0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Sản lượng cá thịt nuôi giữa các khu vực trên thế giới

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NUÔI CÁ THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ THUẦN LỘC, HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 26 -26 )

Sự phân bố sản lượng cá nuôi giữa các vùng và các nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau vẫn còn chưa cân đối, được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản của các khu vực trên thế giới trong năm 2012 (%)

STT Khu vực Cá có vẩy Động vật

thân mềm Giáp xác Loại khác

1 Châu Á 64,6 24,2 9,7 1,5 2 Châu Mỹ 57,9 20,4 21,7 - 3 Châu Âu 81,5 18,5 - - 4 Châu Phi 99,3 0,02 0,05 - 5 Châu Đại Dương 31,9 63,5 3,7 0,9 (Nguồn: Tổng cục thủy sản)

Cá là đối tượng được hầu hết 4 khu vực nuôi phổ biến. Trong năm 2012, mười nước sản xuất cá hàng đầu chiếm 87,6 % về số lượng và 81,9% về giá trị nuôi cá toàn cầu. Về mặt số lượng, châu Á chiếm 89% sản lượng nuôi trên thế giới, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về mặt sản lượng nuôi, chiếm hơn 60%. Tiếp theo là các nước Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin và Nhật. Trong khu vực châu Á, thị phần nuôi cá nước ngọt đóng góp ngày càng tăng trong sản lượng nuôi toàn cầu 65,6 % trong năm 2012.

Tỷ trọng sản lượng nuôi cá của châu Phi đứng vị trí thứ nhất 93,3%, đóng góp 2,2% trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu trong mười năm qua. Trong đó, sản lượng nuôi cá nước ngọt của châu Phi đạt 39,5% trong năm 2012 do sự phát triển nhanh về nuôi nước ngọt ở vùng phía Nam sa mạc Sahara, đặc biệt là các nước Nigeria, Uganda, Zambia, Gana và Ken-ni-a.

Tại châu Âu, nuôi cá có tỷ trọng 81,5% năm 2012 đứng vị trí thứ hai. Trong mấy năm qua, sản lượng nuôi cá ở các nước Bắc Mỹ không tăng, trong khi tại Nam Mỹ lại tăng trưởng mạnh, đặc biệt ở Peru và Brazin.

Châu Đại dương chiếm thị phần khá nhỏ trong sản lượng nuôi cá thế giới.Nuôi trồng cá nước ngọt chỉ chiếm khoảng 5%.

2.2.1.3 Xu hướng tiêu dùng thực phẩm cá trên thế giới

Hiện nay, mức tiêu thụ cá trung bình trong khoảng 29kg/người/năm, tương đương khoảng 116 triệu tấn/năm, ước tính tới năm 2020, nhu cầu sẽ tăng thêm 16 đến 20 triệu tấn/năm và đến năm 2030 sẽ tăng thêm 25 triệu tấn/năm, số liệu về nhu cầu thực phẩm cá trên thế giới được biểu thị qua biểu đồ 2

Biểu đồ 2: Nhu cầu thực phẩm cá trên thế giới

Nhu cầu thực phẩm cá trên thế giới ngày càng tăng qua các năm. Đến những năm tới, người tiêu dùng trên thế giới có xu hướng sẽ chuyển sang tiêu dùng thiên về các loại cá tươi, sống, nhất là các loại có giá trị cao như: cá ngừ, cá hồi, cá tra, rô phi và các loại cá thịt trắng.

2.2.2 Thực trạng nuôi cá thịt ở Việt Nam

Trong những năm qua, nghề nuôi cá của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng sản lượng cá thịt năm 2012 là 3,27 triệu tấn, chiếm 55,2% tổng sản lượng thủy sản, tăng 7,2% so với năm 2011, và 287,4% so với năm 2002. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương về sản lượng cá nuôi và là một trong 10 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu cá.

Nước ta có diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653.000 ha sông ngòi, 394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện tích ngập lũ từ 2 đến 4 tháng… Nhờ vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam thực sự phong phú và xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, nước ta còn nhập nội thêm hàng chục loài khác như: cá trắm cỏ, cá rô phi, cá rôhu...

Hiện nay nghề nuôi cá đã phát triển rộng khắp trong cả nước, không chỉ ở các tỉnh đồng bằng, ven biển mà còn ở cả các tỉnh miền núi, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, vừa xuất khẩu vừa cải thiện nguồn cung cấp thực phẩm cho dân cư trong nước. Tuy nhiên, vùng nuôi cá xuất khẩu lớn nhất vẫn chỉ tập trung ở ĐBSCL với loài chủ yếu là con cá tra, basa, được nuôi với quy mô rộng lớn, được đầu tư đúng mức để trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Hiện nay, nuôi cá phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, số liệu mô tả qua bảng 2.2

Bảng 2.2: Diện tích nuôi và sản lượng cá nuôi cả nước

Danh mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích(nghìn ha) Nước mặn, lợ Nước ngọt 347,6 21,6 326,0 350,8 23,2 327,6 351 26,5 324,5 355,6 27,9 327,7 356,6 28,3 328,2 359,2 28,9 330,3 Sản lượng(nghìn tấn) 1863,3 1962,6 2058,5 2081,3 2105,1 2124,3 (Nguồn: Bộ thủy sản)

Trong 10 tháng đầu năm 2013, bệnh trên cá xuất hiện tại 65 xã thuộc 25 huyện của 10 tỉnh. Tổng diện tích bị bệnh khoảng 326,5 ha, gồm: Hà Nội (12,9 ha), Hà Nam (69.2 ha), Ninh Bình (150 ha), Thanh Hóa (4,4 ha), Nghệ An (19,8 ha), Quảng Trị (10 ha). Đăk Lăk (1,4 ha), Lâm Đồng (12 ha), Đồng Tháp (43,3 ha) và Trà Vinh (3,5 ha). Các loại cá nước ngọt như trắm, chép, mè, trôi, rô phi, rô đồng, cá lóc chủ yếu nhiễm các loại bệnh: xuất huyết, viêm ruột,

nấm, đốm đỏ hoặc do các yếu tố môi trường, nhưng thiệt hại không đáng kể. Bệnh xuất hiện nhiều tháng, nhưng tập trung vào các tháng 4-5. Vì vậy cần nhanh chóng cá biện pháp phòng và trị bệnh cho cá, hạn chế tối đa dịch bệnh, nâng cao năng suất nuôi cá. Trong chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đã xác định sẽ ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng và bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới và thân thiện với môi trường. Thực trạng nuôi cá thịt có sự khác biệt và đặc trưng của từng khu vực, từng địa phương như sau

2.2.2.1 Thực trạng nuôi cá thịt ở khu vực phía Bắc

Với lợi thế có nhiều hệ thống sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi cá ở các tỉnh phía bắc đã và đang phát triển khá nhanh, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân ở các địa phương. Nuôi cá ở các tỉnh phía Bắc hiện nay đã dần chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những nghề sản xuất chính mang lại hiệu quả cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm nuôi trồng ngày càng cao, đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản chung của cả nước. Đến hết ngày 30/3/2014, khu vực phía Bắc đã thả nuôi 56.075 ha, trong đó diện tích nuôi cá là 55.481 ha chiếm 98.9% diện tích thả nuôi. Phần lớn diện tích thả nuôi theo hình thức quảng canh, xen canh, nuôi ghép; đối tượng nuôi truyền thống như trắm cỏ, chép, trôi... Một số địa phương có diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh chuyên nuôi cá rô phi, điêu hồng như: Hải Dương (3.614 ha chiếm 36% diện tích nuôi của tỉnh) thì mới bắt đầu thả giống. Các địa phương khác thì diện tích thả nuôi cá rô phi vẫn chưa nhiều do thời tiết chưa thuận lợi. Sản lượng nuôi cá nước ngọt 3

Hồng là 74.452 tấn, chiếm 79,3 % tổng sản lượng của toàn khu vực. Những địa phương có sản lượng cá nước ngọt lớn gồm Hà Nội (24.015 tấn), Hải Dương (18.200 tấn) và Bắc Ninh (12.162 tấn).

Tuy nhiên, nghề nuôi cá ở khu vực phía bắc hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, chưa gắn với bảo vệ môi trường cũng như chưa tạo được hệ thống tiêu thụ và thị trường ổn định.

Nhờ hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Lô, Thái Bình... và các hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Ba Bể, Đại Lải, Núi Cốc nên nghề nuôi cá với hình thức nuôi lồng ở các tỉnh phía bắc phát triển khá mạnh. Đặc biệt với ưu điểm là dễ chăm sóc, nuôi mật độ cao, dễ thu hoạch, đầu tư ban đầu không cao, chi phí thức ăn thấp do tận dụng thức ăn sẵn có ở địa phương như lá sắn, lá ngô, củ sắn, hạt ngô băm nhỏ nên tổng chi phí thường không cao.

Các tỉnh miền bắc có tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi cá theo hình thức lồng, bè là hơn 200.000 ha diện tích mặt nước. Tuy nhiên, các địa phương mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ so với tiềm năng diện tích mặt nước của sông và hồ chứa. Theo thống kê, tổng diện tích lồng nuôi cá ở các tỉnh miền bắc ước khoảng 300.530 m3, số lượng gần 5.000 lồng, với năng suất đạt hơn 2.000 tấn/năm. Ngoài ra một số số liệu được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3: Tình hình nuôi và thu hoạch cá thịt của một số tỉnh phía Bắc năm 2013

lồng cá ( lồng ) (tấn/năm) (tấn/lồng) (trđ/ lồng) Hòa Bình 950 200 600 7-10 Hải Dương 540 500 650 9-12 Yên Bái 308 200 500 5-8 Phú Thọ 575 81,7 320 5-7 Sơn La 123 80 280 6-8 Bắc Ninh 210 90 450 8-14 (Nguồn: Bộ thủy sản)

Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống như trắm cỏ, chép, rô phi và một vài đối tượng cá có giá trị kinh tế khác như cá tầm, diêu hồng, nheo, anh vũ...Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng trong năm năm trở lại đây, phong trào nuôi cá lồng phát triển rất mạnh với các đối tượng nuôi chính là cá rô phi, diêu hồng, chép V1, lăng, nheo. Năng suất đạt được từ 5 đến 7 tấn cá/lồng (108 m3) tại một số hộ nuôi trên sông Kinh Thầy (Hải Dương), sông Đuống (Bắc Ninh), sông Trà Lý (Thái Bình), sông Hồng (Hà Nam). Ngoài ra, ở một số tỉnh miền núi như: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu… cũng rất phát tiển mô hình nuôi cá bỗng tạo việc làm, đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

Tiềm năng để phát triển nghề nuôi cá lồng ở các tỉnh phía Bắc là rất lớn nhưng hiện nay các địa phương vẫn chưa khai thác hết. Mặc dù năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nghiệm thu quy hoạch phát triển nghề cá hồ chứa đến năm 2020. Đây là căn cứ để các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết và triển khai các dự án nuôi cá lồng, bè trên sông, suối, hồ chứa. Trên thực tế một số địa phương đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản, trong đó quan tâm tới nuôi lồng bè nhưng cơ quan chuyên môn không chủ động tham mưu đề xuất để UBND các tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện các dự án nuôi cá lồng bè tập trung, các mô hình trình diễn, cơ chế khuyến khích phát triển dẫn đến quy hoạch không được thực hiện.

Có thể khẳng định nuôi trồng cá thịt thương phẩm vùng Đồng bằng sông Cửu Long là ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; là ngành sản xuất thủy sản chủ lực cung cấp cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong vùng; đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế; tạo thêm nhiều việc làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng; phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình đạt trên 5%/năm trong giai đoạn 2010-2020 cùng với phát triển nuôi các đối tượng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao, phấn đấu giá trị tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2020 đạt trên 6%/năm.

Với tiềm năng mặt nước lớn nhất cả nước, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, dân số đông thì khu vực phía Nam nước ta không chỉ là vựa lúa trời mà còn là bể cá lớn cung cấp nguồn cá tươi sống phục vu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với các loài cá đặc trưng, có giá trị cao như: cá tra, cá basa, cá rô đồng, cá rô phi, sặc rằn, cá lóc….hình thức nuôi thâm canh lồng cá công nghiệp, đầu tư vốn lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhất là đối với hai loại cá tra và cá basa được nuôi phổ biến nhất ở các tỉnh khu vực phía nam, năng suất cao và là nguồn cá xuất khẩu lớn của nước ta. Tình hình nuôi và thu hoạch cá thịt của các tỉnh phía Nam thể hiện qua bảng 2.4

Bảng 2.4: Tình hình nuôi và thu hoạch cá thịt khu vực phía Nam năm 2013 STT Địa phương Tổng lượng

giống thả Diện tích hiện thả Diện tích đã thu Sản lượng thu (tấn) Năng suất bình quân 1 Tiền Giang 127 99 88 29.198 330 2 Bến Tre 298 680 691 137.490 199 3 Đồng Tháp 491 1.745 806 294.558 365 4 Vĩnh Long 120 244 232 81.964 353

5 An Giang 280 644 923 247.851 269 6 Cần Thơ 254 827 385 86.101 224 7 Hậu Giang 64 160,4 105 26.682 255 8 Sóc Trăng 18 79 60 11.984 200 9 Trà Vinh 12 24 25 11.495 460 Tổng cộng 1.663 4.509 3.326 932.022 280 So sánh cùng kỳ 83,8 87,2 99,4 102,8 271 (Nguồn: Tổng cục Thủy sản)

Trong quá trình nuôi, bà con chú trọng thực hiện 3 giải pháp chính là đẩy mạnh công tác khuyến ngư, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo đó, các tỉnh đẩy mạnh phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ nuôi thủy sản, thông tin thị trường, giá cả; những điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh thủy sản; Đồng thời, bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người nuôi để nâng cao kỹ năng sản xuất, quản lý trong lĩnh vực thủy sản. Kết hợp đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến trong thâm canh nuôi thủy sản, sản xuất giống sạch, thực hành công nghệ nuôi sạch theo quy định của Bộ NN&PTNT; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và thương hiệu mặt hàng thủy sản. Phấn đấu đến năm 2020, phổ biến mô hình nuôi theo tiêu chuẩn GAP (sản xuất nông nghiệp bền vững), SQF 1000 (an toàn chất lượng thực phẩm) đến tận xã, ấp; thực hiện an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn quốc tế như HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn)...

Đầu năm 2013, các loại dịch bệnh trên cá đã xảy ra tại 71 xã thuộc 21 huyện của 6 tỉnh với tổng diện tích cá bị bệnh là 732,1ha, gồm: Bến Tre (7,6ha), Đồng Tháp (639ha), Hậu Giang (0,1ha), thành phố Cần Thơ (1,2 ha), Trà Vinh (9,1 ha) và Vĩnh Long (75 ha). Các bệnh cá thường mắc là: Gan thận mủ (chiếm khoảng 48%), xuất huyết (khoảng 32%), ký sinh trùng (khoảng 4%) và một số bệnh khác. Dịch bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng bị nặng nhất vào giai đoạn từ tháng 12-2 và tháng 6-8.Không những thế, trong tổ

theo chuỗi giá trị sản phẩm chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Trong hoạt động xuất khẩu cá như cá tra, basa hiện nay có quá nhiều đầu mối, nên xảy ra tình trạng cạnh tranh thương mại không lành mạnh. Sự cạnh tranh không lành mạnh như lạm dụng tỷ lệ mạ băng, gia tăng hàm lượng nước làm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giá cá trong nước sụt giảm, ảnh hưởng không ít đến phát triển bền vững ngành hàng cá xuất khẩu.

2.2.2.3 Thực trạng nuôi cá thịt ở khu vực miền Trung

Đây là khu vực có truyền thống nuôi trồng cá nước ngọt, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đều giáp biển là lợi thế không hề nhỏ để phát tiển nghề nuôi cá thịt. Với các mô hình chuyển đổi từ cây lúa, khắc phục khó khăn trong việc “dồn điền đổi thửa”, một số diện tích đất trồng lúa và sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, những khu vực đất trũng, dải đất ven sông… đã được chuyển đổi sang nuôi trồng cá thịt; với các hình thức nuôi từ truyền thống đến thâm canh công nghiệp, hay mô hình lúa-cá, luân canh 1 vụ lúa- 1 vụ cá, lợi dụng kênh mương để thả cá với các loài cá phổ biến được người dân ưa dùng như: cá chép, rô phi, cá chim, mè, trắm, lóc, trê, vược… đã và đang đem lại hiệu quả cho người dân ở các tỉnh trong khu vực, những năm gần đây diện tích đất nuôi cá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NUÔI CÁ THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN XÃ THUẦN LỘC, HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA (Trang 26 -26 )

×