Hiện thực về số phận con người trong sự hòa nhập với thời cuộc

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của nguyễn khải (Trang 46 - 62)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Hiện thực về số phận con người trong sự hòa nhập với thời cuộc

Hiện thực cuộc sống của con người không hề đơn giản như cuộc sống trong truyện cổ tích. Ở đó thế giới nhân vật được chia ra làm hai cực: Thiện và ác, tốt và xấu. Còn cuộc sống của con người trong thực tại lại không hề đơn giản như vậy, bởi vì nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội tâm, nếu như ta không quan sát, không phân tích kĩ thì dễ dẫn đến tình trạng đơn giản hóa cuộc sống, ta chỉ nhìn nhận cuộc sống một cách phiến diện, một chiều, chỉ nhìn vào bề ngoài chứ không đi sâu đến từng ngóc ngách góc khuất của nó. Với trí thông minh cùng với khả năng quan sát, phân tích sắc sảo Nguyễn Khải còn phát hiện ra trong xã hội con người luôn luôn có sự vận động thay đổi, sự vận động thay đổi ấy đã

42

làm cho hoàn cảnh sống của con người cũng thay đổi theo. Trước sự tác động của thời cuộc, của hoàn cảnh như vậy thì con người sẽ có những suy nghĩ, hành động ra sao để có thể vượt qua được hoàn cảnh làm chủ cuộc sống của mình, dù hoàn cảnh sống có cực khổ khắc nghiệt đến đâu thì con người vẫn phải bước tiếp để khẳng định bản thân mình.

Trong truyện ngắn Hai ông già ở Đồng Tháp Mười, Nguyễn Khải đã nói

lên cuộc sống bất hạnh cô độc của nhân vật ông Hai trước thời cuộc. Ông Hai là một người được học hành đến nơi đến chốn, gia đình ông xưa kia cũng vào loại

khá giả. “Học hết cao đẳng tiểu học ở Nam Định là vô tuốt Sài Gòn, lên tàu

sang Pháp học tiếp lấy mảng bằng tú tài, rồi vào Đại học Sorbonne” [12, 158]. Đến năm 1939 ông Hai mới về nước, làm thầy giáo dạy học ở Sài Gòn rồi ở Cần Thơ. Ông lấy vợ muộn, vợ chồng chỉ sinh được một mụn con gái, vợ hiền, con thảo, một mái nhà để sum họp, một tổ ấm gia đình ngập tràn hạnh phúc. Khi ông về nghỉ hưu thì đứa con gái duy nhất của ông đi lấy chồng, chồng nó không còn cha mẹ, nên vợ chồng ông coi như con trai của mình. Ông cảm thấy mãn nguyện, thấy hạnh phúc với những gì mà ông đang có, tuy là không nhiều nhưng đủ để an ủi tuổi già. Nhưng cuộc sống vốn không phẳng lặng, bình yên như ta hằng mong muốn, trong một thời gian ngắn mà bao nhiêu tai họa đã ập xuống cái gia đình bé nhỏ và hạnh phúc ấy. Tai họa đầu tiên đến với ông, nó đến thật

bất ngờ không ai có thể lường trước được. “Đứa con rể bị đụng xe vào nằm nhà

thương được một đêm thì chết. Con gái tôi mang thai ba tháng đau buồn quá nên bị sẩy thai. Rồi nó mang bệnh, bệnh lại trọng, vợ chồng tôi đưa cháu lên Sài Gòn chạy chữa cả mấy năm, nhà phải bán, đồ đạc cũng bán, cuối cùng vẫn không cứu được con” [12, 159]. Năm con gái mất nó mới chỉ ba mươi tuổi. Rồi vợ chồng ông lên Bù Đóp mua đất trồng mì, mọi việc đều phải thuê cả. Tưởng đến ngày thu hoạch cuộc sống vợ chồng ông sẽ được cải thiện, nhưng nó không hề mỉm cười với ông, mà đến ngày thu hoạch chỉ được vài yến củ, do bị chuột đào ăn hết. Con chết, tiền hết, làm ăn lại thất bại, khi tuổi đã cao lại gặp bao nhiêu cực khổ làm cho vợ chồng ông hoang mang, đau đớn. Rồi vợ ông ốm không đến mười ngày cũng bỏ ông mà đi. Trước sự mất mát, đau đớn ấy đã khiến ông gần như suy sụp, mất đi phương hướng trước một cuộc sống tăm tối. Ông bán hết đồ đạc, xoong nồi trong nhà vì ông nghĩ giờ chỉ còn một mình ông

ăn ngủ ở đâu chẳng được, “nằm giữa đám đông, ăn giữa đám đông, là người

của đường chợ, của cộng đồng, đâu còn của một gia đình” [12, 160]. Tài sản duy nhất của ông là còn lại hai bộ quần áo, bán đi một bộ được trăm bạc. Dự định của ông là vào Sài Gòn với trăm bạc, ăn uống tằn tiện cũng được vài ngày

43

chết ở nơi đã ở thì thiên hạ dễ đàm tiếu. Sống đã vô danh thì cũng nên chọn cái chết vô danh” [12, 160]. Ông đã nhiều lần tìm đến cái chết nhưng không thành. Trong tình cảnh bế tắc ông Hai đã gă ̣p được sự bao dung của gia đình ông Ba, vì ông Hai biết đươ ̣c đôi chút chữ nghĩa nên ông được ông Ba mời về nhà giúp ông

tính toán sổ sách tiền nong . Ông Hai nói : “mỗi lần bưng bát cơm ăn nước mắt

lại muốn ứa ra vì cái khắc nghiệt của đời cũng có , vì cái bao dung của đời cũng

có” [12, 162]. Một người trước đây có cuộc sống bình yên, phẳng lặng như vậy,

khi cuộc sống, hoàn cảnh sống thay đổi đã khiến con người ta mất đi phương hướng, muốn tự giải thoát cho mình nhưng không được.

Qua nhân vật ông Hai, Nguyễn Khải muốn nêu lên một vấn đề rất cấp thiết là hoàn cảnh sống đã tác động mạnh mẽ đến con người, khi nó thay đổi thì đòi hỏi con người cũng phải thay đổi để thích nghi với nó, con người phải biết vượt qua những thử thách, khó khăn mà cuộc sống đem lại, nếu con người chỉ biết cam chịu, cúi đầu trước những khó khăn thì con người sẽ thành kẻ thất bại hoàn toàn trước hoàn cảnh.

Quan tâm đến số phận của những con người Nguyễn Khải nói đến những

nỗi cay đắng, tủi nhục, do xã hội cũ gây ra. Trong truyện ngắn Nắng chiều,

Nguyễn Khải quan tâm thể hiện nỗi khổ của bà Bơ. Chỉ vì quan niệm môn đăng

hộ đối mà bà Bơ phải sống cả tuổi thanh xuân trong sự cô đơn. Mặc dù bà cũng từng yêu và cũng có một người đàn ông tha thiết với mình.

Bơ xuất thân trong một gia đình nghèo, có ông chú làm quan thời đại cũ. Cô đi ở cho nhà chú thím, dù là cô cháu nhà quan nhưng Bơ phải sống một cuộc sống vất vả vì phải hầu hạ cả gia đình nhà quan. Cô có nhan sắc bình thường, lại luôn khép mình vào những khuôn khổ của lễ giáo phong kiến nên cô luôn bị mọi người chê là cổ. Thế nhưng tuổi thanh xuân của cô vẫn có được mối tình với anh học trò nghèo, học giỏi, đã thi đỗ bằng thành chung, anh tới nhà quan dạy học cho mấy con trai nhà quan. Trong thời gian dạy học ở đây, anh giáo trẻ đã có cảm tình với Bơ. Anh mạnh dạn ngỏ lời xin được cưới Bơ làm vợ. Tưởng rằng Bơ đã có được một tấm chồng tử tế. Nào ngờ, gia đình ông chú đã thẳng thừng

từ chối và còn chê trách anh giáo nghèo đã dám “mở mồm đòi làm rể cụ

Thượng” [12, 170]. Chính cái tư tưởng môn đăng hộ đối đó đã chấm dứt hạnh phúc của chị Bơ. Anh giáo trẻ đã không quay lại. Kể từ đó không có đám nào đến hỏi chị nữa, cô sống cô độc đến tuổi bảy mươi. Xưa nay chị Bơ chỉ biết

“sống cho các em, vui buồn hộ mọi người, nay các em kéo nhau đi tuốt tuột, còn trơ lại có một mình, ăn không ra bữa, ngủ không ra giấc, chẳng có cái gì riêng để mà lo mà buồn, đi lại như cái bóng, va vào góc này, đụng vào góc kia của hai căn buồng vừa ẩm vừa tối nghĩ thật tội” [12, 169]. Ai cũng kêu là tội cho bà

44

nhưng không ai mở miệng ra mời bà chị đến nhà mình để tiện bề chăm sóc. Đến lúc về già để giảm bớt gánh nặng mọi người trong gia đình bàn cách gả chồng cho bà. Trong đó người đứng đầu là bà Đại. Bà Bơ lấy chồng khi đã bảy mươi tuổi, điều đó đã làm cho nhiều người cười chê. Nhưng lại hợp với sự tính toán của mọi người trong họ, nhằm tránh được việc chăm sóc một bà già, đặc biệt là lúc ốm đau. Rõ ràng sự lấy chồng của bà Bơ không phải do sự quan tâm của mọi người trong họ đến bà, mà đó chính là cách để họ tránh được gánh nặng cho mình. Tuy cuộc sống của bà Bơ sau khi lấy chồng đã có được những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc, thế nhưng, người đọc cảm thấy chua xót cho số phận của người phụ nữ mà suốt đời họ phải sống cô độc, chỉ vì những tính toán ích kỉ của

người khác. Lấy chồng lần đầu tiên mà “không có chạm ngõ, không ăn hỏi,

không cưới xin gì cả”, người đọc không chỉ thấy chua xót mà còn cảm thấy tội nghiệp trước số phận bất hạnh của bà Bơ. Ngòi bút của Nguyễn Khải dường như chất chứa sự cảm thông và chua xót với số phận của bà Bơ. Đặc biệt đến cuối

truyện ngắn Nguyễn Khải đã viết: “Lạy trời cho anh chị tôi được sống thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mươi năm nữa, cho đời thêm ấm áp, thêm đẹp” [12, 181]. Qua truyện ngắn

Nắng chiều, Nguyễn Khải không chỉ thể hiện sự chua xót cho thân phận bà cụ Bơ mà ông còn thể hiện sự chua xót cảm thông cho những người phụ nữ cùng cảnh ngộ như bà cụ Bơ, đó chính là sức mạnh của ngòi bút Nguyễn Khải.

Cùng quan tâm phản ánh số phận của con người trước những hoàn cảnh

của cuộc sống, nếu như trong Nắng chiều nhân vật bà Bơ có một số phận hẩm

hiu, cay đắng, tủi nhục là do xã hội cũ gây ra, thì trong truyện ngắn Đời khổ số

phận của chị Vách lại vất vả, cực khổ do một nguyên nhân khác.

Số phận hẩm hiu, cực khổ của chị Vách, được Nguyễn Khải thể hiện với một nguyên nhân đó chính là một người vợ lấy phải một ông chồng không nên chồng. Một người phụ nữ cam chịu sự thiệt thòi chính vì tâm lí tự ti, tự phụ của bản thân.

Chị xưa kia vốn là một người phụ nữ xinh đẹp, đã từng tham gia du kích, làm cán bộ phụ nữ. Chị lấy một người chồng trí thức làm đến chức vụ thiếu tá. Cái chức vụ mà nhiều người cùng thời không dám mơ ước tới. Tưởng rằng chị đã lấy được một tấm chồng tốt, có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nào ngờ kể từ khi lấy chồng chị vẫn phải sống một cuộc sống lam lũ, vất vả, cực

khổ. Chị sinh bốn đứa con, lần nào chị cũng một mình vượt cạn, chị đẻ hai đứa

con gái đầu, ông chồng vắng nhà vì phải đánh giặc, đẻ hai đứa con trai sau, ông chồng cũng không ở nhà nốt vì phải đi công tác. Lúc sinh dễ dàng thì không sao nhưng có lúc sinh khó bị băng huyết, có lúc lại bị sát rau. Nhưng lúc ấy chỉ có

45

ra viện, vài ngày sau đã giặt giũ, cơm nước, da mặt vàng ủng nhưng nụ cười vẫn tươi tắn” [12, 205]. Nhà chị có sáu người nhưng ăn hai mâm cơm. “Chồng một mâm, năm mẹ con một mâm riêng. Tiền nong chia đôi, cho chồng một nửa, năm mẹ con một nửa” [12, 205]. Mẹ chồng ốm đau một tay chị chăm sóc, thuốc thang. Khi mẹ chồng mất cũng một mình chị lo ma chay. Tưởng như với tất cả những gì chị làm cho chồng thì người chồng phải thương yêu, nể phục chị nhiều hơn. Thế nhưng, ông chồng cũng không hề để ý đến chị, đến những lúc khó khăn vất vả của chị. Khi chồng ốm chị lo chăm sóc, khi chồng mất sớm một mình chị lo cho bốn đứa con. Bốn đứa con lại là một gánh nặng lớn đối với chị. Đứa con gái đầu có vẻ xấu xí, người cao ngồng, vừa đen vừa gầy, mặt thì lầm lì, cho nên chẳng có đám nào hỏi. Đứa con gái thứ hai của chị thì bị tật từ nhỏ, một bước đi một bước nhảy, người lệch hẳn như con chim sẻ bị gẫy cánh. Thằng con đầu bỏ học nửa chừng, theo bạn đi buôn. Vốn liếng của nhà bỏ ra lúc trở về mất cả vốn lẫn lời. Sau khi bốc mả cho chồng chị được một năm đứa con trai đầu mắc chứng động kinh, mẹ khóc thì hắn cười. Chị lo chạy chữa, thuốc thang mãi mà không khỏi. Đứa con trai thứ hai lớn lên lấy vợ nhưng cũng chẳng giúp được gì cho mẹ và các anh chị. Thế là một mình chị phải lo cho ba đứa con còn lại dù chị đã bảy mươi tuổi. Với hai chục nghìn tiền lương hưu, cộng với khoản tiền kiếm được nhờ việc bán xôi sáng để duy trì sự sống cho mấy mẹ con. Thế mà chị cũng không hề đổ lỗi tại chồng hay một lí do nào khác mà chị tự nhận lỗi về

mình, chị nói khi trả lời nhà văn: “Chung quy là tại tôi cả chú ạ, tôi ngu dần,

vụng dại nên con cái mới ra nông nỗi này, nếu như ông ấy còn sống…” [12, 213]. Rõ ràng cuộc đời cơ cực của chị nguyên nhân phần lớn là do người chồng vô tâm kia. Nhưng, chị vẫn không hề oán trách người chồng mà tự nhận lỗi về mình. Đó không phải là sự tự ti của bản thân chị hay sao? Lời nói của tác giả ở cuối tác phẩm đồng thời cũng là lời tố cáo đối với người chồng vô trách nhiệm:

“Vâng, tại chị cả, trăm tội, ngàn tội phải đổ lên đầu chị, nếu ông chồng siêu đẳng của chị còn sống thì chúng nó đâu đến nỗi… Tôi nôn thốc miếng xôi ra, cổ họng tắc nghẽn lại, chính tôi, tôi cũng muốn bật khóc” [12, 213].

Sư xót thương của Nguyễn Khải đối với số phận bất hạnh, đầy khổ cực, đau buồn của chị Vách, đồng thời cũng là sự xót thương của bạn đọc đối với số phận của những người phụ nữ mà họ phải sống với người chồng không đáng tấm chồng. Đáng sợ hơn là cái tâm lí cam chịu, sự chịu trách nhiệm một cách thái quá của con người trước hoàn cảnh, trước những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ.

Trong truyện ngắn Đàn ông, Nguyễn Khải tập trung thể hiện bi kịch, hoàn

cảnh của nữ nghệ sĩ Xuân Nội, mà nguyên nhân gây nên mọi sự đau khổ, dằn vặt của người nghệ sĩ này đến từ hai người đàn ông. Có thể nói, dù trong bất cứ

46

hoàn cảnh nào, xã hội nào, khi mà sự bình đẳng có đạt được sự cân bằng giữa nam và nữ, thì người chịu nhiều thiệt thòi vẫn là người phụ nữ, họ vẫn cần đến những người đàn ông làm chỗ dựa tinh thần cho họ. Thế nhưng, với nữ nghệ sĩ Xuân Nội thì cuộc đời chị lại là một bi kịch khi mà những chỗ dựa tinh thần đó không đúng với nghĩa thực của nó.

Xuân Nội là một nghệ sĩ khá nổi tiếng, chị xuất thân trong một gia đình nông thôn. Nhờ có nhan sắc, lại sinh ra trong một làng chèo nổi tiếng nên chị được lấy lên đoàn văn công tỉnh từ khi chị mới mười bảy tuổi… Chị đã sớm khẳng định được tên tuổi của mình với công chúng và được nhiều quan tỉnh yêu thích, mến mộ. Tuy chị đã về nghỉ hưu nhưng các liên hoan ca nhạc ở tỉnh nhà hoặc các thành phố lớn đều có mời chị tham gia với lời lẽ hết sức trân trọng của ban tổ chức. Dù đã lớn tuổi nhưng giọng hát của chị vẫn được giới trẻ hâm mộ. Một giọng hát quý hiếm, không hề thay đổi với thời gian, giọng vẫn rất ngọt, rất ấm. Về đường công danh chị thành đạt hơn bạn bè, hơn cả lòng mong muốn của

chị. “Nhưng về đường tình duyên thì hết sức hẩm hiu” [12, 435]. Đặc biệt cuộc

sống gia đình thì chị gặp nhiều bất hạnh. Chị lấy chồng khá sớm, năm mười chín tuổi chị đã sinh được đứa con đầu lòng. Minh chồng chị, là một cán bộ đoàn văn công, đội trưởng đội kịch, đã từng có vợ và một đứa con nhưng anh đã bỏ vợ. Chị sinh đứa con đầu lòng được một năm thì lại có chửa đứa nữa, chồng bắt phá thai. Mặc cho chị khóc lóc, van lạy nhưng chồng chị không lay chuyển bởi anh

ta cho rằng “có một con cho vợ chồng gắn bó, có hai con mất cả nghề nghiệp,

mất cả tuổi thanh xuân, có mà điên” [12, 436]. Chị phải nghe lời chồng phá

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của nguyễn khải (Trang 46 - 62)