Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ sóng của xuân quỳnh cho học sinh lớp 12 trường thpt gia phù, phù yên, sơn la (Trang 36 - 63)

9. Cấu trúc của khoá luận

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

2.3.1.1. Về phía giáo viên

Thứ nhất, việc soạn giáo án của một số giáo viên còn chƣa sáng tạo, phụ thuộc vào sách giáo khao. Mặt khác năng lực thẩm văn của một số giáo viên còn hạn chế, cảm xúc chƣa sâu.

Thứ hai, một bộ phận giáo viên THPT ở vùng sâu vùng xa chƣa có nhiều tài liệu tham khảo, thiếu cơ sở vật chất…làm bài học chƣa sinh động. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, chúng tôi nhận thấy có những nguyên nhân sau:

Cơ sở vật chất thiếu thốn: Sách giáo khoa chƣa đủ, tài liệu tham khảo ít… Chƣơng trình bồi dƣỡng đã đƣợc tổ chức nhƣng chƣa có phần dành riêng cho dạy học thơ văn hiện đại.

2.3.1.2. Hạn chế từ phía học sinh

Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong học tập. Các em chƣa có thói quen chủ động, tìm hiểu, khám phá mà thƣờng trông chờ giáo viên để ghi chép.

Bảng 1: Khảo sát về cảm nhận của học sinh khi học bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh. Cho thấy ti lệ các em không thích học bài thơ Sóng. Cụ thể: Lớp 12A và 12C là (10%), lớp 12B là (20%), lớp 12D là (15%). Lớp 12A và 12B có (20%), lớp 12C có (50%), lớp 12D có (60%) câu trả lời là bình thƣờng.

Bảng 3: Điều tra khó khăn của học sinh khi học bài thơ Sóng các em đều trả lời tập trung vào bốn lí do trong phiếu. Nhƣng lí do lớn nhất khi học bài thơ này là lí do dung lƣợng dài, hình ảnh thơ mới lạ và số các em có câu trả lời chung chung là rất lớn.

Qua khảo sát chúng tôi thấy rõ đặc điểm tiếp nhận văn chƣơng của học sinh miền núi có đặc thù riêng. Phần lớn các em học sinh dân tộc thiếu số ở vùng sâu vùng xa thƣờng đi học muộn hơn lứa tuổi quy định, còn hạn chế so với học sinh ở thị trấn nên học lực chênh lệch hơn. Vì vậy mà trong cùng một bài giảng, cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm phù hợp với em này

nhƣng lại không phù hợp với em khác. Khi phát biểu các em thƣờng lúng túng, rụt rè, bởi tâm lí xấu hổ. Đây là nét tâm lí phổ biến của học sinh dân tộc thiểu số. Bởi vậy khi dạy văn ở miền núi, ngƣời thầy cần tìm biện pháp “cảm hóa” đƣợc học sinh gần gũi, gây đƣợc niềm tin nơi các em.

Nhƣ vậy, muốn cho việc dạy học văn đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh THPT Gia Phù, giáo viên cần gần gũi, hiểu biết tâm lí và khả năng cảm thụ văn chƣơng của từng học sinh theo lứa tuổi. Từ đó có từng phƣơng pháp dạy học phù hợp, tạo đƣợc hứng thú cho học sinh.

Một khó khăn lớn mà học sinh gặp phải khi tiếp nhận tác phẩm Sóng là

rào cản ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tác phẩm mang nhiều hình ảnh tƣợng trƣng, liên tƣởng, so sánh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Thứ nhất, học sinh chỉ quen giáo viên đọc rồi chép, tái hiện không đầy đủ. Thứ hai, học sinh dân tộc của trƣờng vốn tiếng Việt còn nghèo do dó không hiểu hết đƣợc ngôn ngữ văn học (vốn hàm súc, đa nghĩa), cho nên các em cảm thụ tác phẩm còn sơ sài.

Thứ ba, với học sinh dân tộc phải cắt nghĩa tỉ mỉ, có khâu trung gian định hƣớng đó là giáo viên. Sau đó là ảnh hƣởng tới thời gian giờ dạy, tác phẩm không đƣợc khám phá một cách đầy đủ và có chiều sâu.

Thứ tƣ, các em chỉ dựa vào cách hiểu cách cảm của ngƣời khác mà không tự suy nghĩ nên không phát huy đƣợc vai trò chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm.

Thứ năm, khác với học sinh miền xuôi, học sinh miền núi dành thời gian cho việc học tập ít hơn, các em có ít hoặc không có sách đọc thêm và các sách tham khảo.

Sau nữa, Phù Yên là một thị trấn nhỏ của tỉnh Sơn La - miền núi Tây Bắc xa trung tâm văn hóa.

Trên đây là một số ý kiến kết luận của ngƣời viết qua khảo sát thực trạng dạy học ở trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân không chỉ cần đƣợc giải quyết một cách đầy đủ chính đáng trong bài viết này. Đây vẫn còn là một hệ thống mở đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngƣời, của các nhà sƣ phạm để có thể giải quyết sâu rộng hơn vấn đề này.

Tiểu kết chƣơng 2

Từ thực trạng dạy học tác phẩm “Sóng” - Xuân Quỳnh ở Trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La vơi những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân trên đã đặt ra nhiều vấn đề quan tâm nhằm khắc phục và giải quyết những tồn tại để nâng cao chất lƣợng dạy học bài thơ Sóng nói riêng và thơ văn hiện đại nói

chung. Dạy bài thơ Sóng cho học sinh dân tộc thiểu số trƣờng THPT Gia Phù là một vấn đề đƣợc giáo viên giảng dạy quan tâm.

Giáo viên cần phát hiện đƣợc khoảng cách tiếp nhận của học sinh với tác phẩm để có phƣơng hƣớng dạy học phù hợp với đối tƣợng. Từ đó tìm ra con đƣờng rút ngắn khoảng cách tiếp nhận của học sinh với tác phẩm. Đồng thời cần tìm biện pháp để rèn học sinh có khả năng bộc lộ suy nghĩ của mình về bài thơ trong giờ học trên lớp. Bởi lẽ các em rất ngại phát biểu, ngại giao tiếp nên giáo viên cần tạo không khí cởi mở, khích lệ động viên các em.

Để khắc phục đƣợc khoảng cách tiếp cận, những khó khăn trong tiếp nhận văn học nói chung và thơ hiện đại nói riêng.Trƣớc hết, học sinh phải tự rèn cho mình sự chăm chỉ, say sƣa trong giờ học. Đó là ý thức chủ động khám phá, tự giác đọc kĩ tác phẩm, soạn bài đầy đủ trƣớc khi tới lớp và cần học thuộc thơ. Học sinh có thể ghi những từ khó, nội dung không hiểu, không đƣợc giải thích rõ ràng để hỏi giáo viên. Đồng thời học sinh bắt buộc phải hỏi tác phẩm, nếu có điều kiện phải đọc thêm tài liệu tham khảo bổ sung hiểu biết trên báo đài… một cách thƣờng xuyên. Bên cạnh đó với học sinh miền núi đặc biệt là dân tộc thiểu số cần tham gia vào các hoạt động phong trào để rèn luyện khả năng diễn đạt. Từ đó giúp các em mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ tình cảm của mình.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HOÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH 3.1. Vận dụng một số biện pháp dạy học tích cực

3.1.1. Hướng dẫn học sinh tự học theo sách giáo khoa

3.1.1.1. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu nội dung dạy học theo phần hướng dẫn trong sách giáo khoa ở nhà

Trong chƣơng trình SGK Ngữ Văn ở mỗi bài học đọc văn đều có các câu hỏi hƣớng dẫn học bài. Vì vậy để biết cách tự học bài và tìm hiểu bài ở nhà, trƣớc hết học sinh cần đọc kĩ bài học trong sách giáo khoa. Có thể đọc đi đọc lại rồi mới tiến hành soạn bài. Khi soạn bài, học sinh nên chia vở ra làm hai cột theo tỉ lệ 7 - 3. Cột bên trái ghi phần tự học ở nhà, cột bên phải ghi phần bổ sung trên lớp. Khi trả lời các câu hỏi hƣớng dẫn học bài, học sinh nên ghi những kiến thức một cách có hệ thống, những kiến thức cơ bản theo những yêu cầu mà câu hỏi trong sách giáo khoa đƣa ra. Bên cạnh đó, học sinh nên dùng bút chì gạch chân những nội dung trong sách giáo khoa mà các em cho là quan trọng để tiện cho việc học bài và theo dõi bài trong giờ học trên lớp.

Sau khi soạn bài xong, học sinh nên xem lại bài và chú ý ghi lại những nội dung, những kiến thức mà mình chƣa hiểu hay chƣa nắm rõ để có thể thuận tiện hỏi và trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô giáo để nắm rõ vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa trong giờ học trên lớp

Trong giờ học trên lớp, học sinh nên chú ý theo dõi lời giảng, đặc biệt là những lúc giáo viên chốt kiến thức hay nội dung của từng phần hay cả bài học kết hợp với việc đối chiếu với vở soạn bài ở nhà để kịp thời điều chỉnh nội dung chƣ phù hợp vào cột tƣơng ứng trong vở, không nên đợi giáo viên đọc rồi mới ghi. Từ đó học sinh chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức bài học.

Trong giờ học trên lớp học sinh cần tăng cƣờng suy nghĩ, tìm tòi, khám phá các kiến thức của bài học. Cùng với đó các em nên tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Sau mỗi lần phát biểu sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu và lĩnh hội đƣợc kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện đƣợc bản thân mạnh dạn, khả năng giao tiếp, tích cực hơn và hoàn thiện nhân cách của mình. Học sinh cần sử dụng triệt để sách giáo khoa bằng cách gạch chân những ý quan trọng, những câu thơ hay, những từ “đắt” bằng bút màu nổi hay bút highlight vào trong sách giáo khoa. Điều này giúp học sinh tiết kiệm đƣợc thời gian trên lớp và có thể ôn lại bài một cách dễ dàng hơn.

Sau giờ học giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh khái quát lại những nội dung cơ bản của bài học. Hoặc sử dụng những câu hỏi khái quát cho học sinh trả lời để các em chủ động hơn.

Học sinh nên xem lại phần ghi nhớ trong sách giáo khoa để nắm đƣợc một cách khái quát nhất nội dung bài học. Đồng thời học sinh nên trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập để liên hệ hay mở rộng đƣợc ý nghĩa, nội dung bài học. Bên cạnh đó, sau giờ học nếu còn có nội dung kiến thức hay vấn đề nào của bài học mà học sinh chƣa hiểu các em nên chủ động trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài và nắm vững kiến thức.

3.1.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo trong dạy học bài thơ

Câu hỏi sáng tạo là những ƣu điểm vƣợt trội của hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài. Loại câu hỏi này chiếm tỉ lệ lớn là biểu hiện rõ nhất của PPDH mới, phát huy tính tích cực chủ động, tự giác của học sinh. Câu hỏi sáng tạo phong phú và đa dạng, có nhiều cách hỏi, nhiều cách nêu vấn đề khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm riêng của mỗi bài học. Từ những câu hỏi đó, yêu cầu học sinh phải biết so sánh, phân tích, đánh giá, gợi mở, …đánh thức sự sáng tạo tiềm ẩn của mỗi học sinh. Trong phạm vi của tiết dạy bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh chúng tôi sử dụng một số dạng câu hỏi sáng tạo nhƣ sau:

Câu hỏi có tính chất nêu vấn đề: Đây là loại câu hỏi nhằm hƣớng dẫn HS xâu chuỗi các vấn đề, các ch tiết và sự kiện trong tác phẩm. Từ đó HS nắm bắt đƣợc kiến thức một cách hệ thống, logic và toàn diện. Câu hỏi nêu vấn đề chứa đựng dung lƣợng lớn bao gồm một khối lƣợng tƣ liệu rộng rãi. Nó mang tính chất tổng hợp, gợi lên giữa cái đã biết và cái chƣa biết trong nhận thức của học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề thƣờng lôi cuốn HS, tác động đến tâm lí, thị hiếu, cảm xúc, kích thích trí thông minh, óc tƣởng tƣợng, kĩ năng sáng tạo của học sinh. Từ đó các em phát hiện ra những vấn đề cốt lõi, trọng tâm trong tác phẩm. Vì thế câu hỏi nêu vấn đề luôn có ý nghĩa đối với khoa học sƣ phạm và thực tiễn giảng dạy ở các bộ môn, nhất là môn Ngữ Văn. Với bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh chúng tôi có thể sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề nhƣ:

+ Đọc xong bài thơ, em có cảm nhận gì về âm điệu, nhịp điệu bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu ấy đƣợc tạo nên từ những yếu tố nào? Nó giúp gì cho sự thể hiện tình cảm của tác giả?

+ Nhƣ một lẽ tự nhiên, khi tình yêu đến, con ngƣời luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh không phải ngoại lệ. Chị đã lí giải về tình yêu nhƣ thế nào? Kết quả ra sao? Anh (chị) phát hiện ra đặc điểm nào trong phong cách thơ của chị?

+ Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh? Thơ XQ có gì đặc điểm gì làm ngƣời đọc yêu thích?

Câu hỏi dẫn dắt, gợi mở: Đây là loại câu hỏi góp phần tác động đến tƣ duy sáng tạo của học sinh. Nó kích thích hứng thú, mang lại niềm say mê học tập và định hƣớng cho học sinh biết tìm ra con đƣờng đi tới chân lí. Cụ thể nhƣ:

+Theo em bài thơ này hƣớng vào đề tài nào? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ? +Bài thơ có hai hình tƣợng sóng đôi. Đó là những hình tƣợng nào? Tại sao hai hình tƣợng đó có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau? Từ mối quan hệ đó, anh (chị) hãy tìm kết cấu bài thơ?

+ Mặc dù phải thú nhận sự bất lực của mình khi cắt nghĩa tình yêu, nhƣng Xuân Quỳnh cũng đã phát hiện ra một tín hiệu đặc biệt của tình yêu. Đó là tín hiệu nào? Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn nhƣng ở khổ thơ thứ 5 lại dƣ ra hai câu, sự khác thƣờng này chứa đựng ý nghĩa gì?

Câu hỏi suy luận mở rộng: Đây là loại câu hỏi có tác dụng phân loại, phát huy năng lực văn chƣơng của học sinh khá, giỏi. Là loại câu hỏi mang tính sáng tạo cao. Cụ thể nhƣ: Từ quan niệm về tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh, em có suy nghĩ gì về tình yêu ở lứa tuổi học trò hiện nay?

Câu hỏi tái hiện: Đây là loại câu hỏi giúp cho học sinh có khả năng nhận biết và nắm bắt đƣợc các thông tin cơ bản, biết cách chắt lọc thông tin một cách khoa học. Chẳng hạn nhƣ:

+ Dựa vào phần tiểu dẫn, anh (chị) hãy giới thiệu vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng?

+ Bài thơ đƣợc sáng tác theo thể thơ nào?

Câu hỏi phân tích: Là loại câu hỏi giúp HS phát huy khả năng suy luận và tƣ duy một cách logic. Ví dụ nhƣ:

+ Mở đầu bài thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả những trạng thái nào của sóng? Qua đó, anh (chị) cảm nhận đƣợc điều gì về tâm hồn ngƣời phụ nữ đang yêu trong bài thơ?

+ Bình thƣờng, sự lo âu ấy có thể dẫn con ngƣời đến những phản ứng tiêu cực nhƣng cũng có thể là động lực khiến con ngƣời sống tích cực, mạnh mẽ hơn. Xuân Quỳnh đã lựa chọn cách sống nào? Anh (chị) hãy chứng minh điều đó?

+ Ở khổ thơ thứ hai, nhân vật “em” đã hoá thân vào sóng và phát hiện ra quy luật nào của tình yêu? Anh (chị) hãy phân tích quy luật đó?

+ Anh (chị) có nhận xét gì về cách diễn đạt trong hai khổ thơ 6, 7? Cách diễn đạt ấy khẳng định và hƣớng tới phẩm chất nào của tình yêu?

Câu hỏi nghiên cứu: Là loại câu hỏi giúp học sinh phát huy đƣợc ý kiến chủ quan của cá nhân. Đồng thời kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh. Từ đó các em nhận biết đƣợc giá trị bài thơ tốt hơn. Ví dụ nhƣ:

+ Đánh giá về hai câu thơ 3,4 trong khổ thơ đầu, có ý kiến cho rằng Xuân Quỳnh đã mạnh dạn bộc lộ quan niệm mới mẻ, hiện đại về tình yêu của ngƣời phụ nữ? Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Tại sao?

+ Ngƣời ta thƣờng nói, những nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống đến say mê thƣờng hay bày tỏ nỗi niềm trăn trở trƣớc thời gian. Điều đó có đúng với Xuân Quỳnh không? Vì sao?

3.1.3. Hoạt động thảo luận nhóm

Phƣơng pháp thảo luận nhóm là một trong những phƣơng pháp hữu hiệu để thực hiện dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề, một nội dung nào đó của bài học mà một cá nhân giải quyết sẽ rất lung túng, khó khăn, phiến diện. Thảo luận

Một phần của tài liệu vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bài thơ sóng của xuân quỳnh cho học sinh lớp 12 trường thpt gia phù, phù yên, sơn la (Trang 36 - 63)