ha chiếm 10,54% đất nông nghiệp. Như vậy, một năm 2 vụ lúa màu thì các hộ dân trong xã trông đợi rất lớn vào thu nhập từ nuôi cá, vì vậy hoạt động nuôi cá và nguồn lợi từ cá thu được là nguồn thu nhập lớn cho các hộ nuôi cá, phát triển nuôi cá góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế cả xã.

Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp

Với xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm, bình quân diện tích 114,33 ha chiếm 34,37% so với diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là đất chuyên dùng 46,34 ha chiếm 40,53% gồm có đất xây dựng, đất trụ sở cơ quan, đất y tế, đất thể dục-thể thao, đất trường học, các công trình khác; diện tích mặt nước sông suối chưa được sử dụng không nhỏ 32,25 ha chiếm 28,21% đây là tiềm năng phát triển nuôi cá chưa được khai thác sử dụng, diện tích đất ở chiếm 24,47% so với tổng nhân khẩu 3.639 người, bình quân

77m2/khẩu, có thể nói đây là một xã đất chật người đông, diện tích đất nông

kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng; khu vực đất nghĩa trang có xu hướng mở rộng hơn phù hợp với nhu cầu tâm linh, xây mồ mả của người dân.

Đất chưa sử dụng

Diện tích chưa sử dụng còn khá nhiều trung bình 38,04 ha chiếm 11,43% đất tự nhiên xã nhưng đang biến động theo hướng giảm dần diện tích qua 3 năm. Đảng và chính quyền xã cần có nhiều hơn các chính sách phù hợp khai thác triệt để và bền vững đất chưa sử dụng để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân.

Như vậy, ta có thấy rằng Thuần Lộc là xã có diện tích nhỏ, tình hình biến động về đất đai đang diễn ra theo chiều hướng giảm dần đất sản xuất nông nghiệp, tăng đần đất phi nông nghiệp, rõ nhất là đất chuyên dùng tăng liên tục sau 3 năm 2011-1013. Bên cạnh đó, Đảng ủy và chính quyền xã xác định nuôi cá là mũi nhọn, nhưng qua các năm diện tích nuôi cá vẫn chưa được mở rộng hơn, việc sử dụng diện tích mặt nước và đất chưa sử dụng chưa được hiệu quả.

3.1.2.2 Tình hình dân số, lao động và việc làm

Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của địa phương. Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, một mặt lại cản trở sự phát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân không được đảm bảo. Để hiểu rõ hơn về tình hình dân số và lao động của xã, các số liệu được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng %

Tổng nhân khẩu Người 3.568 3.628 3.720 2012/2011 2013/2012

Tổng số hộ Hộ 1.026 1.028 1.051 100,19 102,24

Số nam Người 1.755 1.785 1.830 101,71 102,52

Tổng số lao động Lao động 2.036 2.103 2.312 103,29 109,94

Lao động nam Lao động 1.031 1.076 1.093 104,36 101,58

Lao động nữ Lao động 1.005 1.027 1.219 102,19 118,70

BQ lao động/hộ LĐ/hộ 1,99 2,05 2,20 - -

BQ khẩu/hộ Người/hộ 3,48 3,45 3,54 - -

(Nguồn: Báo cáo của xã năm 2013)

Xã Thuần Lộc đã và đang chấp hành đúng chủ trương kế hoạch hóa gia đình: “mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con”. Hiện nay xã đang có chủ trương giải quyết công ăn việc làm cho người lao động như: cho đấu thầu các khu đất của hợp tác để kinh doanh; phát triển ngành nghề thủ công: thêu, đan lát cho lao động nữ, hợp tác và hỗ trợ xuất khẩu lao động sang các nước; công nhân cho các cty và xí nghiệp may mặc, giày da, gấu bông Hoàng Long, Thị Trấn. Tuy nhiên, lượng lao động được giải quyết việc làm chưa cao và thu nhập còn thấp. Với đặc điểm dân số và lao động như trên, xã và các cầp chính quyền cần phải quan tâm, thực hiện các dịch vụ nâng cao khả năng sản xuất của mỗi hộ, có các biện pháp hạn chế tốc độ tăng dân số đồng thời tập trrung phát triển các ngành nghề để cải thiện thu nhập cho mỗi hộ sản xuất cả trong và ngoài nông nghiệp

3.1.2.3 Cơ sở hạ tầng

Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trong những năm qua địa phương đã nhận được nhiều chương trình, dự án hổ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đến năm 2013 toàn bộ hơn 8,5km đường liên thôn liên xã đã được nhựa hoá và bê tông hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Công tác thuỷ lợi, tưới tiêu của xã cũng được chính quyền địa phương chú ý phát triển, với 3 máy bơm nước, tỷ lệ kênh mương thuỷ lợi được bê tông hoá chiếm 35%, đảm bảo diện tích được tưới tiêu thường xuyên cho 161,31 ha đất canh tác. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông thuỷ lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống cũng

ngày một đầy đủ.Tỷ lệ hộ dùng điện hiện nay của xã là 98% và tỷ lệ hộ dùng nước sạch là 100%. Tuy vậy, do mức thu nhập còn thấp dẫn đến việc chi trả cho phí sinh hoạt còn hạn chế. Các hộ gia đình vẫn còn kết hợp sử dụng nước ao hồ, kênh mương với nguồn nước không sạch cho sinh hoạt.Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất tại địa phương cũng đang từng bước được hình thành nhưng còn chậm chạp và có nhiều hạn chế.Thị trường đầu ra cho nông phẩm mà đặc biệt các sản phẩm cá thịt rất yếu kém. Không chỉ trên địa bàn xã Thuần Lộc mà ngay cả trên địa bàn huyện Hậu Lộc, các cơ sở chế biến không có. Cá thu hoạch hầu như bán cho thương lái, dễ bị nhà buôn ép giá, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất. Dịch vụ con giống trên địa bàn xã không có,thức ăn cho cá tận dụng từ sản xuất nông nghiệp. Tất cả những vấn đề trên cần được quan tâm phát triển để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả nuôi cá thịt.

3.1.2.4 Tình hình an ninh, trật tự xã hội, giáo dục và y tế

Tình hình an ninh, trật tự xã hội

Chỉ tính trong 3 năm trở lại đây, tổ an ninh xã hội, tổ tự quản đã tham gia hơn 200 ca tuần tra đêm, kết hợp với lực lượng công an, tình trạng tranh chấp mất trật tự an ninh, chộm cắp, buôn bán lậu gần như được khống chế hoàn toàn; những ngày lễ tết không còn buôn bán, đốt pháo hay thả đèn trời, tình trạng chộm cướp, phóng nhanh vượt ẩu, tai nạn giao thông giảm đi rõ rệt. Do an ninh trật tự được đảm bảo, kinh tế - xã hội có điều kiện phát triển nhanh và bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,7%, an sinh xã hội được bảo đảm. Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của dân đối với Đảng, với chính quyền ngày càng được nâng cao.

Tình hình giáo dục và y tế

Ngành giáo dục của xã cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây, hiện xã có một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, không có trẻ em bỏ học, tỷ lệ học sinh theo học các trường trung học phổ thông, trung học

của các chủ hộ trong xã nói chung và các chủ hộ nuôi cá nói riêng còn đang ở mức thấp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật.

Xã đã xây dựng được một trạm y tế khang trang với 6 cán bộ nhân viên, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh trong xã. Mặc dù vậy, số trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 19,73%. Điều này bị ảnh hưởng một phần bởi thu nhập của người dân còn thấp, khả năng chăm sóc con cái còn nhiều hạn chế và một phần là do con đông, các gia đình không đủ điều kiện chăm sóc.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NUÔI CÁ THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ THUẦN LỘC, HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 39 -39 )

×