2.1.1. Tình hình chung qua các năm từ 2007-2013
Theo báo cáo kết quả thị trường XKLĐ Việt Nam và vấn đề việc làm ( 2013) – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Trong nhiều năm qua, lao động Việt Nam đã được xuất khẩu ra khá nhiều nước trên thế giới. Cho dù kinh tế thế giới trong giai đoạn khó khăn nhưng trong năm 2011 vừa qua số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài đã đạt 101,15% đề ra, tăng 2,9% so với năm 2010. Trước đó trong 3 năm, từ 2006 đến 2008, gần 250.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngồi, bình qn mỗi năm khoảng 83.000 người, chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm.
Trong năm 2011, sự kiện ở Libya cũng khiến cho hơn 10.000 lao động Việt Nam phải quay về nước và tất nhiên cũng không thể đưa thêm lao động sang thị trường này. Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta, với khoảng hơn 200.000 người đang lao động tại thị trường này. Một số thị trường mới tiềm năng ở Trung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước châu Âu.
Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi nâng cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế. Nhưng sau khi về nước, nhiều người khơng được bố trí vào cơng việc phù hợp để tận dụng vốn kỹ năng và kinh nghiệm q giá của mình tích lũy được khi xuất ngoại. Đây cũng là một điều rất đáng tiếc, lãng phí khả năng của lao động xuất khẩu.
Bảng 2.1 Số liệu về tình hình xuất khẩu lao động thời kì 2007 - 2011
NĂM SỐ LAO ĐỘNG ( người)
2007 85020
2008 86990
2009 65631
2010 85546
2011 88298
( Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình xuất khẩu lao động giai đoạn 2007- 2012 - Cục quản lý lao động ngoài nước)
Theo “ lao động Việt Nam ở nước ngoài đã gửi về 1,6 tỷ USD” – VnEconomy. Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam ( 2012). Lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng. Năm 2007, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD. Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.
Cịn tính đến năm 2012, cơng tác xuất khẩu lao động của chúng ta vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Ngồi ngun nhân khách quan thì ý thức làm việc và tác phong nghề nghiệp của người lao động vẫn là một trở ngại lớn khiến họ chưa theo kịp với những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động ngoài nước. Chính phủ giao chỉ tiêu năm 2012 là đưa khoảng 90.000 lao động ra nước ngoài nhưng chỉ đạt được gần 80.000 lao động.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 10 tháng đầu, năm 2012 là 65.183 lao động, bằng 87% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 72,4% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến là 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2012 .
Bảng 2.2 Thị trường xuất khẩu lao động 10 tháng đầu, năm2012 Thị trường Số lao động Đài Loan 24.553 Hàn Quốc 8.989 Nhật Bản 7.006 Lào 5.092 Malaysia 6.675 Campuchia 4.278 Macao 1.783 Cộng hịa Síp 1.255 Ả rập Xê-út 1.829 UAE 1.380 Kuwait 425 Libya 306 LB Nga 290 Mozambique 213 Peru 173 Israel 157 Oman 154 Bồ Đào Nha 145 Các thị trường khác 480
(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước)
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong hoạt động xuất khẩu lao động thì thực trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài đang trở thành vấn đề nhức nhối của ngành xuất khẩu lao động.
Theo Cục quản lý lao động ngồi nước, hiện Việt Nam có khoảng hơn 20.000 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó có khoảng trên 15.000 người đi sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS (mỗi lao động đi theo diện này sẽ được cư trú, làm việc tối đa là 5 năm tại Hàn Quốc). Tuy nhiên, Hàn Quốc mới chỉ là thị trường thứ 3 có tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn và sống bất hợp pháp cao. Trước Hàn Quốc cịn có Nhật Bản và Đài Loan.
Thực trạng trên là những nguyên nhân khiến Hàn Quốc ra thông báo tạm ngừng tuyển lao động Việt Nam; khiến số lao động Việt Nam tại Nhật còn thấp và khiến Việt Nam mất nhiều đơn đặt hàng từ phía Đài Loan vào cuối năm 2009.
Năm 2013, tổng số lao động tính đến hết tháng 11 là 78.664 lao động, chiếm 92,5% chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Trong riêng tháng 11, số lao động đi làm nước ngồi là 8.411 lao động, trong đó có 3058 lao động nữ. Các thị trường trọng điểm như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaisia vẫn tiếp tục dẫn đầu số lượng xuất khẩu lao động. Thị trường Đài Loan tiếp nhận 4319 lao động, Nhật Bản là 989 lao động, Malaisia là 654 lao động, Lào 208 lao động, Campuchia 179 lao động, …
2.1.2 Về quy mô xuất khẩu lao động thời kì 2007-2013
Nguồn: Bộ Thương binh và Xã hội
Hình 2.2: Tổng số lao động xuất khẩu giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: nghìn người
Từ năm 2007 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước. Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.
Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người. Năm 2012, Việt Nam đã không đạt được chỉ tiêu là 90.000 lao động xuất khẩu, trên thực tế chỉ có hơn 80.000 người đi làm việc nước ngoài. Đặc biệt tại thị trường Hàn Quốc, thị trường mà lao động của chúng ta có thu nhập tốt, thì do người lao động hết 5 năm làm việc không về nước đúng thời hạn (trên 15.000 lao động hết hạn làm việc ở lại bất hợp pháp) mà phía bạn đã đề nghị tạm dừng để giải quyết số lao động ở lại bất hợp pháp về nước, sau đó mới mở lại nhận tiếp lao động.
Trong 7 tháng đầu năm 2013 có 47.095 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng 2,21% so với số lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng kỳ năm 2012. Riêng trong tháng 7, các doanh nghiệp đã cung ứng được 7.230 lao động, giảm 1,48%% so với tháng 06 liền kề.
Từ năm 2006 đến 2008, từ 10 nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam năm 1991 đã tăng lên 35 nước và vùng lãnh thổ năm 2000 và 41 nước và vùng lãnh thổ năm 2009, với khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Trong đó: Malaysia 85 ngàn; Đài Loan 81 ngàn; Hàn Quốc 55 ngàn; Nhật Bản 20 ngàn; Trung Đông 25 ngàn; Đông Âu 80 ngàn; CH LB Nga 30ngàn, Lào 24 ngàn; số còn lại ở các nước Châu Âu, Bắc Phi, Macao, Úc, Bắc Mỹ….
Năm 2011,Việt Nam có khoảng 60.000 lao động tại Hàn Quốcvà 85.650 tại Đài Loan - giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan. Riêng số lao động Việt Nam đang có mặt tại bốn thị trường lớn nhất là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là hơn 200.000 người (40% tổng số lao động Việt Nam tại nước ngoài).Xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Saudi, Lào,,… Nếu như Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường truyền thống ít đòi hỏi, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều địi hỏi cao. Tuy nhiên, theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng. Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng thứ 2 trong trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản. Chất lượng lao động cũng được tín nhiệm.
Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần Lan và Ý cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến.
2.1.4 Về chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam
Theo “ việc làm và xuất khẩu lao động - những vấn đề đặt ra” - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ( 21/3/2012 ). Nhìn chung, chất lượng lao động của Việt Nam vẫn còn thấp và thiếu tính cạnh tranh.
Thứ nhất, về trình độ tay nghề. Lao động Việt Nam chủ yếu là lao động chân tay do đó trình độ lành nghề vẫn chưa cao, thiếu kiến thức về công nghệ và ngoại ngữ.
Thứ hai, về tác phong làm việc, tính kỉ luật và làm việc nhóm là một trong những điểm yếu lớn nhất khiến cho chất lượng lao động Việt Nam không được đánh giá cao.
Theo đánh giá của ngân hàng thế giới, chất lượng lao động của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước được xem xét. Một nghiên cứu khác cho thấy lao động Việt Nam chỉ xếp hạng 32/100 điểm. Trong khi đó những nền kinh tế dưới 35 điểm đều có nguy cơ mất sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Trong tổng số 49,5 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chỉ có 7,2 triệu người qua đào tạo, chiếm 14,6%. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, kỷ luật lao động chưa cao.
Theo kết quả khảo sát “Thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam” do viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với tập đoàn Manpower tiến hành năm 2012 tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh, thành phố Việt Nam, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất khu vực. Trong đó, có ¼ doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo; 1/5 nhận xét lao động thiếu khả năng thích nghi với cơng nghệ mới; 1/3 doanh nghiệp khơng tìm được lao động có kỹ thuật mà họ cần; 2/5 giám đốc điều hành gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động.
Hiện nay, với nhiều chính sách hỗ trợ về hướng dẫn và đào tạo nghề trên cả nước, lao động Việt Nam đang dần dần khắc phục được những điểm yếu và từng bước đáp ứng những yêu cầu của thị trường quốc tế.
2.1.5 Về mức thu nhập người lao động Việt Nam xuất khẩu
Mức thu nhập của lao động Việt Nam xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào nước nhập khẩu lao động, trình độ tay nghề cũng như loại cơng việc. Tuy nhiên,
nhìn chung mức lương của lao động Việt Nam vẫn ở mức thấp so với lao động Trung Quốc, Ấn Độ khi xuất sang cũng một thị trường.
Dưới đây là thống kê đặc trưng chi phí và loại hình tuyển dụng, lương trung bình tại một số thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2007 .
Bảng 2.3 thống kê chi phí và loại hình tuyển dụng, lương trung bình tại một số thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2006
Thị trường Loại hình tuyển dụng Phí tuyển dụng tối đa Thu nhập bình qn tháng (USD) Chú thích
Đài Loan Cơng nhân sản xuất, xây dựng 1.500/người/hợp đồng 2 năm, gia hạn 1 năm 300-500
Malaysia Lao động nam 350/người/hợp đồng 3 năm 150-200
Công nhân điện,
công nhân may mặc, dịch vụ
Ả Rập Saudi Lao động phổ thông 400/người/hợp đồng 2 năm 160-300 >1000
Công nhân xây dựng,
kĩ sư
Qatar, Oman,
Bahrain, UAE Lao động phổ thông 400/người/hợp đồng 2 năm 400-1000
Công nhân điện,
công nhân xây dựng, dịch vụ
Úc - 5000/người/hợp đồng 4 năm -
Hàn Quốc 450-1000
Hoa Kỳ 1250-1600 Nông dân
Anh 1300-2500 Phục vụ phịng khách sạn,
giúp việc
(Nguồn: The Departerment of Overseas Labour, Molisa,2006)
Nhìn vào bảng, có thể thấy có sự khác biệt rõ ràng về mức lương giữa các thị trường cũng như công việc.Thị trường Anh, Mỹ, Hàn Quốc và Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất được coi là những thị trường có mức thu nhập cao nhất với mức lương từ 450-2500 USD. Tại thị trường UAEs, lương của một kĩ sư nhiều gấp 1,5 đến 2,5 lần lương công nhân. Điều này cho thấy rõ được sự khác biệt về thu nhập theo trình độ.
Theo báo cáo của Bộ Thương binh Xã hội, năm 2013 mức lương trung bình của lao động Việt Nam xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ. Hàn Quốc vẫn tiếp tục là thị trường màu mỡ với mức thu nhập khá.
Từ đầu năm 2013, thị trường Malaysia đã nâng lương tối thiểu cho người lao động (NLĐ) lên 900 RM/tháng, tương đương với khoảng 6,1 triệu đồng/tháng. Tại nhiều nhà máy, chủ sử dụng còn trả cho NLĐ cao hơn mức lương này, cộng cả lương làm thêm, mức thu nhập của khơng ít lao động đạt mức 12-15 triệu đồng/tháng. Mức lương ổn, chi phí đi thấp (dưới 20 triệu) và khơng có nhiều điều kiện ràng buộc nhưng NLĐ vẫn quay lưng với thị trường này. . Thị trường Đài Loan lao động nhà máy với mức lương trung bình từ khoảng 10-20 triệu đồng/tháng nhưng phải chịu mức phí dao động trong khoảng từ 80-130 triệu đồng/người (4.000 - 6.000 USD) với hợp đồng hai năm, có thể gia hạn thêm một năm.
2.1.6. Những thành tựu đạt được trong các năm
Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Trong đó, dân số nam là 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%. Đối với một nước dân số trên 87 triệu dân, với trên một nữa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị năm 2011 lên đến 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 3,34%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nơng thơn là 3,96% thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại nguồn thu nhập cho đất nước. Hơn nữa, nó cịn tạo cơng nghiệp, nâng cao tay nghề và tác phong làm việc cho người lao động... Những lao động này, với những kinh nghiệm học hỏi được cùng với số vốn mà họ tích lũy được sau khi hồn thành hợp đồng sẽ trở về quê hương đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một hình thức đang được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Trong vài năm trở lại đây, số lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày một tăng lên rõ rệt về cả chất lượng và số lượng.
Theo thông tin từ Hiệp Hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (trang thông tin điện tử của Bộ lao động - Thương binh và xã hội ngày 20/2/2008), trong năm 2007, Hiệp hội biểu dương 19 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi. Trong đó cơng ty AIC đã xuất khẩu trên 5.000 lao động, cịn lại các cơng ty khác đã đưa được hơn 1.000 lao động/ năm như các công ty TRAENCO, công ty TTLC…Đạt được kết quả trên, những công ty này, trong năm phải vượt qua rất nhiều khó khăn như thị trường lao động cạnh tranh gay gắt, nguồn tuyển lao động khan hiếm, đã góp phần cùng