Một số nhận xét về tình hình chuyểngiá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế (Trang 55 - 57)

II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂNGIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

6. Một số nhận xét về tình hình chuyểngiá ở Việt Nam

6.1 Nguyên nhân chuyển giá tại Việt Nam

Bên cạnh nguyên nhân chính và chủ quan là do phục vụ lợi ích của chính các công ty đa quốc gia thì cũng có các nguyên nhân khách quan làm cho thực trạng chuyển giá ở Việt Nam hiện nay có xu hướng tăng, bao gồm:

Thứ nhất, kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng ở nước ta còn yếu kém hay cụ thể hơn đó là việc xác định giá thị trường ở nước ta vẫn còn chưa tốt, chưa thực sự phù hợp dẫn đến tình trạng có nhiều công ty lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của Chính phủ về “chuyển nhượng giá” mà các MNCs có thể tìm cách để nghĩa vụ nộp thuế là thấp nhất, thậm chí là trốn thuế, bóp méo bảng báo cáo tài chính

Thứ hai, hệ thống thuế ở Việt Nam còn nhiều bất cập và kẽ hở, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá dễ dàng.

Thứ ba, cái chúng ta thiếu là một đội ngũ nhân viên kiể m toán, hải quan có chuyên môn, trình độ cao. Theo một vị lãnh đạo Bộ Tài chính thì biện pháp duy nhất hiện giờ chúng ta có thể làm là kiể m tra quyết toán, loại bỏ các chi phí không hợp lý và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa ngay từ quá trình duyệt dự án đầu tư. Tuy nhiên, làm được những điều này không hề đơn giản chút nào bởi hóa đơn chứng từ là từ nước ngoài.

6.2 Nhận xét chung

Chuyển giá đang là một chiến lược của các công ty đa quốc gia nhằm tối đa hóa lợi nhuận biểu hiện qua việc lợi dụng sơ hở của Việt Nam để thực hiện việc nâng giá tài sản góp vốn khi tham gia liên doanh, nâng giá đầu vào của nguyên vật liệu mua từ công ty mẹ ở chính quốc hay như tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi… một cách vô tội vạ nhằm quảng bá cho mình. Hạ giá sản phẩm gây lỗ nghiêm trọng cho liên doanh, đồng

Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 56

thời giảm lượng thuế phải nộp...là những cách mà các công ty đa quốc gia đang sử dụng ở Việt Nam.

Ngoài ra mục tiêu khác của công ty đa quốc gia khi chuyển giá là làm suy yếu các doanh nghiệp nội địa để tạo tình trạng độc quyền, họ dựa vào tiềm lực tài chính hùng mạnh của công ty mẹ để phá giá sản phẩm, là m các công ty nhỏ ở nước chủ nhà không đủ mạnh để cạnh tranh và phải phá sản. Điều đó làm cho môi trường đầu tư trong nước trở nên kém hấp dẫn do những cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Đồng thời cũng làm cho nhà nước thất thu một khoản thuế lớn.

Tuy nhiên ai cũng đồng ý rằng một khi làm kinh tế thì càng lợi nhiều càng tốt. Và khi Việt Nam gia nhập vào WTO, việc giao lưu quan hệ kinh tế với các nước khác là không tránh khỏi. Từ đó, có sự hình thành nên những công ty đa quốc gia nghĩa là có sự liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi là m sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh? Chuyển giá được xe m là một lời giải cho bài toán lợi ích mà ở đó nhà đầu tư không cần thêm vốn hay mở rộng s ản xuất. Chuyển giá tồn tại không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới, và s ự tồn tại của nó là hiển nhiên. Do đó, chính phủ Việt Nam đang phải cân nhắc nhiều bởi chính sách về chuyển giá có thể làm giảm lượng đầu tư FDI vào Việt Nam và nản lòng các nhà đầu tư dự án FDI hiện tại. Chính vì

vậy, biện pháp chống chuyển giá cần phải linh hoạt và phù hợp với quan hệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 57

Một phần của tài liệu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)