Hiện thực về số phận của những con người trở về sau chiến tranh

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của nguyễn khải (Trang 41 - 46)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Hiện thực về số phận của những con người trở về sau chiến tranh

Truyện ngắn sau 1978 của Nguyễn Khải không chỉ quan tâm thể hiện con người trong vấn đề đạo đức, qua đó tác giả ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp truyền thống đạo đức của con người nhưng đồng thời cũng phê phán lên án sự xuống cấp về đạo đức của những con người trong mối quan hệ với gia đình, với xã hội. Nhà văn còn đặc biệt quan tâm đến số phận của những con người trước sự tác động của hoàn cảnh đặc biệt ông tập trung phản ánh con người trước sự tác động của chiến tranh. Ở đó người đọc nhận ra sự éo le, ngang trái của con người trước sự tác động của chiến tranh.

Trước năm 1975, Nguyễn Khải cũng giống như các nhà văn khác viết về con người trong chiến tranh đặc biệt là viết về người lính với một cảm hứng ngợi ca. Họ là những người anh hùng trên chiến trường, là những chuẩn mực của con người cách mạng. Cuộc đời của họ gắn liền với những chiến công hiển hách, những hành động dũng cảm, sự hi sinh âm thầm để giành được thắng lợi, hòa bình cho dân tộc.

Khi Tổ quốc lên tiếng, những người lính ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng, ra đi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, ngày trở về họ được người thân, bạn bè chào đón. Sự trở về của họ là niềm vui của gia đình, bạn bè, bởi họ là những con người anh hùng, những người chiến thắng, vinh quang trở về. Nhưng trong số những người lính trở về sau chiến tranh có những người đã phải đối đầu với

37

những bi kịch do nhiều lí do. Như anh Nghinh trong truyện ngắn Một bàn tay và

chín bàn tay là một trường hợp như thế.

Nghinh cũng như bao chàng trai yêu nước khác, nghe theo lời kêu gọi của tổ quốc, anh đã lên đường nhập ngũ và đi ra chiến trường. Anh vốn là một chàng

trai khôi ngô “anh có một cặp môi thật gợi cảm, vành môi rất rõ nét và hàm

răng không đều nhưng rất trắng và có duyên hết sức” [12, 424]. Tự anh cũng phải mê mẩn nụ cười của mình, huống hồ là các bạn gái trong làng, các cô gái nơi anh đóng quân. Trong một trận chiến đấu anh bị cháy khắp người, lăn lộn trong khói lửa một lúc rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy thấy các bác sĩ đang cưa cắt da thịt mình xoèn xoẹt, nghe rõ là họ đang cắt bỏ những thứ gì đó từ thân thể mình, nhưng không thấy đau rồi lại mê đi. Trong nửa năm anh phải nằm thẳng đơ

trong một đống băng quấn từ đầu đến chân, mắt anh không nhìn thấy được, như

đã mù, anh cũng không nói được chỉ phát ra những tiếng kêu rên u ú. Dù đau đớn, thảm hại về thể xác như vậy nhưng anh vẫn sống, được nửa năm thì mắt anh đã dần dần nhìn lại được. Nhưng người lính đẹp trai, khôi ngô, trẻ tuổi ngày

nào, bây giờ đã có hình hài khác hoàn toàn. Anh có vẻ bề ngoài “nhằng nhịt

những vết khâu, những mảnh da khác màu, với mũi, miệng, mắt đã không còn hình dạng cũ” [12, 422]. Anh có thể đi lại được nhưng “hai bàn tay hoàn toàn vô dụng, một bàn còn ba ngón, một bàn còn hai ngón, các ngón đều co quắp cứng đờ” [12; 423]. Anh đã cố luyện tập để đôi bàn tay của mình có thể làm được những công việc vặt vãnh của cá nhân. Anh không bao giờ dám soi gương. Chỉ cần nhìn phản ứng sợ hãi, thương hại của những người thoạt gặp anh lần đầu, anh biết mình có gương mặt rất ghê sợ. Lấy tay sờ mặt cũng đủ biết, không

còn sống mũi, cánh mũi như méo đi, lỗ mũi như rộng ra, răng miệng cũng mang

những hình dáng lạ lùng. Anh được chuyển về trại điều dưỡng hai và mong muốn được về quê an dưỡng tại quê. Anh trai, chị dâu và các em đến thăm anh, họ khóc thầm cả buổi, thương thì rất thương nhưng họ rất sợ cái hình hài của anh. Họ đều cố một nỗi lo, nếu anh về quê thì mẹ anh có thể chết ngay khi nhìn thấy cái hình hài đáng sợ của anh. Thà anh hi sinh ở chiến trường, mẹ anh có thể than khóc cả tháng rồi sẽ nguôi ngoai dần vì các bà mẹ có con hi sinh trong xã cũng nhiều, họ sẽ có cách an ủi nhau. Nhưng đằng này anh vẫn sống, hàng ngày

đi lại trong nhà với bộ mặt gớm ghiếc thì bà sẽ không chịu đựng nổi khi “nhìn

vào cái mảng thịt bầy nhầy với những hốc mắt, hốc mũi, lỗ miệng như một đầu người đang tan rữa trong lòng đất vừa được móc lên” [12, 425]. Cũng chính vì

cái hình hài của mình, anh biết mình có anh chị em, có mẹ, có bạn bè “nhưng

không thể có người yêu, không thể có vợ con” [12, 424]. Và anh đã từ chối mối tình của cô Kiếm. Một cô gái thương binh đã rất yêu anh khi tiếp xúc với anh tại

38

nhà điều dưỡng hai. Anh đã định bụng lén về quê không nói cho cô biết để trốn tránh cô gái tội nghiệp này, bởi anh tự nghĩ mình không xứng đáng với tình yêu

của Kiếm. Anh chả có gì để đền đáp tình yêu của cô. “Anh bàn với anh chị, với

các em, với các cán bộ xã lên thăm nên làm cho anh một cái lều ở giữa đồng. Anh sẽ ra ở đó, sẽ làm nhiệm vụ người coi đồng, ăn thóc của hợp tác xã và mẹ anh sẽ mãi mãi không thể biết anh đã về làng” [12, 425]. Đó cũng là phương án để anh có thể trốn tránh được tình yêu của cô Kiếm.

Với tài sắp xếp các sự kiện cốt truyện một cách hợp lí, Nguyễn Khải đã giúp người đọc có thể thấy rõ được những mất mát, hi sinh của Nghinh sau khi trở về từ chiến trường. Từ đó nhà văn đã nêu bật lên được tấn bi kịch của Nghinh. Qua đó Nguyễn Khải muốn nói lên được một thực tại, đó là sự đau thương mất mát của những con người trở về sau chiến tranh mà hình hài và một bộ phận thân thể họ đã để lại nơi chiến trường. Họ đã may mắn hơn các đồng đội của mình là họ còn sống sót để trở về, nhưng sự trở về của họ lại là một nỗi đau cho người thân, cho gia đình. Làm sao có thể bù đắp được những mất mát đau khổ cho những con người đã hết mình cống hiến cả xương thịt, cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Đó chính là vấn đề, đồng thời là trách nhiệm của mọi người và toàn xã hội mà Nguyễn Khải muốn cùng bạn đọc suy ngẫm.

Trong truyện ngắn Cặp vợ chồng ở chân động Từ Thức, Nguyễn Khải lại

hướng ngòi bút của mình đến một bi kịch khác của người lính sau khi từ chiến trường trở về. Đó là sự lạnh lùng, khinh rẻ của mọi người trong xã hội, chỉ vì anh ta mù, anh đã phải sống một cuộc sống cơ cực… đó chính là cuộc đời của Toàn - một người lính vừa trở về từ chiến trường.

Toàn vốn là một người đàn ông cao lớn, vạm vỡ, khuôn mặt dài, mày rậm, hay cười, cái miệng cười rất duyên dáng. Học hết cấp III, anh thi đỗ vào Đại học Y với số điểm rất cao. Được vào đại học vào thời kì ấy, thường là được miễn đi bộ đội. Nhưng với trách nhiệm của một công dân yêu nước, khi Tổ quốc lên tiếng gọi trước sự xâm lược của kẻ thù, cùng với thực tế của địa phương anh khi đó xã anh có năm người phải đi bộ đội, nhưng họ đều trốn tránh, không chịu lên

đường làm nghĩa vụ quân sự: “Vì xấu hổ nên buộc phải đi. Xấu hổ cho người

khác, cho cả một lứa tuổi mà phải trả giá quá đắt” [12, 239]. Anh đã lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự thay cho những con người hèn nhát khác. Anh tham gia vào một đơn vị thanh niên xung phong được hai năm, anh làm Đại đội trưởng ở đơn vị. Đơn vị anh có nhiệm vụ san đường cho xe chạy trên đất Lào. Vào một đêm trong khi đang thực hiện nhiệm vụ san đường anh đã không may bị mảnh mìn đâm nát hai hốc mắt như đã được ngắm trước mà bắn vào. Kể từ

39

đấy anh phải sống quãng đời còn lại trong bóng tối. Khi đất nước thống nhất, Toàn trở về làng sinh sống, kể từ ngày trở về anh đã phải sống một cuộc sống cực khổ, trong sự ghẻ lạnh của mọi người trong làng. Đau đớn hơn là chính những kẻ trước đây trốn tránh nghĩa vụ quân sự cũng xem thường anh bởi vì bây giờ chúng là những kẻ giàu có, những kẻ biết làm giàu. Chúng được người trong làng, trong xã nể phục. Bi kịch lớn nhất đối với anh đến từ chuyện tình yêu của anh. Trước đây anh đã yêu một cô tiểu đội trưởng thanh niên xung phong. Hai người quen nhau từ ngày còn ở chiến trường rồi họ yêu nhau. Họ không cùng huyện, bặt tin nhau vài năm sau khi trở về từ chiến trường. Tình cờ họ gặp lại nhau ở một bệnh viện và quyết định đến với nhau. Nhưng trớ trêu thay họ gặp phải sự phản kháng kịch liệt từ gia đình, dòng họ nhà gái, họ phản đối chuyện

cưới hỏi của hai người chỉ vì nguyên nhân Toàn bị mù: “Cả họ chửi, bố mẹ dọa

từ, còn anh trai thì dùng roi đánh hẳn hoi” [12, 244]. Để đến được với nhau họ phải vượt qua mọi thử thách sự ngăn cản của gia đình, dòng họ, bởi họ cho rằng lấy một người mù là rồ dại, là không có tương lai sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi.

Qua số phận của nhân vật Toàn, Nguyễn Khải muốn khẳng định một thực tế đau buồn rằng: Trong cuộc sống thời mở cửa con người đã quá nhẫn tâm đối với những người đã hi sinh một phần cơ thể của mình để làm nên chiến thắng, đem lại hòa bình cho tổ quốc, đem lại sự bình yên cho những vùng quê. Đó là mặt trái của thời kì kinh tế thi ̣ trường, là vấn đề mà mỗi người phải nhìn

nhận lại. Bởi dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,

trọng đạo lí, mà cái đạo lí, truyền thống đó đang bị chà đạp bởi lợi ích kinh tế, bởi đồng tiền.

Viết về bi kịch của những con người trở về sau chiến tranh, Nguyễn Khải còn quan tâm đến cuộc sống của những con người có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ vĩ đại của dân tộc ta. Trên chiến trường họ là những người chỉ huy tài ba, nhưng khi trở về đời thường thì không ít người lại trở nên lạc lõng, khó thích nghi ngay cả với gia đình mình. Đó là những trường

hợp của ông Hai trong truyện ngắnSư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc, ông Hai đã phải hi sinh rất nhiều, mà sự hi sinh lớn nhất của ông đó là phải sống xa gia đình. Ông làm việc ở bộ tổng tham mưu trong thành phố Sài Gòn trong khi gia đình ông lại sống ở Hà Nội. Trong suốt hai lăm năm tham gia kháng chiến ông chỉ sống với gia đình được năm năm. Cái gia đình nhỏ bé của ông do một mình vợ ông chăm lo. Đứa con gái lớn của ông thi đỗ Đại học Sư phạm, đứa con trai thi trượt Đại học tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Kể ra thì với cái gia đình như thế đối với ông cũng hạnh phúc rồi. Nhưng chiến tranh ác liệt đã cướp đi đứa con trai

40

yêu quý của ông, đứa con mà ông đã đặt rất nhiều kì vọng. Và rồi chỉ vài năm sau, vợ ông cũng bỏ ông mà đi. Vì nhiệm vụ, ông chỉ chăm sóc vợ ông được một tháng cuối đời. Ngay cả ngày cưới của đứa con gái duy nhất, ông cũng không thể tham dự. Con gái ông chẳng may lấy phải người chồng phụ bạc, có được đứa con thì hắn bỏ cô và đứa con đang độ tuổi mẫu giáo theo một người đàn bà khác vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Sau khi li dị chồng, con gái ông cũng không thể vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống cùng ông vì cô không muốn thấy mặt người chồng cũ, không muốn sống cùng vòm trời với họ. Con gái ông không vào thì ông Hai phải ra, lần này ông ra ở hẳn với con gái. Ông xin nghỉ hưu ở tuổi sáu mươi mốt, trả lại biệt thự cho nhà nước ông cũng không tiếc nhưng không tiếc bằng phải chia tay với bạn bè và ông buồn nhất là phải chia tay với cái thành phố đã gắn bó với ông, là tình yêu của ông trong mấy chục năm với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn. Nhưng vì con, vì cháu, ông đã hi sinh tất cả để ra sống cùng con, cùng cháu. Đứa con duy nhất, một người thân duy nhất còn lại và cũng là niềm vui, niềm an ủi về già của ông. Chính vì vậy, khi con gái

nói với một giọng ăn năn: “Con rất khổ tâm đã để bố phải ra đây ở với mẹ con

con. Một đời phục vụ cách mạng, cuối cùng chẳng được gì” [12, 546]. Ông cười

và trả lời con bằng một giọng nói thân mật: “Bố thì nghĩ khác, đã nhiều năm bố

phục vụ cách mạng, phục vụ quân đội, nay còn lại mấy năm cuối đời bố dành lại để phục vụ con gái và cháu ngoại của bố. Có gì là không phải đâu” [12, 546]. Chính vì suy nghĩ này mà anh em trong đơn vị ra thăm và mong ông, con gái cùng cháu ngoại vào Nam sinh sống thì ông đã vì con không vào sống cùng anh em. Ông thấu hiểu được nỗi khổ của con gái. Tưởng rằng ông sẽ sống thanh thản cùng con cháu, nhưng ông đã phải trải qua dằn vặt của lương tâm, bởi ông không tìm thấy sự hòa đồng với chính người con gái của mình. Tuy con gái ông cũng rất thương bố, nhưng là người phụ nữ bị chồng bỏ, cô trở nên khó tính. Cô thấy nhiều điều không hài lòng về ông bố của mình. Có lúc con gái ông cho rằng

số phận hẩm hiu của mình do chính người bố gây ra. Nó bảo: “Con cái nên

người là nhờ vào phúc đức của bố mẹ. Trong lá số của con cung phúc đức lại quá kém” [12, 549]. Nó chê ông ngủ ngáy to quá, ăn cơm và nuốt ào ào quá, trò

chuyện với thanh niên hay lên mặt dạy đời, “nói chuyện với người bằng tuổi cứ

y như là cấp chỉ huy cũ của người ta…” [12, 550]. Con ông bị ốm ông tìm khắp

vườn ngoài ngõ lấy lá thuốc xông cho con , thì con gái gắt : “Mua thuốc cảm

không mua lại đi nấu nước xông , sao mà lẩm cẩm thế !” [12, 550]. Ông vẫn

không hề bực tức , nói với con bằng giọng ôn tồn : “ Xông lá khoan khoái hơn

uống thuốc con ạ , rồi ăn một bát cháo hành nóng là coi như khỏ i” [12, 550]. Sống cùng con cháu ông luôn lo lắng cho chúng , bởi vì ông đã nguyê ̣n dành thời

41

gian còn la ̣i của cuộc đời mình cho chúng . Con ho một tiếng ông hỏi thăm , con gái ngủ ít ông hỏi thăm…Nhưng chính sự quan tâm của ông lạ i làm cho con gái

khó chịu, nó nói: “Hỏi ít chứ, sao mà hỏi lắm thế!” [12, 550]. Đến đêm ông nằm

nghĩ về sự đố i đãi của con với mình , ông vừa giâ ̣n, vừa tủi. Ông đã phát hiê ̣n ra

rằng: “Thì ra nó đâu có cần ông . Sau lại nghĩ ở trên đời này nó còn ai để nũng

nịu, để hờn dỗi , để quát gắt ngoài ông ra ” [12, 550]. Để tìm la ̣i niềm vui với cuô ̣c sống ông đã phải mở một cái quán nhỏ đẻ bán nước chè, thuốc lá, kẹo vừng với mong muốn được tiế p xúc với cuộc sống bên ngoài , để tìm thấy niềm vui niềm an ủi ở đời.

Với bi ki ̣ch của ông Hai , Nguyễn Khả i muốn bàn về một thực tế : người lính có thể có những thành tích , có những chiến công ở chiến trường nhưng

khi trở về cuô ̣c sống đời thường , không phải lúc nào cũng có thể hòa nhâ ̣p

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu sự đổi mới về phạm vi phản ánh hiện thực trong một số truyện ngắn sau 1978 của nguyễn khải (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)