TRỌNG TÂM LAØ VỆ SINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu VĂN MINH ĐÔ THỊ ,ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ (Trang 25 - 27)

Về giải pháp cho thời gian tới, ông Lê Hiếu Đằng góp ý, dù thế nào cũng phải dứt khoát chữa phần đường cho người đi bộ trên vỉa hè.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Văn Minh, phó ban văn hóa – xã hội, cho rằng, để giải quyết vấn đề lấn chiếm long lề đường, can giao rõ trách nhiệm cho Tưởng công an hay Chủ tịch phường. Nếu không làm được, can cương quyết thay thế.

Quan tâm đến hiện tượng đám ma rải vàng mã dọc đường, gay mất vệ sinh, mỹ quan đô thị, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, ĐH KHoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM, nếu ý kiến, chỉ nên cho phép rải vàng mã khoảng 1km gần nơi chôn cất hoặc hỏa táng.

Về việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng, ông Lê Hoàng, Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, góp ý, can xác định mục đích của nhà vệ sinh công cộng là giúp người lỡ đường, tại các siêu thị, cây xăng…Chưa đặt thùng rác đại trà được thì can đặt trước trường học.

Trước một số ý kiến cho rằng, văn minh đô thị là một chủ đề rộng và không nên thực hiện dàn trải, không thể thực hiện trong thời gian ngắn, bà Phạm Phương Thảo, khẳng định, trước mắt, can xác định trọng tâm là vệ sinh đô thị và trật tự đô thị (mặt đường, khu vực trung tâm), tập trung chỉ đạo điểm ở 14/51 tuyến đường kiểu mẫu, các khu dân cư, khu đô thị; tăng cường vận động ý thức người dân thông qua các tổ dân phố; tăng thu nhập cho lực lượng xử phạt trên cơ sở các quy định hiện có.

Chưa có tiến triển

Sáng ngày 24/12, khảo sát tại một số tuyến đường được xem là “nóng” về việc phải thực hiện văn minh đô thị trong năm qua vẫn thấy ngổn ngang trăm bề. Tại phường 11, quận 5 tình trạng nhếch nhác do lấn chiếm lòng đường để buôn bán, làm bãi giữ xe vẫn đang tái diễn. Tại các khu vực đường Mạc Thiên Tích, Đặng Thái Thân (xung quanh bệnh viện Đại Học Y Dược), Trần Bình Trọng nhiều lô cốt vẫn nằm “chình lình”, rác thải bừa bãi, nhếch nhác.

Tại quận 8, các tuyến bị nhắc nhở, xử phạt nhiều lần trong năm qua nhưng hiện tại cũng không khá hơn. Tuyến đường Bến Bình Đông, do đặc thù khu vực này tập trung buôn bán thức ăn, trái cây…lấn chiếm hết cả lề đường vẫn chưa thuyên giảm.

Tại quận Bình Tân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán trên các tuyến Trần Thanh Mại, Lộ Tẻ, Bờ Tuyến, Khu vực trước chợ Bà Hom Mới, khu dân cư Bắc Lương Bèo, Hàm Chui Tân Tạo…cũng không có gì khá hơn.

Không chỉ khu vực

ngoài thành, ngay cả

các quận trung tâm thành phố, “văn minh đô thị” cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu. Các hẻm nhỏ đều bị các hộ bán hàng ăn uống, giải khát lấn chiếm.

Đường Tôn Đức Thắng (quận 1) vẫn còn nhiều gánh hàng rong (mặc dù đây là một trong 36 tuyến đường bị cấm bán hàng rong). Đường Nguyễn Thị Diệu (quận 3) còn có hiện tượng người vô gia cư chiếm lề đường làm nhà. Dân ăn uống, ngủ nghĩ ngay trên vỉa hè, quần áo phơi, bếp nấu ăn, chén đĩa bày la liệt…Tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu (trước cổng Đại học Kiến Trúc) mặc dù bị nhắc nhở nhiều lần nhưng hàng rong vẫn cứ ngang nhiên tồn tại. Sinh viên vẫn “vô tư” ngồi uống cà phê, ăn quà vặt trước cổng trường, rác thải vứt bùa bãi rất mất vệ sinh. Đường Điện Biên Phủ (quận 3) gần đây tái hiện hàng trăm xe trái cây dạo đủ các loại…

Một phần của tài liệu VĂN MINH ĐÔ THỊ ,ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w