9. Cấu trúc của khoá luận
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng dạy học học bài thơ Sóng của giáo viên - Khảo sát thực trang học của học sinh.
2.1.3 Đối tượng khảo sát
- Khảo sát học sinh và giáo viên về việc tiếp nhận và giảng dạy tác phẩm
Sóng. Cụ thể gồm học sinh của 4 lớp 12 và 8 giáo viên trong tổ Ngữ Văn của
nhà trƣờng.
2.1.4. Thời gian, địa bàn khảo sát
- Thời gian khảo sát: Học kì I (năm học 2013- 2014).
- Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát ở trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La.
2.1.5. Cách thức khảo sát
Gặp gỡ giáo viên của trƣờng, trình bày ý tƣởng và xin khảo sát theo phƣơng pháp sau:
Thu thập và đọc các tài liệu cần khảo sát. Đƣa ra phiếu khảo sát:
- Mẫu phiếu 1: Cảm nhận của học sinh khi học bài thơ Sóng - Xuân
Quỳnh.
- Mẫu phiếu 2: Nhận thức của học sinh về bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh - Mẫu phiếu 3: Những thuận lợi và khó khăn khi của học sinh khi học bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh.
- Mẫu phiếu 4: Nhận thức của học sinh về giá trị bài thơ Sóng Phát phiếu trƣng cầu ý kiến.
2.2. Đánh giá kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng dạy bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh ở Trường THPH Gia Phù - Phù Yên - Sơn La
2.2.1.1. Khảo sát nhận thức của giáo viên về bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Qua khảo sát các giáo viên trong trƣờng cô giáo Nguyễn Thanh Tĩnh cho ý kiến: Sóng là một bài thơ có giá trị nội dung và tƣ tƣởng thẩm mĩ, gắn liền với hoàn cảnh của cuộc đời nhà thơ Xuân Quỳnh.
Bài thơ đƣợc giảng dạy tuy không nhiều nhƣng giúp học sinh có cái nhìn tƣơng đối chi tiết về tác giả và tƣ tƣởng của tác phẩm. Giúp học sinh có năng lực thẩm mĩ, xây dựng tƣ tƣởng tình cảm cho các em. Tuy nhiên, đây là một tác phẩm khá khó học vì nó gắn liền với năng lực cảm thụ văn học của học sinh, dung lƣợng bài thơ khá dài… tạo ra những khó khăn trong tiếp nhận của học sinh.
Từ đánh giá trên chúng tôi thấy rằng: Chƣơng trình giảng dạy bài thơ
Sóng có một vị trí quan trọng trong nhà trƣờng phổ thông. Việc nghiên cứu, tìm
hiểu và vận dụng những biện pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bài thơ
Sóng sẽ góp phần tích cực vào quá trình nâng cao chất lƣợng dạy học thơ trữ
tình hiện đại nói riêng và thơ nói chung trong nhà trƣờng phổ thông.
2.2.2. 2. Khảo sát giáo án dạy học tác phẩm Sóng của giáo viên
Thông qua việc tiến hành khảo sát và kết quả thu đƣợc tôi lập bảng thống kê nhƣ sau:
Bảng 1: Cấu trúc giáo án bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh của 8 giáo viên trong trƣờng. STT Số lƣợng GA khảo sát Nội dung Phù hợp (%) Chƣa phù hợp (%) 1 8 Mục tiêu 8 (100%) 0 (0%) 2 8 Tiến trình lên lớp 6 (75%) 2 (25%) 3 8 Cuối giờ học 7 (87,5%) 1 (12,5%) Bảng 2: Hệ thống câu hỏi trong giáo án Sóng - Xuân Quỳnh của giáo viên
số câu
hỏi Câu hỏi phát hiện (%)
Câu hỏi phân tích (%)
Câu hỏi khái quát (%)
Câu hỏi nêu vấn đề (%) 9 4 (40%) 1 (10%) 2 (20%) 2 (20%)
Bảng 3: Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong 8 giáo án của các giáo viên trong Tổ Ngữ Văn của nhà trƣờng.
Qua quá trình đọc và tìm hiểu về giáo án dạy học của các giáo viên giảng dạy văn tại trƣờng. chúng tôi nhận thấy tồn tại nhiều quan niệm về cách dạy thơ trữ tình. Có giờ học giáo viên quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng - truyền thụ kiến thức… mà chƣa chú ý tới việc phối hợp và vận dụng các biện pháp dạy học tích cực để phát huy tối đa khả năng của chủ thể học sinh.
2.2.2. Thực trạng học bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh ở Trường THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La
Thông qua hệ thống phiếu khảo sát chúng tôi nắm đƣợc khả năng nhận thức của học sinh khi tiếp nhận tác phẩm trữ tình cũng nhƣ tác phẩm Sóng.
Chúng tôi đã tập hợp cho phù hợp cho từng đối tƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh trong nhà trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La.
Ngƣời viết tập trung khảo sát những vấn đề sau: - Cảm nhận của học sinh khi học bài thơ Sóng. - Nhận thức của học sinh về giá trị bài thơ Sóng. - Những thuận lợi và khó khăn khi học bài thơ Sóng.
STT Số lƣợng giáo án Các phƣơng pháp dạy học Đƣợc sử dụng (%) Không đƣợc sử dụng (%) 1 8 Phƣơng pháp trực quan 4 (50%) 4 (50%) 2 8 Phƣơng pháp vấn đáp 8 (100%) 0 (0%) 3 8 Phƣơng pháp thảo luận nhóm 2
(25%) 6 (75%) 4 8 Phƣơng pháp đọc diễn cảm 2 (25%) 6 (75%) 5 8 Phƣơng pháp đặt vấn đề 6 (75%) 2 (25%)
Kết quả khảo sát: Với các câu hỏi hình thức trắc nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát ở nhà trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La đối với 142 học sinh của 4 lớp 12. Ở mỗi câu chúng tôi lập bảng thống kê kết quả nhƣ sau:
Bảng 1: Cảm nhận của học sinh khi học bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh.
Lớp Số lƣợng học sinh Mức độ Rất thích (%) Thích (%) Bình thƣờng (%) Không thích (%) 12A 30 10% 60% 20% 10% 12B 38 20% 40% 20% 20% 12C 36 10% 30% 50% 10% 12D 38 5% 30% 60% 15%
Bảng 2: Nhận thức của học sinh về giá trị bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Lớp Số lƣợng học sinh Nội dung nhận thức Khát vọng tình yêu của ngƣời phụ nữ (%)
Tình yêu lớn lao của con ngƣời (%) Trả lời chung chung (%) 12A 30 80% 10% 10%
12B 38 70% 10% 20%
12C 36 40% 20% 40%
12D 38
50% 20% 30%
Bảng 3: Những thuận lợi và khó khăn khi học bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh
Lớp
Số lƣợng
học sinh
Thuận lợi Khó khăn
Thích bài thơ Sóng (%) Hình thức độc đáo (%) Nội dung sâu sắc (%) Trả lời chung chung (%) Kết cấu đặc biệt (%) Hình ảnh thơ mới lạ (%) Dung lƣợng dài khó học thuộc (%) Tính cảm xúc cá nhân cao (%) Trả lời chung chung (%) 12A 30 30% 20% 30% 20% 5% 5% 20% 20% 50% 12B 36 30% 20% 20% 30% 10% 10% 20% 10% 50% 12C 38 20% 20% 20% 40% 20% 20% 20% 10% 30% 12D 36 20% 15% 15% 50% 10% 10% 10% 20% 50%
Qua tiến hành khảo sát ở trƣờng THPH Gia Phù - Phù Yên - Sơn La, chúng tôi đƣa ra một số kết luận sau:
2.3.1. Ưu điểm
2.3.1.1. Về phần giáo viên
Trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tụy với nghề nghiệp, luôn chú ý chất lƣợng chuyên môn. Đồng thời là những giáo viên tích cực, gƣơng mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao. Phần lớn giáo viên đầu tƣ cho việc giảng dạy theo hƣớng tích cực “lấy học sinh làm trung tâm”. Qua dự giờ và khảo sát phần thiết kế giáo án bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh, chúng tôi thấy việc soạn bài rất chu đáo, tích cực đọc thêm các tài liệu tham khảo, sáng tạo cho phù hợp với học sinh miền núi.
Các giáo viên đều đƣợc qua đào tạo, có năng lực sƣ phạm, xứng đáng là tấm gƣơng sáng cho giáo viên trẻ học hỏi và noi theo. Giáo viên có trình độ, nắm vững nội dung bài giảng, phƣơng pháp thiết kế bài giảng phù hợp đạt hiệu quả cao.
2.3.1.2. Về phía học sinh
Các em học sinh ngoan, một số em say sƣa với tác phẩm này. Nhƣ qua khảo sát về khả năng cảm thụ, tƣ duy của học sinh về tác phẩm Sóng ở bảng
phân tích trên cho thấy rõ điều đó. Mặt khác đây là tác phẩm thuộc phần văn học hiện đại khá gần gũi với các em nên các em không còn ngỡ ngàng xa lạ.
Ở bảng 1: Khảo sát cảm nhận của học sinh khi học bài thơ Sóng - Xuân
Quỳnh. Mặc dù nội dung mới mẻ, hình ảnh thơ sáng tạo. Song số học sinh thích học bài thơ Sóng cũng khá cao. Cụ thể: Lớp 12A có (60%), lớp 12B là (40%), lớp 12C và lớp 12D là (30%). Tỉ lệ rất thích lớp 12A và 12C là (10%), lớp 12B là (20%), lớp 12D là (5%). Đây là một điều thuận lợi cho việc giảng dạy. Vì các em thích thú với tác phẩm là điều kiện để các em tìm hiều khám phá. Từ đó rút ngắn đƣợc khoảng cách tiếp nhận giữa tác phẩm và học sinh.
Ở bảng 2: Khảo sát nhận thức của học sinh về giá trị bài thơ Sóng. Học thơ văn nói chung và thơ hiện đại nói riêng. Nhận thức đƣợc giá trị của nó không phải là dễ dàng nhất là đối với học sinh miền núi. Qua khảo sát khi học bài thơ Sóng lớp 12A và 12C có (80%), lớp 12B có (70%), lớp 12D có (50%)
học sinh thấy đƣợc khát vọng tình yêu của ngƣời phụ nữ. Lớp 12A, 12B, 12C có (10%), lớp 12D có (30%) học sinh nhận thức đƣợc tình yêu lớn lao của con ngƣời. Qua đó cho thấy tỉ lệ học sinh nhận thức đƣợc giá trị tác phẩm Sóng ở
từng nội dung là tƣơng đối cao.
Ở bảng 3: Khảo sát về thuận lợi và khó khăn khi học tác phẩm Sóng. Qua khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh nắm bắt nội dung sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm
lớp 12B và 12C là (20%), lớp 12 A là (30%), lớp 12D là (15%). Đây là một yếu tố thúc đẩy và tạo cảm hứng để giáo viên tìm tòi, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Từ đó khơi gợi học sinh yêu thích tác phẩm Sóng - Xuân Quỳnh.
2.3.1.3. Về phía nhà trường
Ngoài ra trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La có một cở sở vật chất quyết định nhƣ phim đèn chiếu, tài liệu tham khảo.Việc học môn văn nói chung và tác phẩm Sóng nói riêng nhận đƣợc sự quan tâm của gia đình học sinh và xã hội.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.1.1. Về phía giáo viên
Thứ nhất, việc soạn giáo án của một số giáo viên còn chƣa sáng tạo, phụ thuộc vào sách giáo khao. Mặt khác năng lực thẩm văn của một số giáo viên còn hạn chế, cảm xúc chƣa sâu.
Thứ hai, một bộ phận giáo viên THPT ở vùng sâu vùng xa chƣa có nhiều tài liệu tham khảo, thiếu cơ sở vật chất…làm bài học chƣa sinh động. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, chúng tôi nhận thấy có những nguyên nhân sau:
Cơ sở vật chất thiếu thốn: Sách giáo khoa chƣa đủ, tài liệu tham khảo ít… Chƣơng trình bồi dƣỡng đã đƣợc tổ chức nhƣng chƣa có phần dành riêng cho dạy học thơ văn hiện đại.
2.3.1.2. Hạn chế từ phía học sinh
Hạn chế lớn nhất của học sinh là thói quen thụ động trong học tập. Các em chƣa có thói quen chủ động, tìm hiểu, khám phá mà thƣờng trông chờ giáo viên để ghi chép.
Bảng 1: Khảo sát về cảm nhận của học sinh khi học bài thơ Sóng- Xuân Quỳnh. Cho thấy ti lệ các em không thích học bài thơ Sóng. Cụ thể: Lớp 12A và 12C là (10%), lớp 12B là (20%), lớp 12D là (15%). Lớp 12A và 12B có (20%), lớp 12C có (50%), lớp 12D có (60%) câu trả lời là bình thƣờng.
Bảng 3: Điều tra khó khăn của học sinh khi học bài thơ Sóng các em đều trả lời tập trung vào bốn lí do trong phiếu. Nhƣng lí do lớn nhất khi học bài thơ này là lí do dung lƣợng dài, hình ảnh thơ mới lạ và số các em có câu trả lời chung chung là rất lớn.
Qua khảo sát chúng tôi thấy rõ đặc điểm tiếp nhận văn chƣơng của học sinh miền núi có đặc thù riêng. Phần lớn các em học sinh dân tộc thiếu số ở vùng sâu vùng xa thƣờng đi học muộn hơn lứa tuổi quy định, còn hạn chế so với học sinh ở thị trấn nên học lực chênh lệch hơn. Vì vậy mà trong cùng một bài giảng, cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tác phẩm phù hợp với em này
nhƣng lại không phù hợp với em khác. Khi phát biểu các em thƣờng lúng túng, rụt rè, bởi tâm lí xấu hổ. Đây là nét tâm lí phổ biến của học sinh dân tộc thiểu số. Bởi vậy khi dạy văn ở miền núi, ngƣời thầy cần tìm biện pháp “cảm hóa” đƣợc học sinh gần gũi, gây đƣợc niềm tin nơi các em.
Nhƣ vậy, muốn cho việc dạy học văn đáp ứng nhu cầu phát triển của học sinh THPT Gia Phù, giáo viên cần gần gũi, hiểu biết tâm lí và khả năng cảm thụ văn chƣơng của từng học sinh theo lứa tuổi. Từ đó có từng phƣơng pháp dạy học phù hợp, tạo đƣợc hứng thú cho học sinh.
Một khó khăn lớn mà học sinh gặp phải khi tiếp nhận tác phẩm Sóng là
rào cản ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tác phẩm mang nhiều hình ảnh tƣợng trƣng, liên tƣởng, so sánh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
Thứ nhất, học sinh chỉ quen giáo viên đọc rồi chép, tái hiện không đầy đủ. Thứ hai, học sinh dân tộc của trƣờng vốn tiếng Việt còn nghèo do dó không hiểu hết đƣợc ngôn ngữ văn học (vốn hàm súc, đa nghĩa), cho nên các em cảm thụ tác phẩm còn sơ sài.
Thứ ba, với học sinh dân tộc phải cắt nghĩa tỉ mỉ, có khâu trung gian định hƣớng đó là giáo viên. Sau đó là ảnh hƣởng tới thời gian giờ dạy, tác phẩm không đƣợc khám phá một cách đầy đủ và có chiều sâu.
Thứ tƣ, các em chỉ dựa vào cách hiểu cách cảm của ngƣời khác mà không tự suy nghĩ nên không phát huy đƣợc vai trò chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm.
Thứ năm, khác với học sinh miền xuôi, học sinh miền núi dành thời gian cho việc học tập ít hơn, các em có ít hoặc không có sách đọc thêm và các sách tham khảo.
Sau nữa, Phù Yên là một thị trấn nhỏ của tỉnh Sơn La - miền núi Tây Bắc xa trung tâm văn hóa.
Trên đây là một số ý kiến kết luận của ngƣời viết qua khảo sát thực trạng dạy học ở trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân không chỉ cần đƣợc giải quyết một cách đầy đủ chính đáng trong bài viết này. Đây vẫn còn là một hệ thống mở đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngƣời, của các nhà sƣ phạm để có thể giải quyết sâu rộng hơn vấn đề này.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ thực trạng dạy học tác phẩm “Sóng” - Xuân Quỳnh ở Trƣờng THPT Gia Phù - Phù Yên - Sơn La vơi những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân trên đã đặt ra nhiều vấn đề quan tâm nhằm khắc phục và giải quyết những tồn tại để nâng cao chất lƣợng dạy học bài thơ Sóng nói riêng và thơ văn hiện đại nói
chung. Dạy bài thơ Sóng cho học sinh dân tộc thiểu số trƣờng THPT Gia Phù là một vấn đề đƣợc giáo viên giảng dạy quan tâm.
Giáo viên cần phát hiện đƣợc khoảng cách tiếp nhận của học sinh với tác phẩm để có phƣơng hƣớng dạy học phù hợp với đối tƣợng. Từ đó tìm ra con đƣờng rút ngắn khoảng cách tiếp nhận của học sinh với tác phẩm. Đồng thời cần tìm biện pháp để rèn học sinh có khả năng bộc lộ suy nghĩ của mình về bài thơ trong giờ học trên lớp. Bởi lẽ các em rất ngại phát biểu, ngại giao tiếp nên giáo viên cần tạo không khí cởi mở, khích lệ động viên các em.
Để khắc phục đƣợc khoảng cách tiếp cận, những khó khăn trong tiếp nhận văn học nói chung và thơ hiện đại nói riêng.Trƣớc hết, học sinh phải tự rèn cho mình sự chăm chỉ, say sƣa trong giờ học. Đó là ý thức chủ động khám phá, tự giác đọc kĩ tác phẩm, soạn bài đầy đủ trƣớc khi tới lớp và cần học thuộc thơ. Học sinh có thể ghi những từ khó, nội dung không hiểu, không đƣợc giải thích rõ ràng để hỏi giáo viên. Đồng thời học sinh bắt buộc phải hỏi tác phẩm, nếu có