Cỡ mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần (Trang 37 - 76)

- Rối loạn ăn uống:

4. Khám nội khoa

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

Cỡ mẫu được tính theo công thức “Ước tính một tỉ lệ trong quần thể” [15].

n = 2 2 2 / 1 ) . ( ) 1 ( ε α p p p Z − − Trong đó:

n : là cỡ mẫu nghiên cứu.

p : là tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi trưởng thành có rối loạn trầm cảm biểu hiện bằng 3 triệu chứng đặc trưng là: Khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng theo nghiên cứu trước đó = 90% (2005) [46].

α : ước tính trong nghiên cứu = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%. Z2

1-α/2 : là hệ số tin cậy = 1,96 (với α = 0,05).

ε: khoảng sai lệch mong muốn giữa mẫu và quần thể. Ước tính = 0,95 Do vậy n tối thiểu = 43

Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu này là 43 bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi gồm tất cả bệnh nhân tuổi từ 19 – 29, được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm điều trị nội trú tại VSKTT Quốc gia và BVTT Hà Nội từ 06/2013 – 12/2013, tối thiểu phải có từ 45 bệnh nhân trở lên.

2.3.3. Công cụ thu thập thông tin để chẩn đoán và đánh giá

- Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10F) mục chẩn đoán rối loạn trầm cảm.

- Sử dụng bệnh án nghiên cứu theo mẫu thiết kế chi tiết. - Dùng test Beck để đánh giá mức độ trầm cảm:

Đây là thang đánh giá để khảo sát các RLTC (Beck Depression Inventory - BDI). Thang đánh giá này do A.T. Beck và cộng sự giới thiệu năm 1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Trắc nghiệm có 21 mục, bao gồm 95 mục nhỏ thể hiện trạng thái cảm xúc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3. Tổng số điểm: 21 x 3 = 63.

Phân tích kết quả: ≤ 13 điểm : Không có trầm cảm 14 - 19 điểm : Trầm cảm nhẹ

20 - 29 điểm : Trầm cảm vừa ≥ 30 điểm : Trầm cảm nặng

- Dùng test Zung để đánh giá lo âu: Trắc nghiệm có 20 mục, thể hiện tình trạng lo âu của đối tượng với 4 mức độ, được ghi điểm từ 1 đến 4. Tổng điểm là 20 x 4 = 80.

Phân tích kết quả: 0 – 50 điểm: Không lo âu 51 – 55 điểm: lo âu nhẹ 56 – 65 điểm: lo âu vừa ≥ 65 điểm : Lo âu nặng

2.3.4. Các phương pháp thu thập thông tin 2.3.4.1. Phương pháp lâm sàng

° Quan sát đối tượng nghiên cứu về nét mặt, khí sắc, dáng vẻ bên ngoài, điệu bộ, cách ăn mặc, thái độ ứng xử, hành vi, cách giao tiếp.

° Tiếp xúc: phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người thân trong gia đình. - Tiếp xúc với người bệnh để thăm khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, các biểu hiện lâm sàng, các vấn đề liên quan đến bệnh, hướng dẫn làm các trắc nghiệm tâm lý.

- Tiếp xúc với người chăm sóc (bố, mẹ, anh chị em, bạn bè thân …) để khai thác về các biểu hiện bệnh, tiền sử và các vấn đề về gia đình, các vấn đề ở trường học, các biến cố liên quan đến người bệnh và các biểu hiện lâm sàng…..

° Thăm khám thực thể:

- Khám toàn diện các triệu chứng cơ thể, các triệu chứng thần kinh, khám nội khoa đánh giá chức năng các cơ quan.

- Khám tâm thần: Đặc biệt chú ý các rối loạn cảm xúc, tư duy, hành vi ....Trong thời gian nằm điều trị nội trú bệnh nhân được thăm khám mỗi ngày để đánh giá các triệu chứng của bệnh.

°Tham khảo và trao đổi với các bác sỹ khác trong khoa và cán bộ tâm lý về các vấn đề của người bệnh.

2.3.4.2. Phương pháp cận lâm sàng

Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý phục vụ cho chẩn đoán bệnh, đánh giá sự tiến triển của bệnh bao gồm:

- Trắc nghiệm Beck: Để đánh giá trầm cảm và các mức độ trầm cảm - Thang đánh giá lo âu Zung để đánh giá rối loạn lo âu

2.3.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Các biến số độc lập: Tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiền sử, hoàn cảnh kinh tế...

- Các biến số phụ thuộc: các đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm.

2.3.5.1.Biến số khảo sát về đặc điểm chung của bệnh nhân

- Đặc điểm về giới: Nam, nữ

- Tình trạng hôn nhân: có gia đình, độc thân, ly hôn, ly thân, goá bụa. - Trình độ học vấn: Đại học - cao đẳng, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học.

- Đặc điểm về nghề nghiệp: cán bộ công chức, công nhân, nông dân, tự do, sinh viên.

- Tiền sử gia đình: có người bị tâm thần (RLTC, RLCXLC, Tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần khác).

- Đặc điểm về tuổi khởi phát, tuổi tại thời điểm nghiên cứu.

- Thời gian mắc bệnh (từ lúc khởi phát đến thời điểm nghiên cứu): tính bằng năm.

2.3.5.2. Các biến số khảo sát về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi 19 – 29

Đặc điểm lâm sàng giai đoạn khởi phát: - Lý do đến khám bệnh

- Thời gian từ khi bắt đầu cấc triệu chứng bệnh đến khi biểu hiện bệnh rõ ràng.

- Tính chất khởi phát bệnh cấp tính hay từ từ. - Các chẩn đoán ở tuyến trước

- Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm của bệnh.

Đặc điểm lâm sàng giai đoạn toàn phát;

- Các thể trầm cảm - Các triệu chứng đặc trưng - Các triệu chứng phổ biến - Các triệu chứng cơ thể - Các triệu chứng khác. - Các triệu chứng loạn thần - Đặc điểm rối loạn giấc ngủ - Đặc điểm rối loạn hành vi

Đánh giá các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng của trầm cảm (các triệu chứng chủ yếu, các triệu chứng phổ biến, đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm).

Đặc điểm cận lâm sàng

- Kết quả trắc nghiệm Beck - Kết quả trắc nghiệm Zung

2.3.5.3. Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở độ tuổi từ 19 – 29

- Tiền sử người mẹ trong quá trình mang thai

- Tiền sử phát triển và bệnh tật, khả năng thích nghi - Tính cách

- Tiền sử gia đình; Bệnh nặng, mạn tính, bệnh tâm thần

- Tình trạng kinh tế và các mối quan hệ trong gia đình của người bệnh - Tìm hiểu hoàn cảnh sống; chăm sóc, ngược đãi, phân biệt đối xử,

lạm dụng

- Tìm hiểu các mối quan hệ của người bệnh: Quan hệ với các thành viên trong gia đình, quan hệ với bạn bè thầy cô giáo, quan hệ với đồng nghiệp.

- Các yếu tố liên quan đến nhà trường: áp lực học tập, áp lực liên quan đến các kỳ thi.

- Các yếu tố xã hội: không có việc làm, mất việc làm, thu nhập không ổn định, tính chất công việc căng thẳng…..

- Tìm hiểu một số vấn đề khác; lạm dụng chất gây nghiện, ham mê Internet, các biến cố xảy ra đối với người bệnh (chuyển trường, thất tình ….)

2.3.6. Kỹ thuật thu thập thông tin

- Phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người nhà hoặc người thân về tình hình bệnh tật của người bệnh để thu thập thông tin về quá trình bệnh lý cũng như tiền sử của người bệnh.

- Tham khảo ý kiến bác sỹ tại phòng bệnh, hội chẩn để làm chẩn đoán xác định khi cần thiết.

- Theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày.

- Ghi chép một cách chi tiết vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện.

- Cận lâm sàng:

+ Làm các xét nghiệm cơ bản: công thức máu, máu lắng, xét nghiệm chức năng gan thận, điện giải đồ, nước tiểu.

+ Xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán loại trừ bệnh thực tổn não, nội khoa, nội tiết và nghiện chất.

+ Test tâm lý: Test Beck, Test Zung.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Dùng phương pháp thống kê toán học theo chương trình SPSS 16.0 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới.

- Kết quả thu thập được lập thành bảng, biểu đồ để minh họa.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Thông báo rõ mục đích nghiên cứu với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân và chỉ đưa vào danh sách nghiên cứu khi được sự đồng ý của họ.

- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu không cần phải giải thích lý do.

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Đây là nghiên cứu mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định dùng thuốc đều do bác sỹ điều trị quyết định theo tình trạng của người bệnh.

- Những kết quả nghiên cứu, ý kiến đề xuất, giải pháp can thiệp được sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho lứa tuổi từ 19 – 29.

Chương 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm giới tính, hôn nhân, trình độ văn hoá, nghề nghiệp

Bảng 3.1: Phân bố giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hoá, nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm n % Giới Nam Nữ Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn Đã kết hôn

Ly hôn, ly thân, góa Trình độ học vấn Đại học, cao đẳng Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học Khác Nghề nghiệp Cán bộ, công chức Công nhân

Học sinh, sinh viên Làm ruộng

3.1.2. Đặc điểm về tiền sử gia đình có người bị bệnh tâm thần

Bảng 3.2: Đặc điểm về tiền sử gia đình có người bị bệnh tâm thần

Tiền sử gia đình n %

Cha hoặc mẹ ruột Anh chị em ruột Họ hàng

Tổng

3.1.3. Đặc điểm phân bố tuổi phát bệnh lần đầu

Bảng 3.3: Phân bố theo nhóm tuổi phát bệnh lần đầu

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng n % n % n % < 19 19 - 24 25 - 29 Tuổi TB:

3.1.4. Đặc điểm phân bố tuổi của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu

Bảng 3.4: Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng

n % n % n %

19 - 24 25 - 29 Tuổi trung bình:

3.1.5. Thời gian từ khi phát bệnh đến khi được chẩn đoán xác định

Bảng 3.5: Thời gian từ khi phát bệnh đến khi được chẩn đoán xác định

Thời gian (tháng) n Tỷ lệ % < 1 tháng 1 – 3 tháng 3 – 6 tháng 6 - 12 tháng >12 tháng

3.1.6. Chẩn đoán bệnh tâm thần lần đầu:

Bảng 3.6: Chẩn đoán của tuyến trước

Chẩn đoán n % :p

Rối loạn trầm cảm

Tâm thần phân liệt Rối loạn lo âu

Rối loạn tâm thần khác Chưa được chẩn đoán

Tổng:

3.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 – 29 tuổi. 3.2.1. Các biểu hiện trước khi đến bệnh viện tâm thần:

Biểu đồ 3.2: lý do đến khám bệnh:

- Vì các triệu chứng tâm thần - Vì các triệu chứng cơ thể

3.2.2. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ khởi phát bệnh

3.2.2.1. Các triệu chứng biểu hiện sớm:

Bảng 3.7: Các triệu chứng biểu hiệu sớm của giai đoạn trầm cảm

Triệu chứng n %

Giảm khí sắc

Thay đổi giấc ngủ (thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều). Giảm những sở thích vốn có của bản thân

Giảm năng lượng

Dễ cáu giận, dễ bị kích thích Giảm quan hệ gia đình, xã hội

Khó tập trung chú ý, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định Tổng số:

3.2.2.2. Tính chất xuất hiện của các triệu chứng khởi phát

Bảng 3.8: Tính chất xuất hiện của các triệu chứng khởi phát

Đặc điểm n %

Xuất hiện nhanh Xuất hiện từ từ

Tổng số:

3.2.3. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ toàn phát

3.2.3.1. Các triệu chứng đặc trưng:

Bảng 3.9: Các triệu chứng đặc trưng

Triệu chứng đặc trưng n %

Khí sắc trầm

Mất mọi quan tâm thích thú Giảm năng lượng

Tổng số:

3.2.3.2. Các triệu chứng phổ biến

Bảng 3.10: Các triệu chứng phổ biến của giai đoạn trầm cảm

Triệu chứng n %

Giảm sút tính tự trọng và long tự tin

Xuất hiện những ý tưởng bị tội và không xứng đáng Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan

Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại cơ thể hoặc tự sát Rối loạn giấc ngủ

Ăn ít ngon miệng

Tổng số:

3.2.3.3. Các triệu chứng khác

Bảng 3.11: Các triệu chứng khác của giai đoạn trầm cảm

Triệu chứng n %

Các triệu chứng hệ tiêu hóa Các triệu chứng đau thần kinh Rối loạn thần kinh thực vật

Dễ kích thích cáu kỉnh hay tức giận

Giảm hứng thú trong học tập, công việc và các sinh hoạt khác

Sút cân ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trướcTăng cân Tăng cân

Ăn nhiều

Giảm, mất hưng phấn tình dục

Tổng số:

3.2.3.4. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ

Bảng 3.12: Đặc điểm rối loạn giấc ngủ

Đặc điểm n %

Thời lượng

Thức giấc lúc nửa đêm Thức giấc sớm Mất ngủ hoàn toàn Ngủ nhiều Chất lượng

Giấc ngủ không sâu, hay thức giấc Ác mộng khi ngủ

3.2.3.5. Các triệu chứng loạn thần

Bảng 3.13: Đặc điểm của triệu chứng loạn thần

Triệu chứng n %

Hoang tưởng Ảo giác

Hoang tưởng kết hợp với ảo giác

3.2.3.6. Rối loạn hành vi

Bảng 3.14: Rối loạn hành vi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Rối loạn hành vi n %

Vận động chậm chạp

Ngại tiếp xúc với mọi người Sững sờ Kích thích, vật vã Hằn học, xâm phạm Nghiện ma tuý và các chất kích thích Tổng số: 3.2.3.7. Ý tưởng và hành vi tự sát

Bảng 3.15: Ý tưởng và hành vi tự sát ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Giới Nam Nữ Tổng số

n % n % n %

Ý tưởng tự sát Hành vi tự sát

Bảng 3.16: Sự chi phối của hoang tưởng và ảo giác đến ý tưởng và hành vi tự sát

Triệu chứng Hoang tưởng Ảo giác

n % n %

Ý tưởng tự sát Hành vi tự sát

3.2.3.9. Ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đến kết quả học tập và công việc

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đến kết quả học tập và công việc

Kết quả học tập và công việc n Tỷ lệ %

Không thay đổi

Học sút kém, làm việc giảm Phải nghỉ học, nghỉ làm việc

Tổng số: 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng

3.3.1. Trắc nghiệm Beck, Zung

Bảng 3.18: Kết quả các trắc nghiệm tâm lý

Trắc nghiệm Nam Nữ p

Test Beck

3.4. Các yếu tố liên quan đến RLTC ở tuổi từ 19 đến 29 3.4.1.Tiền sử bệnh tật của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.19: Tiền sử bệnh tật của bệnh nhân

Tiền sử bệnh n Tỷ lệ %

Có bệnh cơ thể Không có bệnh

Tổng số:

3.4.2. Năng lực học tập của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.20: Năng lực học tập của nhóm NC Năng lực học tập n Tỷ lệ % Giỏi Khá Trung bình Yếu kém Tổng số:

3.4.3. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Bảng 3.22: Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Tình trạng quan hệ n Tỷ lệ %

Có mâu thuẫn, xung đột Bố, mẹ bị tù đày, phạm pháp Gia đình bị phá sản, làm ăn thua lỗ Bố, mẹ ly dị, ly thân

Hoà thuận

Tổng số: 3.4.5. Quan hệ của bệnh nhân

Mối quan hệ Có mâu thuẫn Không mâu thuẫn

n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %

Với bạn bè Với người thân Với người khác

Tổng số:

3.4.6. Môi trường học đường và công việc

Bảng 3.24: Các sang chấn liên quan đến học đường và công việc

Có áp lực Không áp lực n Tỷ lệ %

%%

n Tỷ lệ %

Nhà trường

Cơ quan, nơi làm việc Tổng số: 3.4.7.Một số yếu tố khác Bảng 3.25: Các yếu tố khác Các yếu tố n Tỷ lệ % Sử dụng ma tuý Sử dụng rượu Đam mê Cờ bạc Đam mê Internet

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi từ 19 đến 29 điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần (Trang 37 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w