Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 42 - 45)

5. Cấu trúc khóa luận

2.2.4, Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng, đem lại hiệu quả cao nhất trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là các khu công nghiệp tập trung. Tính đến năm 2010, Duyên hải Nam Trung Bộ có 26 khu công nghiệp đang hoạt động ở 8/8 tỉnh, thành phố.

Bảng 2.3: Một số khu công nghiệp đã đƣợc thành lập ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Khu công nghiệp Tỉnh, thành phố

Diện tích tự nhiên

(ha)

Các ngành công nghiệp chủ yếu

KCN Đà Nẵng Đà Nẵng 63 Dệt – May, da – giày, điện tử - tin

học, thực phẩm – đồ uống

KCN Liên Chiểu Đà Nẵng 374 Luyện cán thép, hóa chất, xe máy

KCN Hòa Cầm Đà Nẵng 137 Điện tử - tin học, cơ khí lắp ráp, thực

phẩm – đồ uống

KCN Hòa Khánh Đà Nẵng 572

Cơ khí, điện tử - tin học, thực phẩm – đồ uống, dệt – may, vật liệu xây

dựng cao cấp KCN Điện Nam –

Điện Ngọc Quảng Nam 390

Lắp ráp xe máy, điện tử, thực phẩm – đồ uống, thiết bị văn phòng

KCN Tịnh Phong Quảng Ngãi 139 Vật liệu xây dựng, kỹ thuật cao

KCN Quảng Phú Quảng Ngãi 100 Chế biến mía đƣờng, nƣớc giải khát,

KCN Phú Tài Bình Định 348 Chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, điện tử

KCN Long Mỹ Bình Định 100 Chế biến lâm sản, phân bón, thức ăn

gia súc, cơ khí

KCN Hòa Hiệp Phú Yên 102 Chế biến nông – thủy sản, dệt – may,

da – giày

KCN Suối Dầu Khánh Hòa 78 Chế biến thực phẩm, đồ uống, điện

tử - tin học

KCN Ninh Thủy Khánh Hòa 206 Chế biến thực phẩm, đồ uống, vật

liệu xây dựng

KCN Phƣớc Nam Ninh Thuận 370 Chế biến thủy sản, sửa chữa tàu

thuyền

KCN Tháp Chàm Ninh Thuận 126 Chế biến lâm sản, dệt – may, hóa

chất

KCN Phan Thiết Bình Thuận 109 Chế biến thủy sản, đóng tàu

KCN Tuy Phong Bình Thuận 1000

Sản xuất nƣớc khoáng, hóa chất, chế biến thủy sản, cơ khí, điện tử, dệt –

may

(Nguồn: Vụ quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Website: http:// www. Khu công nghiệp.com.vn)

Sự phát triển các khu công nghiệp tại Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những kết quả khả quan. Bƣớc đầu các khu công nghiệp trong vùng đã thu hút đƣợc 89 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng số vốn đầu tƣ là 499 triệu USD, chiếm 5,4% tổng số dự án và 3,5% tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của cả nƣớc. Đồng thời cũng thu hút đƣợc 481 dự án đầu tƣ trong nƣớc (chiếm 30,0% so với cả nƣớc), với tổng số vốn đầu tƣ là 11055 tỷ đồng (chiếm 13,9% cả nƣớc). Tuy nhiên, quy mô của mỗi dự án còn nhỏ. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ còn khá khiêm tốn. So với đầu tƣ trong nƣớc thì đầu tƣ nƣớc ngoài thấp hơn cả về số dự án cũng nhƣ tổng số vốn.

Về tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (tỷ lệ diện tích đã cho thuê/diện tích có thể cho thuê của khu công nghiệp) của Duyên hải Nam Trung Bộ trung bình là 68,7%, cao hơn trung bình của cả nƣớc (61,0%). Trong số đó, một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao nhƣ khu công nghiệp Hòa Hiệp (91,2%), khu

công nghiệp Hòa Khánh (88,3%), khu công nghiệp Đà Nẵng (83,7%), khu công nghiệp Suối Dầu (85,5%), khu công nghiệp Hòa Cầm (80,9%). Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cao phản ánh tình hình quy hoạch cũng nhƣ kêu gọi đầu tƣ của vùng rất hiệu quả.

Các khu công nghiệp đã thu hút đƣợc khoảng 10 vạn lao động trong vùng (chiếm 15,9% tổng số lao động làm việc trong các khu công nghiệp của cả nƣớc), ngoài ra còn thu hút lao động từ các địa phƣơng khác. Số lao động ngoài vùng chủ yếu tập trung tại một số khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy cao nhƣ khu công nghiệp Hòa Khánh, khu công nghiệp Phú Tài,…

2.2.5. Vùng Tây Nguyên

Để đảm bảo phát triển công nghiệp có hiệu quả, bền vững và thu hút đầu tƣ, trên địa bàn Tây Nguyên đã hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bƣớc đầu các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã thu hút đƣợc sự quan tâm của các doanh nghiệp trong vùng, các vùng khác và cả nƣớc ngoài. Tuy nhiên, việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Tây Nguyên cũng gặp không ít khó khăn về vị trí địa lý, về vốn, về nguồn nhân lực có chất lƣợng,…

Toàn vùng có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 1668 ha (lấp đầy đƣợc hơn 30% diện tích) và 60 cụm công nghiệp với 2846 ha tổng diện tích quy hoạch (lấp đầy đƣợc hơn 10% diện tích). Sự phân bố các khu công nghiệp và cụm công nghiệp không đều giữa các tỉnh:

+ Tỉnh Kon Tum có 4 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 459 ha, gồm: khu công nghiệp Hòa Bình I có diện tích quy hoạch là 60 ha, khu công nghiệp Hòa Bình II có diện tích quy hoạch là 100 ha, khu công nghiệp Sao Mai có diện tích quy hoạch là 150 ha và khu công nghiệp Đắk Tô có diện tích quy hoạch là 150 ha. Ngoài ra, trong tỉnh còn 7 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 476 ha.

+ Tỉnh Gia Lai có 5 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch khoảng 508 ha, gồm: khu công nghiệp Trà Đa có diện tích quy hoạch là 109 ha, khu công nghiệp Tây Plây Ku có diện tích quy hoạch là 200 ha, khu công nghiệp

Song An, khu công nghiệp Ia Sao, khu công nghiệp Chƣ Sê, (3 khu công nghiệp này có tổng diện tích quy hoạch là 199 ha). Ngoài ra, trong tỉnh còn có 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 968 ha.

+ Tỉnh Đắk Lắc có khu công nghiệp Hòa Phú với tổng diện tích quy hoạch là 182 ha và 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 326 ha.

+ Tỉnh Đắk Nông có khu công nghiệp Tâm Thắng với diện tích quy hoạch là 181 ha và 8 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 332 ha.

+ Tỉnh Lâm Đồng có 2 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 274 ha, gồm khu công nghiệp Lộc Sơn có diện tích quy hoạch là 185 ha và khu công nghiệp Phú Hội có diện tích quy hoạch là 89 ha. Ngoài ra, trong tỉnh còn có 13 cụm công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch là 686 ha.

Phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở Tây Nguyên đều đang xây dựng cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)