THAØNH PHỐ VN: LAØNG XÃ SỬA SANG…CHÚT ÍT

Một phần của tài liệu VĂN MINH ĐÔ THỊ ,ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ (Trang 36 - 38)

Hiện trạng quy hoạch của thành phố ở Việt Nam chủ yếu theo kiểu “đô thị hóa nông thôn”. Nghĩa là trên cái nền của nông thôn làng xã, người ta sửa sang chút ít, thậm chí chỉ đổi tên xã thành tên phường là xong một quá trình đô thị hóa. Ví dụ như kiểu đô thi hóa xã ngoại thành TP.HCM hay như Hà Nội chủ yếu là các xóm, ấp, thôn bản đổi thành khu phố, và các xã thành phường.

Do đó, quá trình “đô thị hóa nông

thôn” lại hóa ra “nông thôn hóa đô thị”

Đô thị hóa của ta chủ yếu là “chắp vá”, “cải tạo” hay “cải

tiến”, “nâng cấp”, “hợp thức

hóa” mà thôi, theo kiểu “rượu

cũ bình mới’. Bình là đô thị rượu là làng ấp.

Chính vì thế mà cơ sở vật chất, đường sá, hệ thống nước cấp, nước thải, rác thải…vẫn mang đậm dấu ấn nông thôn làng xã; còn đô thị hiện đại, văn minh thì chưa thấy ló dạng. Tư duy và nếp sống đô thị hiện đại vẫn còn thiếu nhiều lắm.

Nguyên nhân chủ yếu, trước hết, đó là thiếu sự hợp tác giữa các quy hoạch ngành liên quan khác. Mà trước hết, quy hoạch đô thị không hợp đồng chặt chẽ với quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất. Chưa có

sự bàn thảo với cơ quan quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý môi trường đất để thống nhất đất để ở đâu sử dụng vào xây nhà, đất ở đâu sử dụng vào xây nhà, đất ở đâu làm đường. Hoặc, xây nhà máy xây ở đâu thì không ô nhiễm môi trường đất, và xác định chợ búa, nhà dân ở trên đất nào thì hợp lý nhất, vị trí đất nào thì đắc địa nhất.

Chính vì vậy mà xưa nay người ta vẫn phải”xem đất” mỗi khi xây dựng nhà cửa; và cả khi xây dựng đô thị nữa cũng phải chọn đất: “nhất can thủy, nhì can sơn”, xem thế đất, cảnh quan…Hiện nay, nhiều nhà cao tầng bị sụp, bị lún, nghiêng là hậu của xem thường khảo sát địa chất, địa tầng, đất đai khi quy hoạch. Vùng trũng ngập sâu và sẽ ngập sâu hơn khi khí hậu thay đổi, nước biển dâng, lại quy hoạch phát triển đô thị that là điều khó hiểu…

Người ta có quyền đặt câu hỏi: “Tại sao vùng đất cao ráo, nền chắc, cảnh quan đẹp đẽ ở phía Bắc TP.HCM, xây dựng trên nền đất xám phát triển trên phù sa cổ rất vững chắc, mạch nước ngầm trong, sạch, dồi dào, thoát nước tốt như Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp lại không được quy hoạch thành đô thị mới, thậm chí trở thành trung tâm mới của TP.HCM, hiện đại, rộng rãi…

Làm đô thị mới này, ta có thể chủ động quy hoạch quản lý môi trường ngay từ đầu. Ngược lại, cứ tập trung xây dựng vào quận 7, nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ, nơi đất không có nền, phèn, mặn, úng ngập và nghiêm trọng hơn, chặn con đường thoát nước của thành phố, xóa hồ điều hòa tự nhiên? Cái lợi trước mắt, lợi cho thiểu số người mà cái hại cho toàn cư dân thành phố.

Một phần của tài liệu VĂN MINH ĐÔ THỊ ,ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ (Trang 36 - 38)