Tính gây bệnh

Một phần của tài liệu Tạo chủng và kiểm tra đặc tính sinh hóa chủng salmonella choleraesuissmith mang gen crp đột biến (Trang 26 - 27)

M Ở ĐẦU

1.2.6 Tính gây bệnh

Độc tố đường ruột của Salmonella sản sinh ra có hai thành phần: độc tố thẩm xuất nhanh và độc tố thẩm xuất chậm.

Độc tố thẩm xuất nhanh của Salmonella có cấu trúc và hoạt tính giống với độc tố chịu nhiệt ST (Stabletoixin) của E. coli. Độc tố này có trọng lượng phân tử hơn 90000 dal, chịu được nhiệt độ 1000C trong 4 giờ nhưng bị phá hủy nhanh khi hấp cao áp và bền vững ở nhiệt độ thấp, thậm chí có thể bảo quản ở nhiệt độ -200C. Cấu trúc phân tử bao gồm polysaccarit và một số polypeptit. Cơ chế gây bệnh của độc tố này là giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô của ruột. Độc tố chịu nhiệt thực hiện khả năng thẩm xuất nhanh sau 1–2 giờ và có thể kéo dài 48 giờ.

Độc tố thẩm xuất chậm có cấu trúc thành phần giống độc tố không chịu nhiệt của E.coli cho nên thường gọi nó là độc tố không chịu nhiệt của Salmonella LT (Labiletoxin), nó bị phá hủy ở 700C /30 phút và 560C /4 giờ, điểm đẳng diện bằng 4. Cấu trúc gồm 3 chuỗi polypeptit và một số hợp chất khác. Trọng lượng phân tử 44.000- 50.000 thậm chí đến 70.000 dal. LT của Salmonella làm thay đổi quá trình trao đổi nước và chất điện giải, dẫn đến rút nước từ cơ thể vào ruột non, gây tiêu chảy. LT thực hiện chức năng thẩm xuất chậm từ 18-24 giờ, có thể kéo dài tới 36– 48 giờ.

Ăn phải vật chứa Salmonella là con đường nhiễm chủ yếu. Động vật bị nhiễm, động vật mang bệnh làm rơi vãi Salmonella theo phân là nguồn lây nhiễm

Salmonella trong đàn và giữa các đàn. S. cholerasuis rất hiếm khi được phân lập từ thức ăn. Vì thế, lợn bị nhiễm bệnh hoặc các vật ô nhiễm vi khuẩn (trừ thức ăn) chắc chắn là nguồn lây nhiễm chủ yếu nhất. Những lợn khỏe mang trùng là phương tiện thông thường để vi khuẩn xâm nhập vào đàn.Ở đàn lợn bị tiêu chảy cấp tính do

Salmonella cholerasuis, có thể thải ra hàng triệu vi khuẩn trong 1 gram phân.

Các ổ dịch Salmonella choleraesuis thường liên quan đến các nhân tố gây stress như: nhốt lẫn, quá chật, vận chuyển, khí hậu khắc nghiệt, thay đổi thức ăn, ký sinh trùng và các bệnh xảy ra cùng một lúc.

Nhờ yếu tố này vi khuẩn mới xuyên qua được lớp màng nhày của ruột xâm nhập vào tế bào biểu mô. Khả năng xâm nhập vào tế bào Eukaryota và vào lớp

mucosa đường ruột là đặc tính của một số chủng Salmonella cường độc. Vi khuẩn

Salmonella có 13 protein giúp vi khuẩn xâm nhập. Các biến chủng của Salmonella

không có khả năng xâm nhập vào tế bào, thường là các chủng không có độc lực. Vi khuẩn xâm nhập vào trong tế bào Eukaryota là bước cần thiết tạo khả năng độc lực. Đây là quá trình tổng hợp gồm nhiều quá trình tham gia.

Trên bề mặt tế bào thấy xuất hiện nhiều loại protein do vi khuẩn sản sinh ra cần cho quá trình xâm nhập và vai trò độc lực.Sau khi xâm nhập được vào vào trong tế bào, vi khuẩn Salmonella tiếp tục xuyên bào (transcytose) qua mặt đối diện của tế bào, thời gian đòi hỏi cho quá trình xuyên bào tối thiểu là 4 giờ. Khả năng sống sót và nhân lên của vi khuẩn Salmonella trong tế bào Eukaryota phụ thuộc vào các chất dinh dưỡng khác nhau chứa trong tế bào vật chủ. Quá trình sinh tổng hợp purine của vi khuẩn biến dị, có thể xuất hiện các chủng nhược độc. Các chủng

Salmonella biến dị thì có độc lực thấp, thường được dùng để chế tạo vắc-xin.

Một phần của tài liệu Tạo chủng và kiểm tra đặc tính sinh hóa chủng salmonella choleraesuissmith mang gen crp đột biến (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)