Nghe nói, có chủ trương quy hoạch đô thị đưa về quận, huyện quản lý. Điểu này cũng can suy nghĩ một cách nghiêm túc. Quận có đủ năng lực quy hoạch và quản lý quy hoạch đó không, khi mà người có chuyên moan vừa thiếu vừa yếu. Quan trọng hơn, là mỗi huyện sẽ có ý tưởng quy hoạch riêng của mình; và như vậy, TPHCM có 17 quận huyện thì có 17 mảng khác nhau, tạo nên một tấm áo đô thị chắp vá “không giống ai”.
Quy hoạch xây dựng bổ sung, cấp phép cho tập trung xây nhà cao tầng quận 1, quận 3 ở TPHCM, quận Hai bà Trưng, sẽ kéo theo hệ lụy: kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường…Đó là một sai lầm khó sửa.
Như vậy, rõ ràng các tiêu chí: Chính sách (P), môi trường (E), xã hội (S), và kỹ thuật (T) trong cụm từ PEST đã không đạt được trong quy hoạch đô thị Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là tiêu chí môi trường và xã hội.
Sau khi quy hoạch, đô thị xây dựng xong, thì môi trường hững chịu mọi tai vạ: ngập nước, ngập rác, ô nhiễm không khí, đất nước. Về tiêu chí xã hội: quy hoạch và xây dựng làm mất lòng dân chúng, người dân phải ở nơi gần ô nhiễm, phỉa xa nguồn sinh thái, xa bệnh viện, không có chỗ học cho con,
không có chợ chính quy, phải mua đồ ở chợ cóc. Các nét đặc thù văn hóa dân tộc, kiến trúc Việt đã không hoặc ít chú ý trong quy hoạch xây dựng đô thị… Còn tiêu chí chính trị, chính sách cũng chưa that thỏa mãn theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nước.
Rõ ràng, trong quy hoạch đô thị, người ta bỏ qua quy hoạch môi trường, tài nguyện mà mới chỉ chú ý và áp dụng tiêu chí kỹ thuật xây dựng đơn phương. Nhưng khốn thay, tiêu chí này cũng bị vận dụng leach lạc và khiên cưỡng. Hiện nay, để bổ sung, người ta có chủ trương “lồng ghép” quy hoạch đô thị vào quy hoạch môi trường hay lồng ghép quy hoạch sử dụng đất đai. Nhưng trên thực tế cho thấy, cái kiểu “lồng ghép” ấy là hết sức kiên cưỡng, không hiệu quả. Phải chăng, ở đây phải vận dụng phương pháp “tích hợp” (integrating) mới là hợp lý!
Quy hoạch la một môn khoa học. Đối xử với nó không khoa học thì hậu quả sẽ nhỡn tiền. Con người, trong đó có chúng ta, đã quá bạc bẽo với môi trường, phá hoại tài nguyên, bạc bẽo với thiên nhiên, mà hiệu quả biến đổi khí hậu đã “nhỡn tiền”, mưa như trút nước, lũ lụt, ngập úng, bệnh tật, những bất thường đã và sẽ xảy ra, niết đâu một đại hồng thủy trong một tương lai. Các đô thị, trong đó có TP HCM phải sớm có chỉnh đốn quy hoạch, mới có thể có một đô thị “văn minh, sạch đẹp”, một “Hòn ngọc viễn đông” đúng nghĩa.