Kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đà Lạt (Trang 89)

* Về năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp

Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh tranh bằng cách nào để doanh nghiệp thành công tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng, năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp.

Phần lớn các lãnh đạo điều hành DNNVV đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn. Các lãnh đạo điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp không có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình đang hoạt động, điều đó cũng tạo khó khăn cho việc đánh giá năng lực điều hành lãnh đạo doanh nghiệp của các NHTM.

Mặt khác, do không được đào tạo bài bản nên phần lớn các lãnh đạo DNNVV tại Việt Nam thường không biết cách quản lý dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả, đầu tư dàn trải dẫn đến các NHTM thường đánh giá năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ở mức thấp.

Vì vậy, các lãnh đạo DNNVV phải tự nâng cao năng lực và điều hành để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, trên cơ sở đó các NHTM sẽ đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn.

* Về báo cáo tài chính

Số liệu trong báo cáo tài chính của DNNVV thường không trung thực và thiếu minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn từ NHTM.

Theo qui định của Việt Nam hiện nay, có 6 loại doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Riêng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV đều không kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Nếu doanh nghiệp không cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính, thì việc tiếp cận vốn các NHTM sẽ gặp khó khăn.

* Về vấn đề trốn thuế

Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp đang phổ biến tại Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không thực tế trong hoạt động kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm tới mức tối thiểu hoặc thậm chí là âm, làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ có chủ ý của doanh nghiệp.

Điều này vô hình chung, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn các NHTM, các NHTM xem xét các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính toán các chỉ tiêu trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại, đánh giá, xếp loại khách hàng thì dĩ nhiên đánh giá là hiệu quả thấp.

Do đó, nếu doanh nghiệp đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn các NHTM, vì vậy lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện việc ghi nhận kết quả kinh doanh thực tế phát sinh để NHTM có thể đánh giá đúng hiệu quả của việc kinh doanh.

Kết luận chương 3

Trong bối cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức đối với cả hệ thống NHTM và các DNNVV thì việc xác định đúng đắn định hướng phát triển của Vietcombank Đà Lạt, trong đó có định hướng về hoạt động cho vay đối với DNNVV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chi nhánh này. Trên cơ sở xác định định hướng phát triển của Vietcombank Đà Lạt, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp cũng như các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank Đà Lạt.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu đề tài “Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt“ có thể rút ra một số kết luận sau:

- DNNVV với những đặc điểm mang tính đặc thù có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp này đang gặp những khó khăn không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề thiếu vốn.

- Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV có vai trò hết sức to lớn trong bổ sung nguồn vốn cho hoạt động của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với tính cách là các doanh nghiệp, các NHTM phải thường xuyên quan tâm đến mức độ phát triển của hoạt động cho vay, trong đó có cho vay đối với các DNNVV. Vì thế, điều quan trọng là phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng cũng như các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV.

- Sự phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank Đà Lạt cho thấy hoạt động này đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

- Trong bối cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức đối với hoạt động của các NHTM cũng như các DNNVV, Vietcombank Đà Lạt cần xác định đúng đắn định hướng phát triển, từ định hướng chung, định hướng phát triển tín dụng đến định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV.

- Để phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV, Vietcombank Đà Lạt cần thực hiện tổng thể các giải pháp: Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng; Đa dạng hóa các hình thức cho vay đối với các DNNVV; Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt cho các DNNVV; Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với các DNNVV; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,…

Bên cạnh đó, việc phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV của các NHTM nói chung, Vietcombank Đà Lạt nói riêng cũng đòi hỏi phải có những đổi mới từ phía Nhà nước, các hiệp hội và của chính các DNNVV./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và

vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb chính trị quốc

gia, Hà Nội

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Dự thảo Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch

phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015, Hà Nội.

3. Võ Văn Dứt, Phạm Lê Thông (2012), “Các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ

giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp tại Cần Thơ”, Tạp chí Ngân hàng,

(10).

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Hưng, Phạm Hùng Thắng (2011), “Giải pháp tín dụng cho doanh

nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 24.

6. Bùi Minh Hương (2007), Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa

và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Kiều (2005), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Thành phố Hồ Chí

Minh.

8. Lê Bá Minh Long (2011), “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại

ngân hàng TMCP Phương Đông”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh năm 2011 và định hướng kinh doanh năm 2012, Hà Nội.

10.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2008), Quyết định số 36/QĐ-

NHNT.CSTD ngày 28/01/2008 V/v ban hành Quy trình tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

11.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2010), Quyết định số 117/QĐ-

VCB.CSTD ngày 17/03/2010 V/v ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ,

Hà Nội.

12.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt (2009, 2010,

2011, tháng 09/2012), Báo cáo hoạt động kinh doanh, Đà Lạt.

13.Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt (2009, 2010,

2011, tháng 09/2012), Báo cáo phân loại nợ theo ngành, loại hình kinh tế và

cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, Đà Lạt.

14.Mai Thị Lệ Oanh (2010), Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp

nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn, Luận

văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

15.Phạm Hùng Thắng (2011), “Để nâng cao hiệu quả bảo lãnh tín dụng đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (19).

16.Nguyễn Đức Thành (Chủ biên), (2011), “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

2011- Nền kinh tế trước ngã ba đường”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

17.Nguyễn Đức Thành (Chủ biên), (2012), “Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam

2012- Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Website: 18.http://cafef.vn 19.http://www.lamdong.gov.vn 20.http://www.ldgsmes.com.vn 21.http://www.nhandan.com.vn 22.http://www.nif.mof.gov.vn 23.http://www.vietcombank.com.vn 24.http://www.vinasme.com.vn 25.http://voer.edu.vn

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đà Lạt (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)