Tinh chế

Một phần của tài liệu Góp phần khảo sát thành phần hóa học trong vỏ cây ô môi (CASSIA GRANDIS l ) họ vang (CAESALPINIACEAE) (Trang 55 - 63)

3. CÔ LẬP HỢP CHẤT TỪ CAO THÔ

3.2.2 Tinh chế

Tinh chế phân đoạn CGB5c22:

Ở phân đoạn CGB5c22 (từ lọ 71-99) với hệ dung môi PE:EtOAc = 96:4 và 95:5, sau khi cô cạn dưới áp suất thấp thu hồi dung môi và được kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, hiện vết bằng đèn UV và bằng dung dịch H2SO4 15% trong EtOH và hơ nóng bản sắc ký trên bếp điện. Kết quả cho thấy có 1 vết tròn màu tím và 2 vệt là vàng và cam sát nhau kéo dài. Tổng khối lượng cao ở phân đoạn CGB5c22 là 0.76g. Kết tinh lại nhiều lần với PE, sau đó kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, hiện vết bằng đèn UV và bằng dung dịch H2SO4 15% trong EtOH và hơ nóng bản sắc ký. Kết quả cho thấy có 1 vết tròn màu tím và vẫn còn 2 vệt là vàng và cam sát nhau kéo dài.

Tinh chế phân đoạn CGB5e2:

Ở phân đoạn CGB5e2 (từ lọ 29-57) với hệ dung môi C:M = 90:10, sau khi cô cạn dưới áp suất thấp thu hồi dung môi và được kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, hiện vết bằng đèn UV và bằng dung dịch H2SO4 15% trong EtOH và hơ nóng bản sắc ký trên bếp điện. Kết quả cho thấy có Một vết tròn màu vàng và nhiều vết mờ, kéo dài. Tổng khối lượng cao ở phân đoạn CGB5e2 là 0.38g. Kết tinh lại nhiều lần với PE:C = 95:5, sau đó kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, hiện vết bằng đèn UV và bằng dung dịch H2SO4 15% trong EtOH và hơ nóng bản sắc ký. Kết quả cho thấy có Một vết tròn màu vàng và vẫn còn nhiều vết mờ, kéo dài.

Tinh chế phân đoạn CGB7:

Ở phân đoạn CGB7 (từ lọ 322-392) với hệ dung môi XCS:EtOAc = 20:80, ta lấy phần kết tinh ra khỏi dung dịch. Phần kết tinh có khối lượng 0.36g. Kết tinh lại nhiều lần trong MeOH thu được tinh thể màu trắng không tan trong MeOH có khối lượng là 0.08g. Lấy một ít tinh thể hòa tan trong Chloroform, sau đó kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, hiện vết bằng đèn UV và bằng dung dịch H2SO4 15% trong EtOH và hơ nóng bản sắc ký. Kết quả cho thấy có một vết tròn màu tím.

Sau đó tiến hành thử TLC trên 3 hệ dung môi khác nhau và nhận thấy chỉ xuất hiện một vết màu hồng đậm với thuốc hiện màu là H2SO4 15%. Kết luận đây là chất sạch với khối lượng 0.08g, kí hiệu là CGBE01.

Luận văn: Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

Nguyễn Tuấn Vũ 44

Một số đặc tính của chất CGBE1 đã tinh chế được:

 Chất bột màu trắng.

 Kết tinh trong MeOH.

 Tan trong CHCl3.

 Sắc ký bản mỏng (TLC) hiện màu tím bằng dung dịch axit H2SO4 15% trong EtOH, không hiện màu dưới đèn UV.

 Giải ly bằng hệ CHCl3 – MeOH 85: 15 cho vết tròn màu tím có Rf = 0.67.

Xác định cấu trúc CGBE1:

 Điểm nóng chảy của hợp chất CGBE1: 283.3oC.

Hình 2.11: Chất CGBE1 Hình 2.10: TLC của chất CGBE1

Luận văn: Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

Nguyễn Tuấn Vũ 45

Bảng 2.7. Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy của hợp chất CGBE1 Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy của hợp chất CGBE1

Lần 1 Lần 2 Lần 3

283oC 283oC 284oC Trung bình = 283.3 oC

 Phổ IR (KBr),  cm-1: 3396 (O-H); 2958; 2934 và 2868 (C-H); 1638 (C=C); 1024.0-1256.3 (C-O).

Luận văn: Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

Nguyễn Tuấn Vũ 46

Luận văn: Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

Nguyễn Tuấn Vũ 47

Phổ IR (KBr,  max, cm-1) cho biết:

Bảng 2.8. Phổ IR của hợp chất CGBE1 νmax (KBr), (cm-1) Chú thích 3396 νOH 1638 ν>C=CH 1024.0 - 1256.3 νC-O 2868.4 - 2958.7 νC-H 1463.8 ν-CH2-  Cấu trúc đề nghị của hợp chất CGBE1:

O OH H OH HO HO H H H 1' 5' O 29 26 27 25 24 28 23 22 20 21 17 16 15 H 14 13 19 12 11 9 H 8 7 6 5 4 3 2 1 18 2' 3' 4' 6' H Công thức phân tử : C35H60O6

Tên gọi: 3-O-( -D-glucopyranosyl)-  -sitosterol

Luận văn: Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

Nguyễn Tuấn Vũ 48

Chương 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Đề tài: “Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

L.f Họ Vang (Caesalpiniaceae)” thực hiện tại phòng hóa Vô Cơ và phòng Hữu Cơ, Bộ Môn Hóa, Khoa Sư Phạm, Trường Đại Học Cần Thơ. Qua quá trình nghiên cứu đã được một số kết quả bước đầu như sau:

Đề tài được thực hiện với quy trình đơn giản, phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm.

Từ cao EtOAc tôi nhận thấy có khá nhiều chất khác nhau và hàm lượng của chúng cũng khác nhau được chứa trong cao này.

Qua khảo sát sơ bộ thành phần hóa học của vỏ cây ô môi bằng các thuốc thử hữu cơ đặc trưng như: Salkowski, Liebermann-Burchard, Dragendoff, Wagner,…chúng tôi thấy trong vỏ cây ô môi có chứa alkaloid, steroid, glycosid, tanin, saponin, coumarine, flavonoid.

Từ cao EtOAc, tôi đã phân lập được một chất khá sạch, dạng bột màu trắng với khối lượng 0.08g, kí hiệu CGBE1. Theo đề nghị cấu trúc thì CGBE1 là 3-O-( -D- glucopyranosyl)-  -sitosterol. O OH H OH HO HO H H H 1' 5' O 29 26 27 25 24 28 23 22 20 21 17 16 15 H 14 13 19 12 11 9 H 8 7 6 5 4 3 2 1 18 2' 3' 4' 6' H

Luận văn: Góp phần khảo sát thành phần hóa học vỏ cây ô môi Cassia grandis

Nguyễn Tuấn Vũ 49

Hợp chất 3-O-( -D-glucopyranosyl)-  -sitosterol có công thức phân tử là C35H60O6, có phân tử khối là 576.86 g mol-1, là một Sterol thực vật rất phổ biến, đã được nghiên cứu từ lâu. Nó có một số tác dụng sinh học như sau:

- Chống oxi hóa.

- Giảm cholesterol trong máu; tăng hàm lượng HDL – C là thành phần chuyên chở cholesterol dư thừa ra khỏi mô ngoại vi.

- Làm giảm lượng mỡ trong máu từ đó giảm các nguy cơ tim mạch, phòng chống xơ vữa động mạch.

- Tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2. KIẾN NGHỊ

Đo thêm các loại phổ để xác định cấu trúc của chất CGBE1.

Tiếp tục thử hoạt tính sinh học của chất CGBE1 đã phân lập được và cao EtOAc. Do thực hiện đề tài trong thời gian tương đối ngắn, nên tôi chỉ khảo sát trên cao EtOAc, trong tương lai nếu có điều kiện cho phép sẽ tiếp nghiên cứu đề tài này sâu hơn.

Tiếp tục khảo sát thành phần hóa học ở các cao khác như: dichloromethane, ethyl acetate, methanol…để góp phần tìm hiểu thêm về thành phần hóa học của vỏ cây ô môi.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2013

xii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1] Đỗ Huy Bích (1995), Thuốc từ cây cỏ và động vật, Nhà xuất bản Y Học, trang 389-390.

[2] Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại học thực vật, Nhà xuất bản Giáo Dục, trang 136-137.

[3] Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 737.

[4] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Thu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, trang 495-496.

[5] Trần Hợp (2003), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 504.

[6] Nguyễn Kim Phi Phụng (2005), Phổ NMR sử dụng trong phân tích hữu cơ, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, trang 204-209, 340-347.

[7] Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, trang 80-147, 151-153, 213-223.

[8] Đào Huy Phong (2011), Luận văn Thạc sĩ Hóa Học “Nghiên cứu thành phần hóa học lá ô môi Cassia grandis L. Họ Vang (Caesalpiniaceae)”, Trường Đại học Cần Thơ.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2013

xiii

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI

[9] Srivastava YS, Gupta PC. (1981), A new flavonol glycoside from seeds of Cassia grandis L., Planta Med. 1981 Apr; 41(4), pp. 400-402.

[10] Wandee Gritsanapan, Bamrung Tantisewie and Vichiara Jirawongse (1984),

Chemical Constituents of Cassia Timorensis and Cassia Grandis, J. Sci. Soc. Thailand, 10 (1984), pp. 189-190.

[11] Ibadur Rahman Siddiqui, Mithiles Singh, Dipti Gupta và Jagdamba (1993),

Anthraquinone-O-β-D-Glucosides from Cassia Grandis, Natural Product Letters, Volume 2, Issue 2, 1993, pp. 83-90.

[12] R. P. Verma, K. S. Sinha (1994), An Anthraquinone from Cassia grandis Linn. Natural Product Letters, Volume 5, Issue 2, pp.105-110.

[13] Valencia E, Madinaveita A, Bermejo J, Gonzalez A, Gupta MP (1995),

Alkaloids from Cassia grandis. Fitoterapia 1994; Vol 66, No.5; pp. 476-477.

[14] A. G. González, J. Bermejo, E. Valencia, A new C6-C3 compound from Cassia grandis L., Planta Medica (1996) Volume 62, Issue 2, pp. 176-177.

[15] Meenarani; Kalidhar SB (1998), Chemical Examination of The Stems of Cassia Grandis L. Indian Journal of Pharmaceutical Sciences. 1998 Jan-Feb, 60(1), pp. 59. [16] Harsha Joshi và Virendra P. Kapoor, Cassia grandis Linn. F. seed galactomannan: structural and crystallographical studies, Carbohydrate Research (2003) Volume 338, Issue 18, pp. 1907-1912.

[17] LI Xiao-Liang, LU Ge, WANG Hao, YE Wen-Cai, ZHANG Xiao-Qi, ZHAO Shou-Xun (2007), “Study on the Chemical Constituents of Desmodium styracifolium

Một phần của tài liệu Góp phần khảo sát thành phần hóa học trong vỏ cây ô môi (CASSIA GRANDIS l ) họ vang (CAESALPINIACEAE) (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)