Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đà Lạt (Trang 37)

Nhận thức được tầm quan trọng của khách hàng DNNVV đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng, rất nhiều các ngân hàng đã và đang có những biện pháp tích cực để tập trung tiếp cận, đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ cho các DNNVV ngày một nhiều hơn. Giải pháp phổ biến hiện nay của các NHTM là: Chủ động tiếp thị và tư vấn, lựa chọn khách hàng DNVVN để cho vay; Nâng cao trình độ của nhân viên tín dụng để họ có khả năng đánh giá và tư vấn được cho doanh nghiệp; Tìm cách giải quyết bài toán lãi suất để có thể đưa ra mức lãi suất thu hút các DNNVV; Tăng dư nợ cho vay trung dài hạn để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Dưới đây là một số kinh nghiệm của các ngân hàng:

* Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Sacombank)

Nắm bắt được tâm lý e ngại của nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ khi trực tiếp làm việc với ngân hàng để vay vốn nên thường thông qua người môi giới để vay vốn ngân hàng, Sacombank chi nhánh Lâm Đồng xây dựng hẳn một đội ngũ nhân viên chỉ chuyên đi tiếp thị bán hàng và trực tiếp tìm đến khách hàng. Vì thế, chi nhánh này lâu nay chỉ có thế mạnh về cho vay tiêu dùng nhưng hiện nay đã phát triển mạnh hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV.

* Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) chi nhánh Lâm Đồng

Các nhân viên ngân hàng đã tổ chức thu thập thông tin từ nhiều nguồn để có được danh sách, địa chỉ cụ thể của các doanh nghiệp, từ đó liên lạc gửi thư ngỏ để tiếp thị sản phẩm. Khi doanh nghiệp có nhu cầu, chỉ cần gọi điện thoại là nhân viên ngân hàng sẽ đến tận nhà. Hiện tại không chỉ nhân viên tín dụng mà cả nhân viên thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ,... cũng đến để có thể tư vấn được nhiều loại sản phẩm cho khách hàng. Không hiếm trường hợp khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng khác trước đó, nhưng các nhân viên của chi nhánh này cũng mời được họ giao dịch thêm với ngân hàng của mình.

* Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

ACB đã triển khai chương trình “Cho vay tái cấu trúc tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa” với tổng hạn mức chương trình lên đến 1.000 tỷ đồng. Thời gian triển khai chương trình từ 09/03/2012 đến khi hết hạn mức, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, chế biến. Theo đó, các doanh nghiệp khi tham gia chương trình sẽ được cho vay trả góp trung, dài hạn nhằm tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp và được hưởng các tiện ích sau: Quy mô tài trợ đối với một khách hàng: lên đến 50 tỷ đồng; Thời hạn cho vay: lên đến 60 tháng và được ân vốn gốc; Phương thức trả nợ: linh hoạt, phù hợp với dòng tiền của DN; Thủ tục đơn giản, nhanh chóng; Tài sản đảm bảo: ngoài bất động sản, có thể nhận một phần máy móc thiết bị/hàng hóa; Đối tượng: Lĩnh vực đề nghị tài trợ thuộc ngành kinh doanh chính, có thời gian hoạt động thực tế liên tục từ 3 năm trở lên, tình hình kinh doanh ổn định.

* Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeAbank)

SeAbank là một trong những ngân hàng đã công bố các gói hỗ trợ nhóm DNNVV với lãi suất hấp dẫn, nhằm để đẩy nhanh tín dụng ra nền kinh tế. Nhằm hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn, hiện SeABank đã triển khai gói cho vay 2.000 tỷ tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi chỉ từ 10,99%/năm cho các DNNVV trên cả nước. Khách hàng vay USD sẽ được áp

“Đón dòng tín dụng”, chương trình tín dụng 2.000 tỷ đồng nhằm tiếp sức doanh nghiệp mùa cuối năm chính là một ưu đãi mới của SeABank dành cho khách hàng DNNVV trên cả nước thuộc các lĩnh vực kinh doanh được khuyến khích đầu tư gồm: Hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ gia dụng, Sản phẩm xuất khẩu, Sản xuất, chế biến, gia công nguyên vật liệu trong nước phục vụ xuất khẩu, Dược phẩm và thiết bị y tế, Điện tử và viễn thông.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đà Lạt (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)