PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật ở bệnh nhân bệnh van hai lá được thay van cơ học loại saint jude master tại trung tâm tim mạch – bệnh viện e (Trang 33 - 35)

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc trong thời gian 6 tháng sau phẫu thuật thay van hai lá.

2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu: (Sơ đồ 2.1)

1. Trước phẫu thuật: Khám lâm sàng, làm điện tim, SÂ tim, chụp Xquang tim phổi thẳng, xét nghiệm máu, ghi lại các thông số nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu, chụp động mạch vành sàng lọc với bệnh nhân nam > 50 tuổi và bệnh nhân nữ > 55 tuổi. Chẩn đoán bệnh VHL đơn thuần có chỉ định thay van được khẳng định bởi ít nhất 2 bác sĩ SÂ tim độc lập của Trung tâm Tim mạch. Hội chẩn phẫu thuật tại Trung tâm Tim mạch.

2. Bệnh nhân được phẫu thuật thay VHL theo phương pháp bảo tồn bộ máy lá sau. Cỡ van cơ học được chọn theo số đo trực tiếp vòng VHL trong phẫu thuật bằng bộ thước đo chuyên dụng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức. Tại phòng phẫu thuật và hồi sức ghi lại các thông số nghiên cứu theo mẫu bệnh án.

3. Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng, SÂ tim, xét nghiệm máu trong thời gian sau phẫu thuật 1 tháng, 2-3 tháng và 6 tháng. Ghi lại các thông số nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Các bệnh nhân đều được điều trị nội khoa theo một phác đồ thống nhất sau phẫu thuật: (1) chăm sóc vết phẫu thuật, (2) phòng thấp cấp II ít nhất đến năm 45 tuổi, (3) điều trị suy tim, (4) điều trị thiếu máu sau phẫu thuật, (5) kiểm soát nhịp tim: khống chế tần số thất bằng các thuốc digoxin,

chẹn beta giao cảm nếu không có chống chỉ định hoặc chuyển nhịp về xoang bằng Amiodaron khi tình trạng lâm sàng ổn định; (6) kháng vitamin K, duy trì INR 2,5-3,5; (7) điều trị hội chứng Dressler nếu có. 4. Kết thúc nghiên cứu ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật thay van (bệnh

nhân cuối cùng là tháng 7 năm 2011).

2.2.3. Thời gian thu thập số liệu

Thời gian thu thập số liệu gồm thời gian 1 năm liên tục lấy bệnh nhân phẫu thuật thay VHL đơn thuần và 6 tháng theo dõi tiến cứu, tổng thời gian là 18 tháng, từ tháng 1/2010 đến tháng 7 năm 2011.

2.2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá một số thông số nghiên cứu 2.2.4.1.Mức độ khó thở

Bảng 2.1. Phân độ chức năng theo NYHA [8]

Độ NYHA Khả năng gắng

sức

Giải thích

NYHA I Không hạn chế Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở, hồi hộp hoặc đau ngực.

NYHA II Hạn chế nhẹ Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động thể lực thông thường gây mệt, khó thở, hồi hộp hoặc đau ngực

NYHA III Hạn chế nhiều Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi. Vận động nhẹ đã có triệu chứng.

NYHA IV Hạn chế rất nhiều Triệu chứng xảy ra thường xuyên, kể cả khi nghỉ ngơi.

2.2.4.2.Diện tích bề mặt cơ thể

Diện tích bề mặt cơ thể (BSA: Body surface area) được tính theo công thức của Dubois [56]:

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước phẫu thuật ở bệnh nhân bệnh van hai lá được thay van cơ học loại saint jude master tại trung tâm tim mạch – bệnh viện e (Trang 33 - 35)