• Khái niệm : Là giai đoạn quá độ từ NĐTN biến chứng thành SG. Giai
đoạn này có thể diễn biến khoảng vài giờ, vài ngày, vài tuần tuỳ mức độ nặng nhẹ của bệnh, cũng có thể thoáng qua bỏ qua giai đoạn này.
• Triệu chứng: trên cơ sơ NĐTN nặng với các triệu chứng như:
- THA >= 160/110mmHg, đo 2 lần cách nhau ít nhất 2 giờ. - Protein niệu: >6g/lit/24 giờ.
- Dấu hiệu phù hay tăng cân cũng rất có ý nghĩa trong chẩn đoán. - Lượng nước tiểu giảm < 400ml/24 giờ.
- Dấu hiệu thần kinh: đau đầu vùng chẩm nhiều, dùng các thuốc giảm đau không khỏi, tinh thần lờ đờ, thờ ơ ngoại cảnh.
- Dấu hiệu về thị giác: hoa mắt, chóng mặt, sợ ánh sáng, thị lực giảm dần hay đột ngột.
- Dấu hiệu tiêu hoá: buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị.
- Xuất hiện các biến chứng: suy tim, phù phổi, khó thở, tím tái, đau ngực...
- Hồng cầu, huyết sắc tố giảm, tiểu cầu giảm, men gan tăng, ure, creatinin và acid uric tăng.
• Thể lâm sàng:
- TSG đơn thuần, phát triển từ NĐTN.
- TSG bội thêm (Superimposed Hypetension): thể này phát triển từ thai phụ bị THA áp mạn tính, có thêm protein niệu cao dẫn tới SG hay những biến chứng khác cho mẹ.
- Hội chứng HELLP: huyết tán, men gan tăng, số lượng tiểu cầu giảm <100.000/mm3.
• Xử trí:
Điều trị nội khoa:
- Ngăn ngừa cơ SG: Hỗn hợp gây liệt hạch (đông miên nhân tạo): Dolosal 100mg x 1 ống, Aminazin 25mg x 1 ống, Pipophene 50mg x 1 ống, dd glucose 5% 20ml. Trộn đều, tiêm 1/3 dung dịch trên vào tĩnh mạch chậm, sau đó cách 1 – 2 giờ tiêm 2ml vào bắp, tuỳ theo tiến triển mà ngừng hay tiếp tục thêm liều khác.
Dùng dung dịch Magnesium sulphat 15% với liều 4 – 7g/24 giờ Có thể kết hợp thêm Diazepam (Valium 10mg) tiêm tĩnh mạch.
- Khống chế THA:
Dùng dung dịch Magnesium sulphat 15% với liều 4 – 7g/24 giờ tiêm bắp hay tĩnh mạch.
Aldomet 250mg, dùng không quá 3g/ngày Hydralazin 10mg, không quá 200mg/ngày.
- Thuốc lợi tiểu: Furosemid (lasix), Hydroclothiazid
- Bổ sung các yếu tố vi lượng:
Điều trị sản khoa:
- Khi thai chưa đủ tháng ta có thể điều trị nội khoa tích cực hơn và đánh giá kết quả điều trị hàng ngày nhưng cần thận trọng dự phòng cơn SG. - Khi thai đủ tháng: đánh giá chỉ số Bishop, nếu chỉ số Bishop thuận lợi,
áp lực tĩnh mậch trung tâm <12 cm và test oxytocin (-) ta có thể tiêm truyền thêm oxytocin gây chuyển dạ đẻ. Nếu chỉ số Bishop < 7 điểm, nên chủ động mổ lấy thai để ĐCTN.
1.5.5.3. Sản giật (SG).
Là biến chứng của NĐTN, 75% xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ, 20% trong chuyển dạ, 1 – 5% trong thời kỳ hậu sản, chủ yếu trong 48 giờ sau đẻ. SG biểu hiện bằng những cơn co giật qua bốn giai đoạn, có thể gây tử vong cho mẹ và con trong cơn SG.
* Triệu chứng lâm sàng:
Trên cơ sở bệnh nhân bị NĐTN, TSG hay TSG bội thêm nay đột ngột xuất hiện cơn SG. Mỗi giai đoạn thường qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn xâm nhiễm: giai đoạn này bắt đầu kích thích các cơ ở đầu, mặt, cổ làm cho các cơ này co giật liên tiếp và không đối xứng. Biểu hiện giật cơ ở mi mắt: mi mắt nhấp nháy, nhãn cầu đảo đi đảo lại rồi lệch sang một bên. Nét mặt nhăn nhúm, sắc mặt thay đổi, lưới thè ra thụt vào. Các tuyến nước bọt, nước mắt tăng tiết làm tăng tiết nước bọt ở miệng. Các cơ ở cổ co giật nên đầu lắc la lắc lư, cuối cùng ngả vẹo sang một bên. Cơn co này lan xuống 2 tay làm các ngón tay dúm chụm lại.
- Giai đoạn giật cứng: giai đoạn này kéo dài 30 giây. Ở giai đoạn này toàn bộ các cơ trong cơ thể co cứng, thân mình ưỡn cong, tay chân cứng đơ duỗi thẳng, đầu nghiêng vẹo sang một bên, mắt trắng dã, nhãn cầu trợn ngược, đồng tử co tít, hai hàm răng cắn chặt, miệng sùi bột mép. Các cơ hô hấp cũng co cứng lại làm cho bệnh nhân ngạt thở, mặt bạnh ra, môi tím lại.
- Giai đoạn giật gián cách: giai đoạn giật cứng co thắt các cơ hô hấp nên thiếu oxy, các cơ toàn thân giãn ra trong chốc lát, bệnh nhân hít vào một hơi dài, tình trạng ngạt thở tạm thời chấm dứt. Các cơ trong cơ thể bị kích động, co giật liên tiếp nhưng không đồng đều. Bệnh nhân cử động lung tung, đầu ngửa ra sau, nét mặt nhăn nhúm, nhãn cầu đảo đi đảo lại, lưỡi thè ra thụt vào nên dễ cắn vào lưỡi, hai tay co giật không
đều như người đánh trống, mình ưỡn cong, hai chân duỗi thẳng hay co đạp dẫy dụa nên dễ bị ngã. Các cơ hô hấp lúc, lúc giãn, làm cho nhịp thở không đều, thở như rít lên, sùi bọt mép do tăng tiết nước bọt, làm tiếng thở kêu lọc sọc và dễ bị ngạt. Giai đoạn này kéo dài 3 – 5 phút, nếu càng kéo dài bệnh nhân càng nặng. Các cơn co giật như vậy sẽ thưa và nhẹ dần rồi bệnh nhân lâm vào tình trạng hôn mê.
- Giai đoạn hôn mê: Tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ của cơn sản giật, bệnh nhân có thể hôn mê nhẹ hay hôn mê sâu.
* Triệu chứng cân lâm sàng:
- Nước tiểu: Lượng nước tiểu ít, đôi khi vô niệu tuỳ theo tình trạng nặng nhẹ, Protein > 5g/lít, lượng protein càng cao bệnh nhân càng nặng. Xuất hiện hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hạt (+).
- Xét nghiệm máu: Ure, creatinin, acid uric tăng trong suy thận.
- Soi đáy mắt: có thể có dấu hiệu Gunn, phù gai thị, xuất huyết võng mạc.
- CT Scanner: có thể thấy máu tụ dưới bao gan, phù não, nhũn não, tụ máu dưới màng cứng.
* Biến chứng:
• Biến chứng cho mẹ:
- Cắn phải lưỡi hay ngạt thở khi đang lên cơn sản giật. - Xuất huyết não, màng não, phù phổi cấp, viêm thận cấp...
- Có thể để lại di chứng: thong manh, liệt, hôn mê kéo dài, loạn thần...
• Biến chứng cho con:
- Thai suy mạn, kém tăng trưởng trong buồng tử cung, suy hô hấp khi chuyển dạ đẻ.
- Thai chết lưu trong buồng tử cung.
- Thai non tháng do phải đình chỉ thai nghén, nhẹ cân lúc đẻ so với tuổi thai, tỷ lệ mắc bệnh sau đẻ cao.
* Xử trí:
• Điều dưỡng :
- Chăm sóc: Đặt ở giường nằm có ván ngăn, buộc giữ chân tay tránh ngã, ngáng miệng đề phòng cắn phải lưỡi, hút đờm rãi tránh ngạt và cần thở
oxy, đặt sonde tiểu theo dõi lượng nước tiểu. Theo dõi đánh giá cơn giật về số cơn, độ dài và khoảng cách các cơn.
- Dinh dưỡng: ăn tăng đạm, hạn chế muối, cần uống đủ nước.
• Điều trị nội khoa :
• Xử trí sản khoa :
- Khi chưa chuyển dạ đẻ: sau khi điều trị nội khoa ổn định phải đình chỉ thai nghén ngay không phụ thuộc vào tuổi thai, bảo vệ mẹ là chính. - Sản giật sảy ra khi chuyển dạ đẻ: cố gắng theo dõi đẻ đường dưới, tránh
nguy cơ cho mẹ do mổ lấy thai.
- Sản giật sảy ra sau đẻ: Dùng thuốc lợi niệu, cần loại trừ và xử trí khi có sót rau.