KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 27 - 29)

NÔNG THÔN VIỆT NAM

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 9/2011, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: tổng tài sản: 524.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn: 478.000 tỷ đồng, vốn tự có: 22.176 tỷ đồng, tổng dư nợ: 414.464 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động: hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, chi nhánh Campuchia, nhân sự: 37.500 cán bộ.

Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọi vùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nông dân và 30 nghìn doanh nghiệp. Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong và ngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA (Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng

Công thương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên. Sau khi bàn giao 2.188 nhà ở cho người nghèo vào 2009, tháng 8/2010 Agribank tiếp tục bàn giao 41 khu nhà ở với 329 phòng, 40 khu vệ sinh, 40 hệ thống cấp nước, 40 nhà bếp, 9.000m2 sân bê tông, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho 38 trường học trên địa bàn hai huyện này. Bên cạnh đó, Agribank ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tại nhiều địa phương trên cả nước; tặng sổ tiết kiệm cho các cựu nữ thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; tài trợ kinh phí mổ tim cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh; tài trợ kinh phí xây dựng Bệnh viện ung bướu khu vực miền Trung; tôn tạo, tu bổ các Di tích lịch sử quốc gia. Hằng năm, cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp 04 ngày lương ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Ngày vì người nghèo, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng năm 2010 đạt trên 180 tỷ đồng.

Agribank đứng vị trí số một về số lượng thẻ ATM. Theo thống kê của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, tính đến cuối năm 2009, về thị phần thẻ nội địa, Agribank đã vượt lên trở thành ngân hàng có số lượng thẻ ATM lớn nhất Việt Nam với gần 4,2 triệu thẻ, chiếm 20,7% thị phần. Tiếp đến là Ngân hàng cổ phần Đông Á với 4 triệu thẻ, chiếm 19,8% thị phần; đứng thứ ba là Vietcombank với 3,85 triệu thẻ, chiếm 19% thị phần… Về lượng máy ATM, tới cuối năm 2009 Agribank cũng giữ vị trí số một với 1.702 máy (chiếm 17,5% thị phần), tiếp theo là Vietcombank 1.483 máy (15,3%), Vietinbank đứng thứ ba với 1.042 máy (10,7%). Đi kèm với việc đoạt “ngôi vương” về lượng thẻ phát hành cũng như số máy ATM, nguồn tin từ một lãnh đạo của Agribank cho biết, tỷ lệ thẻ ATM hoạt động thực sự của ngân hàng này khoảng từ 85% đến 90%.

Tiếp tục thành công ở năm 2009, năm 2010 Agribank cũng đạt nhiều kết quả đáng kể trong việc phát hành thẻ. Tổng số lượng thẻ phát hành của Agribank

trong năm 2010 đạt 2,15 triệu thẻ, tăng 51 % so với cùng kỳ năm 2009. Tốc độ tăng trưởng những năm gần đây về số lượng và doanh số thanh toán qua thẻ của Agribank luôn tăng cao hơn so với tốc độ trung bình của thị trường.

Bên cạnh việc tăng trưởng về mặt số lượng, các chỉ tiêu phản ánh về mặt chất lượng dịch vụ của Agribank cũng đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt cao hơn nhiều so với chỉ tiêu về mặt số lượng, cụ thể: doanh số và số món giao dịch tăng 112% so với năm 2009, cao hơn số lũy kế của các năm trước đó cộng lại; tỷ lệ các giao dịch không thành công chiếm tỷ lệ thấp, hệ thống ATM hoạt động ổn định, an toàn, v.v…

Với vị trí chủ lực, chủ đạo trong thị trường tài chính nông thôn, Agribank đã thực hiện tốt đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với dư nợ chiếm trên 70%, trong đó riêng cho vay hộ nông dân chiếm 55,5% tổng dư nợ. Trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả nước đã được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, góp phần đưa kinh tế nông thôn phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra hàng chục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, từng bước chuyển dổi mạnh mẽ từ kinh tế tự cấp, tự túc thành kinh tế sản xuất hàng hóa.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU NÔNG THÔN CHI NHÁNH NINH KIỀU

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)