* Biểu hiện bệnh lý sớm 3 tháng đầu thai kỳ:
• Chứng nôn nhẹ :
Lâm sàng:
- Thai phụ ứa nước bọt, nhạt mồm, khó chịu, thay đổi khẩu vị, buồn nôn, nôn, có thể đau vùng thượng vị do bị kích thích vào dạ dày khi nôn. - Sản phụ trông xanh xao, gầy yếu, thiếu máu, mệt mỏi...
- Cho thai phụ nằm nghỉ ngơi trong bệnh phòng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng, không có mùi thức ăn, ánh sáng vừa đủ, ấm về mùa đông, dùng chế độ ăn nguội ít gây kích thích nôn.
- Dùng thuốc giảm tiết dịch: Atropin, metoclopramid (primperan 10mg/v), motilium M 10mg/v ...uống hay tiêm tuỳ tình trạng bệnh nhân; kháng Histamin Prometazin sulphat; vitamin B6, MgB6...
• Bệnh nôn nặng:
Lâm sàng: tiến triển theo 3 giai đoạn: - Giai đoạn nôn và gầy mòn.
- Giai đoạn mạch nhanh và rối loạn chuyển hoá. - Giai đoạn có biến chứng thần kinh
Điều trị:
- Điều dưỡng: Làm công tác ổn định tinh thần, tu tưởng cho bệnh nhân; tập cho bệnh nhân ăn trong hoàn cảnh đang bị nôn.
- Thuốc: Chống mất nước và rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan và dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng các dung dịch: nước muối sinh lý, glucose 5%, 10%, natri bicacbonat 45%...Chống nôn bằng thuốc Primperan 10mg 3 – 4 v/ngày, motilium M 10mg 3 – 4viên/ngày, thuốc giảm tiết Atropin, belladon..., thuốc kháng histamin: Pilophen, Allerlene..., thuốc an thần: Rotunda..., Caxi, Vitamin B6, MgB6...
* Biểu hiện bệnh lý muộn 3 tháng cuối thai kỳ: NĐTN.
• Định nghĩa: Là tình trạng bệnh lý do thai nghén gây ra trong ba tháng
cuối của thai kỳ, gồm 3 triệu chứng chính: phù, THA và protein niệu.
• Nguyên nhân và cơ chế:
- Co thắt mạch máu: Sự co thắt mạch máu gây tăng áp động mạch, từ đó gây tổn thương mạch máu. Sự giãn ra và co từng đoạn động mạch nhỏ cũng có thể làm tổn hại lòng mạch làm giảm thể tích máu, cũng gây lắng đọng tiểu cầu và sinh sợi huyết ở nội mạc mạch. Co thắt mạch máu gây thiếu oxy ở mô quanh mạch, có thể gây hoại tử chảy máu và những rối loạn ở các tạng đích khác, thấy ở bệnh nhân tiền sản giật nặng.
- Thuyết về hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron: NĐTN một số thành phần của hệ này thấp hơn so với thai nghén bình thường ví như Agiotensin II vẫn ở mức phạm vi không có thai, tức thấp hơn so với mức thai phụ có thai nghén bình thường. Bệnh nhân bị NĐTN có mức Agiotensin II thấp nhưng tăng đáp ứng với tăng huyết áp. Người ta cho rằng sự đáp ứng các chất tăng áp Agiotensin II bị giảm ở thai phụ có huyết áp bình thường vì khả năng cảm thụ Agiotensin II ở tế bào cơ trơn mạch giảm. Sức kháng mạch với Agiotensin II có thể qua trung gian bởi những yếu tố khác như tăng tiết Aldosteron. Họ cho rằng Agiotensin II tác dụng lên cuộn mạch vỏ thượng thận. Nhiều nghiên cứu cho rằng cơ trơn tiểu động mạch trơ với Agiotensin II là do có mặt Prostaglandin hay chất giống Prostaglandin được tổng hợp từ nội mạc mạch.
- Thuyết Prostacyclin (PGI2) và Thromboxan A2 (TxA2): TxA2 là chất co thắt mạch, tập trung tiểu cầu, giảm lưu lượng tuần hoàn tử cung rau và tăng hoạt động tử cung. PGI2 gây giãn mạch mạnh, ức chế tập trung tiểu cầu, thúc đẩy tuần hoàn tử cung rau và giảm hoạt độ tử cung. PGI2 và TxA2 cân bằng nhau ở thai nghén thường. Ở NĐTN, TSG TxA2 tăng lên.
• Triệu chứng:
- THA: là dấu hiệu quan trọng, vì là dấu hiệu đến sớm nhất, tỷ lệ gặp 87,5%, có giá trị tiên lượng cho cả mẹ và con. THA trong NĐTN có đặc điểm sau: HATT và HATTr tăng giảm không tương đồng, nếu HATTr tăng mạnh hơn dẫn đến kẹt huyết áp, sẽ có tiên lượng nặng hơn.
- Protein niệu: xuất hiện muộn hơn THA, Protein (+) khi lượng protein niệu > 0,3g/lit/24 giờ hay > 0,5g/lít ở mẫu ngẫu nghiên.
- Phù: Phù do NĐTN ban đầu biểu hiện vào buổi sáng rồi cả trong ngày, phù càng ngày càng tăng. Phù do NĐTN bắt đầu từ vùng thấp lên cao hay phù toàn thân.
• Xử trí:
Điều dưỡng:
- Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường, nằm nghiêng trái nhằm tăng tuần hoàn tử cung rau có lợi cho thai.
- Chế độ ăn giàu đạm và hạn chế muối.
- Khuyên bệnh nhân uống đủ lượng nước như hàng ngày. Điều trị:
- Alpha methyldopa (Aldomet, Dopegyt..) 0,25g, < 3g/24giờ.
- Hydralazin hydroclorit (Dihydralazin, Depressan...) viên 10mg, 20mg, tổng liều không quá 200mg/24giờ.
- Dung dịch Magnesium sulphat 15% tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp, liều trung bình 3 – 4g/ 24 giờ.