3.2.1. Giải pháp đối với Nhà Nước
3.2.1.1. Sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý
Thiết lập quan hệ với các quốc gia có nhu cầu sử dụng lao động nước ngồi. Do Nhà nước đóng vai trị quyết định cho sự ổn định và phát triển xuất khẩu lao động Nên ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng và chiến lược thì cịn có vai trị hết sức to lớn trong việc mở rộng thị trường lao động ngồi nước.
Cần hình thành hệ thống tùy viên lao động để tham mưu tư vấn cho Nhà nước các hiệp định khung hoặc các thỏa thuận nguyên tắc để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp ký kết thực các hợp đồng cụ thể như ở các nước xuất khẩu lao động truyền thống, có thể thấy vai trị của tùy viên lao động rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
3.2.1.2. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong xuất khẩu lao động
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chính phủ, thống nhất quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động có trách nhiệm:
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khai thác thị trường lao động quốc tế nhằm hình thành một hệ thống thị trường sử dụng lao động Việt Nam ổn định và phát triển. Nghiên cứu và tổ chức triển khai các chính sách, chế độ về xuất khẩu lao động.
- Tổ chức quản lý, kiểm tra đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp triển khai công tác xuất khẩu lao động theo đúng Luật lao động.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thiết lập thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước có khả năng thu hút lao động và chuyên gia Việt Nam.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo các cấp triệt để cải cách hành chính trong các thủ tục, đảm bảo, thuận lợi nhanh chóng tránh phiền hà cho người lao động và chuyên gia.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ thơng tin và truyền thơng, Bộ Cơng thương….và chính quyền các cấp theo chức năng của mình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động trong phạm vi thuộc Bộ, ngành địa phương mình theo quy định của Nhà nước, chỉ đạo các tổ chức kinh tế xuất khẩu lao động tổ chức tốt đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngồi.
3.2.1.3. Cơng tác thanh tra, kiểm tra
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thanh tra và kiểm tra về xuất khẩu lao động và chuyên gia, tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất.
Các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi,vi phạm liên quan đến xuất khẩu lao động.
Xây dựng, đánh bắt thủy sản, thợ mộc, cơ khí, xây dựng… là những lĩnh vực được xem là truyền thống đối với lao động xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm gần đây thì các lĩnh vực truyền thống đã khơng ngừng tăng về số lượng xuất khẩu lao động mà còn tăng cả về chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.
Với sự phát triển về nhu cầu cuộc sống như ngày nay thì ngồi việc phát triển các lĩnh vực truyền thống cần phải chú ý các lĩnh vực mới mà lao động Việt Nam có thể đáp ứng tốt như, nhân viên tạp vụ nhà hàng, công nhân làm trong các khu công nghệ cao, sản xuất hàng trang trí nội thất cao cấp…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể liên kết với các cơ sở dạy nghề, trường dạy nghề để đào tạo nguời lao động trên các lĩnh vực mới này để có thể đáp ứng tốt cho các đối tác nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, chun gia có kiến thức, trình độ tay nghề thơng thạo ngoại ngữ để giải quyết các tranh chấp trong lao động với giới chủ nước ngoài.
3.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Phải xây dựng cho được một đội ngũ doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, là đội quân tiên phong trong khâu khai thác thị trường mới, cạnh tranh với các nước xuất khẩu lao động khác, tham gia đấu thầu quốc tế làm nền tảng và dọn đường cho đội ngũ doanh nghiệp phía sau thâm nhập thị trường.
Ban hành các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong các lĩnh vực tài chính, như cho vay với lãi suất thấp, xây dựng chi phí mơi giới hoa hồng linh hoạt để tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong việc tìm được hợp đồng xuất khẩu lao động.
Nâng cao điều kiện, tiêu chuẩn cấp giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp, cần phải thu hồi giấy phép đối với các doanh nghiệp hoạt động thiếu năng lực và khơng có hiệu quả, sáp nhập giải thể các doanh nghiệp có nhiều đầu mối xuất khẩu lao động.
3.2.3. Các giải pháp đối với công tác đào tạo lao động xuất khẩu
Ở nước ta hiện nay, nguồn lao động thì nhiều nhưng đáp ứng tốt các yêu cầu về chun mơn, sức khỏe,…cịn hạn chế. Do vậy cần phải tăng cường công tác đào tạo lao động xuất khẩu để đáp ứng cho thị trường.
Và công tác đào tạo nguồn lao động được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến vấn đề này. Do đó cần có sự quản lý, hướng dẫn chặt chẽ của Nhà nước cho doanh nghiệp thực hiện:
- Đối với Nhà nước: Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, cùng doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm dạy nghề… chú trọng phát triển những nghề mà có nhu cầu cao của người sử dụng lao động.
- Nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục phổ thông để khi ra trường, lực lượng này đủ khả năng, điều kiện về ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động.
- Từng khu vực, ngành nghề có từng chương trình giảng dạy riêng.
- Đào tạo chuyên môn, kiến thức phải đi kèm đạo tạo về ý thức kỷ luật trách nhiệm cho người lao động
- Bổ sung cho người lao động về pháp luật
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải thường xuyên hướng dẫn cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người lao động về định hướng, thông tin các thị trường một cách cụ thể.
Và điều cuối cùng là cần phải làm cho người lao động thấy được ý nghĩa, vai trò to lớn, trách nhiệm của họ đối với quê hương, đất nước, doanh nghiệp và gia đình khi họ được chọn ra nước ngồi làm việc.
3.2.4. Giải pháp đối với người lao động
Người lao động cần tỉnh táo nắm bắt được các thơng tin chính xác. Khi có nhu cầu XKLĐ, hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động nước ngoài và Bộ lao động thương binh và xã hội cũng như cơ quan ban ngành hữu quan ở địa phương, thông qua ban chỉ đạo xã hội địa phương, các cơng ty có chức năng xuất khẩu lao động, khơng đi qua mơi giới, cị mồi. Riêng với người lao động có
nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc cần lưu ý rằng hiện trung tâm lao động ngoài nước (OWC) là cơ quan duy nhất được Bộ lao động thương binh và xã hội và Bộ lao động Hàn Quốc uỷ quyền việc thực hiện tuyển chọn và đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Chính phủ Việt Nam ln coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, trong đó tập trung các giải pháp trọng tâm:
- Đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc. Cho đến nay, Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc, Malayxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ô-man, Qatar; đang đàm phán và chuẩn bị ký kết các hiệp định với Các tiểu Vương quốc Arập Thống Nhất, Ba-ranh, Libi, Liên bang Nga… Đối với các nước nhận lao động Việt Nam nhưng chưa có hiệp định hoặc thoả thuận, chúng ta đã tiếp xúc, đàm phán và tạo ra sự hợp tác chính thức với Chính phủ các nước trên thực tế nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam.
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bộ LĐ-TB&XH cùng các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, gây ảnh hưởng đến quyền lợi đến quyền lợi người lao động.
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngồi. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi phải có trách nhiệm cử đại diện các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi người lao động.
- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngồi. Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, các ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.
Bên cạnh những giải pháp thúc đẩy công tác xuất khẩu lao động thì các cơ quan, các cấp ngành và bộ phận hữu quan cũng cần tìm giải pháp giải quyết việc làm cho người hoàn thành hợp đồng lao động trở về nước. Bởi vì vấn đề việc làm cho người lao động khi về nước hiện nay vẫn còn thiếu một chiến lược lâu dài, người lao động khi trở về nước thì việc làm vẫn rất là bấp bênh. Vì vậy người lao động hầu như khơng n tâm khi về nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng người lao động khi hết hợp đồng không muốn trở về nước mà sống bất hợp pháp ở nước
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức sơi động và mạnh mẽ như ngày nay thì việc giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề cấp thiết. Xuất khẩu lao động là một xu hướng khách quan cho các nước đang phát triển mà có cơ cấu dân số trẻ như Việt Nam. Cùng với sự tăng tốc của các cường quốc mạnh và những phát minh khoa học cơng nghệ tiên tiến tối ưu thì ngoài việc học hỏi tiếp thu các thành tựu của nước bạn, chúng ta cần đem chính những nhân cơng Việt Nam sang tận các nước đó để tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp và trình độ chun mơn nước sở tại. Bởi nếu được trực tiếp quan sát, làm việc thì chúng ta sẽ nhanh chóng lĩnh hội tốt hơn. Đồng thời xuất cảnh làm cho người lao động Việt Nam có cơ hội mở rộng tầm nhìn tồn cảnh nền kinh tế thế giới, để rồi cải thiện cuộc sống người lao động, gây dựng viễn cảnh tương lai tươi sáng hơn cho chính mình và tương lai phồn thịnh của đất nước mình.
Do yêu cầu về xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe về trình độ lao động, kỹ năng tay nghề, nhất là đối với công việc trong công xưởng, nhà máy; về kỷ luật lao động và ngoại ngữ, nhất là tại các thị trường không thông dụng tiếng Anh. Hiện lao động của nước ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp sở tại, nhưng tay nghề, trình độ cịn hạn chế, nên khó đưa sang các nước có nền kinh tế phát triển. Tại các thị trường truyền thống, phần lớn lao động Việt Nam được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc, chăm chỉ và tiếp thu nhanh. Nhìn chung, thu nhập của người lao động ổn định. Đặc biệt, lao động làm việc trong các nhà máy sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngồi có điều kiện làm việc, ăn ở và thu nhập khá tốt.
Để đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động thì khơng chỉ địi hỏi nỗ lực của các doanh nghiệp mà còn cần tới sự liên kết phối hợp giữa cơ quan nhà nước và bản thân người lao động.
Thực hiện tốt những giải pháp trên tôi tin rằng xuất khẩu lao động của Việt Nam sẽ ngày một mạnh hơn về cả chất lẫn lượng.Và thương hiệu lao động Việt Nam sẽ được khẳng định trên trường quốc tế.