7. Cấu trúc của đề tài
2.1.3. Sự thay đổi trong mối quan hệ xã hội
Nguyễn Khải khi phản ánh vấn đề đạo đức dưới sự tác động của thời kì kinh tế thị trường, ông không chỉ quan tâm đến vấn đề đạo đức của con người trong mối quan hệ gia đình, ở đây nhà văn nhận thấy sự xuống cấp về đạo đức của những đứa con đối với những người đã sinh thành, giáo dục nuôi dưỡng mình, mà Nguyễn Khải còn quan tâm đến vấn đề đạo đức của con người trong các mối quan hệ ngoài xã hội. Ở đó tác giả cũng phát hiện thấy có sự thay đổi đáng báo động về đạo đức con người.
Khi đất nước hòa bình bước vào thời kì đổi mới với nền kinh tế thị trường, con người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù trong lao động đã sớm nắm bắt được những cơ hội để đổi đời. Mọi người, mọi nhà, mọi ngành họ đều
nhận thấy rằng “phi thương bất phú”, nên họ đều có cách kiếm tiền riêng. “Bây
giờ cả Hà Nội đều làm thương mại. Gia đình thì mở quán. Cơ quan mở công ty dịch vụ. Nhà chùa bán tượng, bán kinh kệ, tràng hạt, tượng ảnh” [12, 290] (Đổi
đời). Tất cả mọi việc, mọi điều họ làm đều hướng tới cái đích cuối cùng là kiếm
tiền. Chính vì vậy mà trong mối quan hệ giữa con người và con người ngoài xã hội là một thứ quan hệ vì danh, vì lợi ích của mỗi người.
Nguyễn Khải đã tập trung ngòi bút của mình vào phản ánh mối quan hệ của con người với con người ngoài xã hội để chứng minh cho các kiểu lợi danh,
như trong truyện ngắn Sống giữa đám đông.
Ông Bột là một người có tướng mạo bề ngoài đáng được kính trọng: “Cao
lớn, trắng trẻo, mắt sáng, miệng tươi. Tướng người có uy lắm” [12, 294]. Ông là vụ trưởng của một bộ quan trọng. Ông có rất nhiều tính tốt, ai cũng bảo ông là người chơi được, công tác được, nhờ cậy được. Khi ông còn đương quyền thì ngày tết anh em trong cơ quan đến thăm hỏi luôn, quà biếu cũng nhiều, ăn uống vui vẻ. Nhưng từ khi không còn giữ chức vụ trưởng đoàn thì ngày tết chỉ có mấy người bạn thân cùng anh em con cháu đến chơi, chứ không còn người của cơ quan đến nữa, quà biếu cũng không có. Ngay cả sự kính trọng đối với ông cũng giảm dần. Mến thì có mến nhưng những người trong cơ quan không thể đến chơi
33
luôn với ông được, vì ông không còn thế lực để giúp họ việc này việc kia nữa. Và rồi người ta bắt đầu nhận ra ông có vô vàn nhược điểm: ông vô trách nhiệm, ông an phận với đủ thứ tội.
Ông vụ trưởng mới là Quắc thì khác, trước đây nhiều người không thích ông bởi ông hay lên mặt với mọi người. Tính tình thì lầm lì, hay có nhiều thủ đoạn. Như bây giờ thì hầu như cả cơ quan đều gọi ông là xếp một cách kính cẩn và tuân phục. Phòng làm việc của ông được trang bị lại hoàn toàn, sáng loáng, bóng lộn, như nơi làm việc của bộ trưởng. Các phòng làm việc khác cũng thay đổi. Cán bộ khoa học của vụ được phép làm việc ngoài giờ cho các công ty, xí nghiệp tư nhân để cải thiện sinh hoạt. Vụ cũng có kế hoạch làm kinh tế, tiền lãi của các hợp đồng thì chia đôi, vụ trưởng một nửa, anh em chia nhau nửa còn lại. Mối quan hệ của vụ trưởng và cán bộ trong vụ là mối quan hệ chủ - tớ, một lời của vụ trưởng là mệnh lệnh, không động viên, hỏi han bất cứ ai, họp thì ít nếu họp thì cũng nhanh. Việc là thế, luật là thế cứ thế mà làm. Người vụ trưởng này cứ lấy tiền khiến người. Và cũng từ lúc này người ta lại thấy ông Quắc là người đúng và coi trọng ông ta, họ cho rằng Quắc còn có tương lai lên cao hơn nữa, ông là người hợp thời, là người của hôm nay. Nói chung đến lúc này thì mọi người trong cơ quan nói rằng Quắc là người có nhiều điểm tốt.
Trong chuyến đi công tác cuối cùng trước khi nghỉ hưu, ông Bột có về Nam Định. Ở đó con trai lớn và con dâu ông đều là giáo viên của một trường trung học. Ông đến ở cùng con và cháu nội chừng nửa tháng. Buổi tối hôm ấy mọi người trong khu tập thể lại thăm ông vì ông là người có chức cao, làm việc ở một bộ quan trọng, lại đang sống ở Hà Nội. Ông sống hòa đồng với mọi người trong khu tập thể, đối với những người già lớn tuổi, ông đều thưa gửi và xưng là em, với những giáo viên bằng tuổi con ông thì ông cũng vâng dạ và tự xưng là chúng tôi. Nay ông đã già tướng mạo không tốt như xưa, tóc đã bạc, răng ông đã rụng mất vài chiếc mà không lắp răng giả. Chỉ sau mấy ông già trong khu tập thể đã bắt đầu nói năng với ông một cách trịch thượng. Còn đám giáo viên nói năng với ông như một người tri thức thành phố với một ông lão nhà quê. Một hôm
ông vứt vỏ cam ở gốc bưởi trước nhà, một cô giáo đi qua liền hét lên: “Đường
đi chứ có phải chỗ vứt rác đâu mà ông làm ăn thiếu trách nhiệm thế!” [12, 304]. Cô ta người to béo, nói oang oang như người chủ nhà mắng đầy tớ. Cho đến một ngày chủ nhật, con trai và con dâu đưa cháu về quê ngoại ăn giỗ, ông ngồi buồn thấy rổ quần áo bẩn, liền đem ra con mương đào trước nhà ngồi giặt. Việc làm đó của ông đã làm cho mọi người xung quanh khinh thường. Họ cho rằng con
trai ông bịp bợm, họ nói: “Vụ trưởng gì đi làm không có xe đưa xe đón, chỉ thấy
34
về nhà thấy quần áo đã được giặt sạch, gấp gọn ở góc giường, chúng đưa mắt nhìn nhau một cách khó hiểu. Chúng không bằng lòng về cách sống của người
bố, lúc ăn cơm tối người con dâu đã trách cứ ông: “Bố về chơi mấy ngày đừng
có mó tay vào mấy thứ này rồi hàng xóm họ lại xì xèo” [12, 304]. Các con ông
trách ông đã làm cho chúng bẽ mặt, trong nửa tháng ông sống ở đây. “Sống giữa
đám đông mà ông không tìm cách trồi cái đầu mình lên để thiện hạ coi trọng, lại còn cúi thấp xuống cho chìm hẳn vào cái khối nhờ nhờ của sự vô danh thì con cái biết dựa cậy vào đâu” [12, 304 - 305]. Rồi chúng nói lên quan điểm của chúng, rằng chúng không cần tiền, chỉ cần cái danh của ông thôi. Cái danh của ông sẽ làm cho mọi người nể trọng chúng, bởi theo xã hội bây giờ ai cũng thích làm bạn với người sang, người mạnh, người có quyền thế địa vị xã hội cao, chứ ai thích làm bạn với kẻ yếu và con người thích được sai khiến, được tuân phục. Bởi người ta có sợ mình, thì họ mới kính trọng mình, muốn được giúp đỡ và làm thân với mình. Lời bình của Nguyễn Khải về cách sống của con người ở xã hội bấy giờ là một sự lên án thói háo danh, khoa trương của con người trong các mối quan hệ
xã hội. “Chúng muốn thế nhưng ông lại xuất hiện như một người đã hoàn toàn thất
bại, một ông già tầm thường và quê mùa. Ông hại chúng đến thế sao? Ông không có quyền sống theo ý thích của ông. Ông phải sống theo luật lệ của xã hội, phải tôn trọng những thiên kiến vốn có của xã hội” [12, 305].
Qua truyện ngắn Sống giữa đám đông ta thấy Nguyễn Khải đã có sự kết
hợp hài hòa giữa việc miêu tả sự kiện của đời sống bên ngoài và tâm lí nhân vật, giữa tính chính xác của các chi tiết với lời văn nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đó là điều kiện để nhà văn cho nhân vật của mình tự bộc lộ tính cách trong các mối quan hệ xã hội, từ đó rút ra những phán xét, bình phẩm, bàn luận về vấn đề con người trong mối quan hệ với những người xung quanh. Vì vậy mà qua tác phẩm Nguyễn Khải đã phản ánh được những vấn đề bức thiết của cuộc sống con người đồng thời có được những giá trị khái quát giúp độc giả nhận thấy rõ được bản chất của vấn đề, để thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người hướng tới một cách sống tốt đẹp hơn.
Tính háo danh, đua đòi, thích làm bạn với kẻ sang, kẻ mạnh được lên án một cách mạnh mẽ, với lời bình sâu sắc là những gì ta thấy rõ trong những sáng tác của Nguyễn Khải. Tuy nhiên trong nhiều sáng tác của ông, bằng một giọng văn lạnh lùng nhà văn đã để cho các nhân vật của mình tự đối thoại với nhau qua
đó bộc lộ lên tư tưởng của tác phẩm. Trong truyện ngắn Một người Hà Nội,
bằng một cuộc đối thoại của nhà văn với cô Hiền ta thấy được quan điểm của con người đương thời trong các mối quan hệ xã hội. Họ nhìn vào bề ngoài của mỗi người để đánh giá cả một con người để có cách cư xử phù hợp.
35
“- Anh ra Hà Nội lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào? Tôi vừa cười vừa nói:
- Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui. - Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại.
Tôi nói:
- Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ” [12, 197].
Nói thế cũng hơi nghiệt. Vì có mấy việc vừa xảy ra làm nhà văn tức và
đau. Nhà văn kể một việc mới sảy ra cho bà Hiền nghe: “Tôi đạp xe ở đường
Phan Đình Phùng, tôi đạp chậm, vừa đạp vừa nghỉ ngơi. Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại nói cũng nhẹ nhàng: “Cậu đi đâu mà vội thế?”. Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay mặt lại chửi một câu đến sững sờ:“Tiên sư cái anh già!” [12,197 - 198]. Nhà văn lại kể tiếp một câu chuyện nữa khi nhà văn đến thăm một người bạn ở quận Đống Đa, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sẵng hoặc hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình
như nhìn con thú lạ. Nhà văn có than phiền với vợ chồng bạn về sự thiếu lễ độ
của người Hà Nội, thì cô con gái đang cho con bú góp lời liền: “Ông ăn mặc
tẩm như thế lại đi xe đạp họ khinh là phải, thử đôi mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi con cúp xem, thưa gửi tử tế ngay.” Tôi cười nhăn nhó: “Lại ra thế!” [12,198].
Chính câu nói của con gái bạn nhà văn đã khẳng định một thực tế trong xã hội bấy giờ, người ta đã quen đối xử với những người xung quanh theo hình thức, thói quen này đang được mọi người chấp nhận mà không chút nề phê phán, lên án. Với giọng văn mỉa mai pha chút hóm hỉnh nhưng đằng sau đó là một sự lên án lối sống hình thức giả dối của con người trong thời đại mới. Nguyễn Khải đã đặt ra vấn đề lối sống và thói quen ứng xử của con người, một vấn đề không mới nhưng luôn có ý nghĩa với mọi thời đại.
Như vậy, đổi mới đất nước là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Nhờ công cuộc đổi mới mà đất nước ta đã từng bước vượt qua được những khó khăn về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tuy nhiên, đất nước mở cửa cũng đồng thời chấp nhận du nhập văn hóa nhân loại, trong đó có cả những giá trị tích cực và tiêu cực. Con người trong thời đại mới được sống trong những điều kiện tốt hơn, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, đồng thời con người cũng trở nên ích kỉ hơn, cá nhân chủ nghĩa hơn. Đó chính là mặt tích cực và tiêu cực của thời kì kinh tế thị trường. Nguyễn Khải đã sớm nhận ra được mặt trái của công cuộc đổi mới, nhà
36
văn nhanh chóng phát hiện ra sự xuống cấp về đạo đức của con người trong các mối quan hệ gia đình và ngoài xã hội. Qua đó ông muốn cùng bạn đọc nhìn thẳng vào sự thật, cùng suy nghĩ để có được cách sống tốt đẹp hơn, vừa giữ gìn những nét đạo đức truyền thống, vừa tiếp thu những nét của tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu thêm cho đời sống tinh thần của con người. Đồng thời cũng là cái đích hướng tới của mọi thế hệ con người Việt Nam.
2.2. Nguyễn Khải với việc phản ánh hiện thực số phận con ngƣời
Bằng tài quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng và trí thông minh sắc sảo, Nguyễn Khải đã khám phá ra những vấn đề cơ bản của thời đại mới. Trước một xã hội đang đổi thay, đất nước bước sang thời kì đổi mới, sự đổi mới ấy đã đem lại cho con người nhiều mặt tích cực nhưng cũng kéo theo nhiều mặt tiêu cực. Xã hội thay đổi cũng kéo theo những hoàn cảnh sống của con người thay đổi. Khi hoàn cảnh thay đổi nó tác động trực tiếp đến con người, có khi con người có thể thích nghi được ngay với hoàn cảnh mới ấy, nhưng có người lại phải chật vật, loay hoay trước nó, mãi mà không tìm ra được con đường đi cho mình. Và ở đây Nguyễn Khải rất chú trọng tập trung ngòi bút của mình vào phản ánh vấn đề con người trước sự tác động của hoàn cảnh.
2.2.1. Hiện thực về số phận của những con người trở về sau chiến tranh
Truyện ngắn sau 1978 của Nguyễn Khải không chỉ quan tâm thể hiện con người trong vấn đề đạo đức, qua đó tác giả ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp truyền thống đạo đức của con người nhưng đồng thời cũng phê phán lên án sự xuống cấp về đạo đức của những con người trong mối quan hệ với gia đình, với xã hội. Nhà văn còn đặc biệt quan tâm đến số phận của những con người trước sự tác động của hoàn cảnh đặc biệt ông tập trung phản ánh con người trước sự tác động của chiến tranh. Ở đó người đọc nhận ra sự éo le, ngang trái của con người trước sự tác động của chiến tranh.
Trước năm 1975, Nguyễn Khải cũng giống như các nhà văn khác viết về con người trong chiến tranh đặc biệt là viết về người lính với một cảm hứng ngợi ca. Họ là những người anh hùng trên chiến trường, là những chuẩn mực của con người cách mạng. Cuộc đời của họ gắn liền với những chiến công hiển hách, những hành động dũng cảm, sự hi sinh âm thầm để giành được thắng lợi, hòa bình cho dân tộc.
Khi Tổ quốc lên tiếng, những người lính ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng, ra đi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, ngày trở về họ được người thân, bạn bè chào đón. Sự trở về của họ là niềm vui của gia đình, bạn bè, bởi họ là những con người anh hùng, những người chiến thắng, vinh quang trở về. Nhưng trong số những người lính trở về sau chiến tranh có những người đã phải đối đầu với
37
những bi kịch do nhiều lí do. Như anh Nghinh trong truyện ngắn Một bàn tay và
chín bàn tay là một trường hợp như thế.
Nghinh cũng như bao chàng trai yêu nước khác, nghe theo lời kêu gọi của tổ quốc, anh đã lên đường nhập ngũ và đi ra chiến trường. Anh vốn là một chàng
trai khôi ngô “anh có một cặp môi thật gợi cảm, vành môi rất rõ nét và hàm
răng không đều nhưng rất trắng và có duyên hết sức” [12, 424]. Tự anh cũng phải mê mẩn nụ cười của mình, huống hồ là các bạn gái trong làng, các cô gái nơi anh đóng quân. Trong một trận chiến đấu anh bị cháy khắp người, lăn lộn trong khói lửa một lúc rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy thấy các bác sĩ đang cưa cắt da