II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂNGIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
B. Miễn, giảm thuế
Miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo
Miễn thuế tối đa không quá hai năm và giả m 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mề m.
- Doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường.
- Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Nguồn: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệ p Việt Nam 2008
Mức thuế suất thực sự áp dụng sẽ ghi rõ trong giấy phép đầu tư của công ty. Chính phủ đưa ra các thuế suất ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kinh tế ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển một số ngành. Ngoài ra, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển sang năm kế tiếp trong giới hạn 5 năm. Nếu thuế suất giữa 2 quốc gia khác biệt càng lớn, thì càng có nhiều MNC chuyển lợi nhuận s ang quốc gia có thuế suất thấp hơn để tối thiểu hóa số thuế phải nộp. Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, ban hành các mức thuế thấp để thu
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 39
hút vốn đầu tư nước ngoài, vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài không có ý định định giá cao hàng nhập khẩu để trốn thuế.
Hướng chuyển lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Nguồn: KPM G, 2009
Bảng trên so sánh các mức thuế suất tại Việt Nam và 7 nước đầu tư nhiều vào Việt Nam. Trong việc đánh giá riêng về tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp lên quyết định chuyển giá, ta thấy thuế suất ở Hồng Kông là 16,5% nhỏ hơn thuế suất ở Việt Nam là 25% nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng chuyển lợi nhuận sang Hồng Kông bằng cách: định giá cao hàng nhập khẩu từ Hồng Kông qua Việt Nam, và định giá thấp hàng xuất khẩu từ Việt Nam về Hồng Kông.
Kết quả phân tích hành vi chuyển giá xét về khía cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam phù hợp với lập luận của Tlasschaert (1985) rằng các MNC hầu như không coi sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là động cơ chuyển giá tại các
Nước Thuế suất TNDN
Hồng Kông 16,5% Singapore 18% Đài Loan 25% Hàn Quốc 27.5% Anh 28% Mỹ 40% Nhật Bản 40.69% Việt Nam 25%
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 40
nước đang phát triển nói chung là thấp và có nhiều ưu đãi hơn tại các nước phát triển. Ta có thể kết luận rằng hành vi chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xét về khía cạnh thuế thu nhập doanh nghiệp hầu như không thể hiện rõ tại Việt Nam.
3.2 Kỳ vọng về tỷ giá và lạm phát
Rủi ro về ngoại tệ là một trong những yếu tố quan trọng để các MNC thực hiện hành vi chuyển giá với mục đích chuyển lợi nhuận từ đồng tiền yếu sang đồng tiền mạnh. Từ khi hệ thống ngoại tệ của Việt Nam trong năm 1989 mang tính định hướng thị trường, chính phủ đã cho ra thị trường ngoại tệ liên ngân hàng năm 1994 và giao dịch hối đoái có kỳ hạn (forward) và giao dịch hoán đổi (swap) năm 1998. Tuy nhiên, do muốn tránh lạm phát do phá giá đồng tiền, chính sách ngoại tệ vẫn mang tính tập trung cao, chính phủ duy trì tỷ giá đồng tiền Việt Nam cao so với đô la Mỹ và ổn định với mức thay đổi nhỏ qua các năm.
Biểu đồ 7: Tỷ giá hối đoái tại Việt Nam (2004 - 2011)
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 41
Để tránh siêu lạm phát, chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt và kiểm soát ngoại tệ. Tuy nhiên từ giữa năm 2008, do khối lượng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam quá lớn dẫn đến lạm phát tăng lên đến 28,3% khiến cho chính phủ càng thắt chặt tiền tệ để bình ổn giá cả. Đồng tiền Việt Nam mất giá nhanh khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị mất giá. Do đó, lạm phát 2 con số hiện nay cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chuyển giá để chuyển được một khoản lợi nhuận tối đa ra nước ngoài.
Biểu đồ 8: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam (1/2007 – 6/2011)
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 42
Năm 2001, dưới sự điều chỉnh của Quyết định 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/4/2001Về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên đối tác nước ngòai hợp tác kinh doanh phải bán 40% ngoại tệ cho ngân hàng từ nguồn thu các giao dịch vãng lai. Đây là một qui định rất khắt khe và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì thế, đến năm 2003, chính phủ đã ban hành thông tư 08/2003/TT-NHNN Hướng dẫn thi hành về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ đối với giao dịch vãng lai của Người cư trú là tổ chức bãi bỏ việc bắt buộc bán ngoại tệ cho ngân hàng. Đây là một điểm mới, tiến bộ được các nhà đầu tư nước ngoài hoan nghênh.
Tuy nhiên, đồng tiền Việt Nam đến nay vẫn là một đồng tiền yếu khó chuyển đổi trên thế giới. Tuy các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được sự hỗ trợ của chính phủ và ngân hàng trong việc cân đối nhu cầu ngoại tệ nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc chuyển đổi tiền đồng Việt Nam sang đồng tiền ngoại tệ. Thực tế, có nhiều công ty không thể có được lượng ngoại tệ đúng hạn và đúng số lượng nên phải mua chúng ngoài chợ đen. Tóm lạ i, khả năng chuyển đổi thấp và sự mất giá dần của đồng tiền Việt Nam cũng như những khó khăn có được lượng ngoại tệ cần thiết đã làm tăng rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam và vì vậy làm tăng khả năng chuyển lợi nhuận ra khỏi Việt Na m thông qua chuyển giá.
3.3 Các hạn chế về số lượng
Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không còn bị đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo tinh thần của Thông tư số 26/2004/TT-BTC ngày 31/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp tái đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong điều 1 của Thông tư qui định rõ:
“Từ ngày1/1/2004, các khoản thu nhập hợp pháp mà các tổ chức kinh tế hoặc cá nhânnước ngoài thu được do tham gia đầu tư vốn dưới bất kỳ hình thức nào theoqui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, kể cả cá nhân làngười Việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước và người nướcngoài thường trú ở Việt na m đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước (bao gồm cả số thuế thu nhập đã được hoàn trả cho số thu nhập
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 43
tái đầu tư và thu nhập do chuyển nhượng vốn, mua cổ phần), khi chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc giữ lại ngoài Việt nam không phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (kể cả khoản lợi nhuận phát sinh trước ngày 31/12/2003)”.
Việt Nam cũng đã ký Hiệp định tránh thuế hai lần với 50 nước, trong đó có các nước đầu tư chính vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan. Tuy nhiên, các nước đầu tư lớn như Hồng Kông và Mỹ do chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Na m thì các công tư đóng tại các nước này phải đóng thuế 2 lần. Vì vậy họ có thể dùng chuyển giá để tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
3.4 Sự hiện hữu của các đối tác trong nước
Theo đà hội nhập với thế giới, dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đổ mạnh vào Việt Na m. Các nhà đầu tư nước ngoài có 2 lựa chọn: liên doanh với đối tác Việt Na m hoặc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Nếu liên doanh, đối tác Việt Nam thường góp quyền sử dụng đất và đối tác nước ngoài góp vốn. Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài chuộng hình thức thứ nhất hơn, vì đối tác nước ngoài trong liên doanh thông qua sự trợ giúp của đối tác trong nước nắm bắt được thị trường nội địa và thiết lập quan hệt với chính quyền cũng như thừa hưởng thị phần có s ẵn của các công ty trong nước. Một khi nền tảng kinh doanh đã được bảo đảm, các đối tác nước ngoài muốn tự điều hành mọi hoạt động một mình không muốn có sự cản trở của phía đối tác Việt Na m. Trong hầu hết các trường hợp xin chuyển s ang công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các đối tác nước ngoài thường phàn nàn về sự yếu kém trong quản lý và ngoại ngữ của đối tác Việt Nam. Một nghịch lý là dù nắm giữ vốn góp nhỏ trong liên doanh nhưng đối tác VIệt Nam vẫn có quyền quyết định bình đẳng với các đối tác nước ngoài, có quyền phủ quyết làm chậm trễ nhiều quyết định kinh doanh quan trọng. Như đã phân tích ở trên, phía Việt Nam góp vốn chủ yếu bằng quyền sử dụng đất và thường thiếu nguồn tài chính bổ sung khi liên doanh bị lỗ trong thời gian đầu thực hiện. Vì vậy, sự hiện diện của phía Việt Na m trong liên doanh sẽ trở thành động lực cho phía nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá để giảm lợi nhuận của liên doanh và cuối cùng đẩy phía Việt Nam ra khỏi liên doanh.
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 44
Tuy nhiên mức độ chuyển giá phụ thuộc vào đối tác Việt Na m có đầy đủ thông tin và khả năng đánh giá hành vi này ở mức độ nào. Thực tế việc kiểm soát hành vi này của đối tác trong nước dường như không hiệu quả, do đó phía đối tác nước ngoài tự do thực hiện chiến lược chuyển giá.
3.5 Môi trường kinh doanh và các áp lực về thể chế chính trị
Rủi ro đầu tư tại các nước chủ nhà có thể làm các MNC chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thông qua chuyển giá.Mối đe dọa quốc hữu hóa và tịch biên tài sản luôn là mối quan tâm hàng đầu khi đầu tư tại nước ngoài. Tuy nhiên, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây và Luật đầu tư 2005 đều bảo đảm môi trường kinh doanh ổn định và các ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều 6 và 7 của Luật đầu tư 2005 qui định:
- Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Namtheo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên trong thực tế những điều luật này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ.Nạn quan liêu, tham nhũng cũng như vấn đề thay đổi luật vẫn diễn ra tại một vài nơi.
Liên đoàn lao động Việt Nam đóng vai trò bảo vệ quyền lợi của công nhân chứ không gây áp lực tăng lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ trả lương theo mức lương của họ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định. Như vậy, áp lực tăng lương hầu như không ảnh hưởng đến quyết định chuyển giá.
Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 45
3.6 Mối đe dọa trực tiếp đến lợi nhuận
Việt Nam không áp đặt bất kỳ mức độ bảo hộ nào cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay kiểm soát giá dựa trên khả năng sinh lợi, nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không khai lỗ vì những lý do này. Do chúng ta không thể phân tích các chiến lược kinh doanh của các công ty doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nên không thể kết luật các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tiềm năng bằng cách kinh doanh bị lỗ.
Tóm lại, s au khi xe m xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lên chuyển giá tại
Việt Nam, ta nhận thấy rủi ro về ngoại tệ, lạm phát và sự hiện diện của các đối tác Việt Nam trong liên doanh là những động cơ chính cho hành vi chuyển giá.
4. Cách thức thực hiện chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam