Vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 45 - 48)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.6,Vùng Đông Nam Bộ

Tính đến năm 2010, vùng Đông Nam Bộ đã có 110 khu công nghiệp, khu chế xuất với tổng diện tích tự nhiên trên 40 nghìn ha, trong đó có 79 khu công nghiệp đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy bình quân là 55%.

Bảng 2.4: Hiện trạng các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Đông Nam Bộ năm 2010 Đơn vị hành chính KCN, KCX Diện tích tự nhiên (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Thu hút lao động (nghìn ngƣời) Tổng số Đang hoạt động Toàn vùng 110 79 40274 55 970 TP.Hồ Chí Minh 16 13 3494 80 255 Đồng Nai 30 23 9578 59 378 Bình Dƣơng 27 24 7617 65 265

Bình Phƣớc 18 5 6325 50 5

Tây Ninh 5 5 4464 13 34

Bà Rịa – Vũng Tàu 14 9 8796 45 32

(Nguồn: Vụ Quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất; Website: các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ)

Các tỉnh Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh là những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất (có 87 khu với diện tích tự nhiên là 29,5 nghìn ha, chiếm 79% số lƣợng khu công nghiệp và 73% tổng diện tích khu công nghiệp toàn vùng). Trong số này dẫn đầu là tỉnh Đồng Nai (30 khu công nghiệp, khu chế xuất trên diện tích 9579 ha).

Đông Nam Bộ có tỉ suất đầu tƣ trung bình của các dự án FDI/ha đất công nghiệp đã cho thuê là 3,22 triệu USD, cao hơn mức trung bình của cả nƣớc. Tỷ lệ tạo việc làm/ha đất công nghiệp đã cho thuê cũng cao nhất nƣớc với 87 lao động.

Các khu công nghiệp, khu chế xuất phân bón dọc theo các tuyến quốc lộ 1, 51 và 13. Sự phân bố các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố.

Đồng Nai là tỉnh đứng đầu cả nƣớc về số lƣợng các khu công nghiệp với 30 khu công nghiệp trên tổng số 110 khu công nghiệp của vùng (tính đến năm 2010). Tiêu biểu là các khu công nghiệp đã thành lập, xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đang thu hút đầu tƣ nhƣ Amata, Biên Hòa 1 và 2, Loteco, Nhơn Trạch 1, 2 và 3, Gò Dầu, Hố Nai, Sông Mây, Long Thành, Tam Phƣớc, Định Quán,…

Bình Dƣơng là tỉnh đứng thứ hai về số lƣợng khu công nghiệp trong vùng với 27 khu công nghiệp, trong đó có 24 khu 8 công nghiệp đang hoạt động. Đó là các khu công nghiệp Sóng Thần 1 và 2, Đông An, Việt Hƣơng 1 và 2, Bình Đƣờng, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Mỹ Phƣớc, Việt Nam – Singapo, Bình An,…

Sau hai tỉnh trên là đến Bình Phƣớc với 18 khu công nghiệp (Đồng Xoài 1, 2, 3 và 4, Việt Kiều, Tân Khai, Minh Hƣng, Chơn Thành 1 và 2, Becamex,

Nam Đồng Phú, Bắc Đồng Phú,…), TP. Hồ Chí Minh với 16 khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó 13 khu đang hoạt động mà tiêu biểu là các khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung 1 và 2, các khu công nghiệp Bình Chiểu, Hiệp Phƣớc, Tân Tạo, Tân Bình, Tân Thới Hiệp, Lê Minh Xuân, Tây Bắc Củ Chi, Vĩnh Lộc, Cát Lái 2,… Bà Rịa – Vũng Tàu có 9 khu công nghiệp đang hoạt động trên tổng số 14 khu công nghiệp đã thành lập (Đông Xuyên, Phú Mỹ 1, Mỹ Xuân A, Cái Mép,…) và cuối cùng là Tây Ninh với 5 khu công nghiệp (Tràng Bàng, Phƣớc Đông – Bời Lời, Bourbon – An Hòa, Linh Trung 3, Chà Lai).

2.2.7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tính đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 60 khu công nghiệp đƣợc Chính phủ quyết định thành lập, đang xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đã đi vào hoạt động.

Một số khu công nghiệp ở các địa phƣơng:

+ Tỉnh Long An có các khu công nghiệp Xuyên Á (306 ha), Tân Kim (117 ha), Tân Đức giai đoạn 1 (273 ha), Vĩnh Lợi 2 (226 ha), Long Hậu (142 ha), Thạch Đức (255 ha), Đức Hòa 1 (274 ha), Thuận Đạo – Bến Lức (114 ha),…

+ TP. Cần Thơ có các khu công nghiệp Trà Nóc 1 (135 ha), Trà Nóc 2 (165 ha), Hƣng Phú (350 ha),…

+ Tỉnh Tiền Giang có các khu công nghiệp Mỹ Tho (79 ha), Tân Hƣơng giai đoạn 1 (197 ha),…

+ Tỉnh Vĩnh Long có các khu công nghiệp Hòa Phú (121 ha), Bình Minh (132 ha),…

Các tỉnh Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang có số khu công nghiệp không nhiều (5 – 7 KCN/tỉnh). Các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang có ít khu công nghiệp nhất vùng.

Tính đến năm 2009 đã có 552 dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp của vùng (139 dự án FDI và 412 dự án trong nƣớc) với tổng số vốn đăng ký (kể cả đầu tƣ cơ sở hạ tầng) là 2500 triệu USD và 22 nghìn tỷ đồng. Giá trị sản xuất trong các khu công nghiệp đạt khoảng 11 nghìn tỷ đồng (giá cố định), chiếm

14,3% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các khu công nghiệp đạt khoảng 650 triệu USD. Các khu công nghiệp thu hút đƣợc 9 vạn lao động trực tiếp vào làm việc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 45 - 48)