Ví dụ minh họa thực tế về thực trạng chuyểngiá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế (Trang 46 - 50)

II. HOẠT ĐỘNG CHUYỂNGIÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

5. Ví dụ minh họa thực tế về thực trạng chuyểngiá tại Việt Nam

5.1 Trường hợp 1: Liên doanh Coca Cola Chương Dương

Quá trình hội nhập của Coca Cola vào Việt Nam

Coca Cola đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1960 và quay trở lại Việt Nam tháng 2 năm 1994, s au khi Mỹ bãi bỏ cấm vận thương mại. Khi quay trở lại, trong 3 năm đầu từ 1995 đến 1998 Coca Cola Đông Dương(CEIL) đã nhanh chóng liên doanh với 3 công ty nước giải khát trong nước là:

 Tháng 8 năm 1995 liên doanh với công ty Vinafime x (Hiện nay là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đây là liên doanh đâu tiên của Coca Cola Đông Dương với công ty ở Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại phía Bắc ở tỉnh Hà Tây với số vôn đầu tư 35 triệu USD công ty CEIL chiếm 70% số vốn Vinafime x 30% và nhà máy đóng chai Coca Cola Ngọc Hồi được xây dựng, đây là nhà máy đóng chai được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam và đi vào hoạt động tháng 8 năm 1995.

 Tháng 9 năm 1995 Coca Cola Đông Dương liên doanh với công ty nước giải khát Chương Dương Việt Na m và cho ra đời công ty nước giải khát Coca Cola Chương Dương với tổng số vốn đầu tư 48 triệu USD công ty Coca Cola chiếm 60% vốn Chương Dương chiếm 40% vốn.

 Đến tháng 1 năm 1998 thêm một liên doanh nữa của Coca Cola tại Việt Nam tại miền Trung hình thành Coca Cola Non Nước. Đây là liên doanh cuối cùng của Coca Cola tại Việt Nam với số vốn 25 triệu USD Coca Cola chiếm 70% công ty nước giải khát Đà Nẵng chiếm 30% số vốn.

Tháng 10 năm 1998 Chính phủ Việt Nam đã cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Các liên doanh của Coca Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc quyền sở hưu hoàn toàn của Coca Cola Đông Dương đầu tiên là Coca Cola Chương

Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 47

Dương, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1998 liên doanh tại miền Bắc, miền Trung cũng thuộc quyền sở hữu hoàn toàn của Coca Cola.

Đến nay, công ty nước giải khát Coca Cola Việt Nam có tất cả 3 nhà máy đóng chai tại Việt Nam ở Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh, trong đó nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh giữ vai trò quản lý còn nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng chỉ đóng vai trò như những đại lý ở miền Bắc và miền Trung. Văn phòng đại diện của công ty mẹ Coca Cola Đông Nam Á (CCSAI) đặt tại Lầu 10 toà nhà Metropotitan, 235 Đồng Khởi TP. Hồ Chí Minh.

Tháng 6 năm 2001 Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam công ty nước giải khát Coca Cola tại 3 miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca Cola Việt Nam đặt trụ sở chính tại quận Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh.

Ngày 1 tháng 3 năm 2004 Coca Cola Việt Nam dược giao lại cho Sabco, đây là một trong những tập đoàn đóng chai danh tiếng của Coca Cola trên thế giới.

Chiến lược bán phá giá của Coca Cola tại Việt Nam

Năm 1995, Coca Cola đã liên doanh với công ty nước giải khát Chương Dương Việt Nam với vốn đầu tư 46.7 triệu đô la, nhưng chỉ sau 3 năm hoạt động, liên doanh đã thua lỗ lên tới 151 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc dù thua lỗ nhưng thị phần của liên doanh không ngừng gia tăng (chiếm 52% năm 1998).Vấn đề là tại sao liên doanh chỉ trong 3 năm mà thua lỗ lên tới một con số khổng lồ như thế? Đó là vì Coca Cola đã áp dụng chính sách bán phá giá sản phẩm ở Việt Nam và chi tiền ào ào để thực hiện chiến dịch quảng cáo rầm rộ.

Thực tế trong giai đoạn 1995 – 1998, một lon Coca Cola ở thị trường Mỹ là 75 cents (tương đương khoảng 10500 đồng) trong khi một lon Coca Cola bán tại thị trường Việt Nam bình quân một lon giá 5.000 đồng - 7.000 đồng (tương đương khoảng 40 - 50 cents) thấp hơn giá bình quân trên thị trường Mỹ là 25 cents (tỷ giá tạm tính 14.000 VND/USD). Đây phải chăng là hiện tượng bán phá giá của Công ty Coca Cola Chương Dương được điều phối từ công ty mẹ thông qua chiến lược bán hàng và chính sách mua

Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 48

nguyên liệu từ công ty con ở Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra Công ty Coca Cola Chương Dương đã xâm chiếm thị phần của các đối thủ bằng con đường bán phá giá (đặc biệt trong hai tháng 3 và tháng 4/1998) Coca Cola đã bán phá giá kỷ lục là 30%) trong khi liên doanh này không hề có sự chuyển biến rõ rệt về công nghệ, về năng suất lao động và hiệu s uất trong các khâu khác. Đợt tổ chức khuyến mãi ‘‘Cúp bóng đá thế giới 98‘‘, công ty đã chi một số tiền 1,8 tỷ đồng bất chấp sự không đồng ý của phía đối tác Việt Nam, là m cho Công ty đã lỗ càng lỗ nặng (trong chiến dịch khuyến mãi vào tháng 3 - 4/98 Công ty đã lỗ đến 20 tỷ đồng).

Kết quả là liên doanh không ngừng lỗ và cuối cùng Chương Dương buộc phải chấp nhận bán đi 40% cổ phần của mình và phía đối tác sẽ chịu hoàn toàn phần lỗ. Tháng 10/1998, liên doanh Coca Cola Chương Dương đã được nhà nước cho phép chuyển thành thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.

 Ví dụ về liên doanh Coca Cola Chương Dương đã cho thấy rõ hành vi chuyển giá của các MNC nhằm đẩy đối tác chủ nhà khỏi liên doanh và thao túng thị trường nội địa.

5.2 Trường hợp 2: Các công ty lắp ráp xe hơi

Những năm 1990 khi khởi đầu công nghiệp hóa, Việt Nam dự kiến hình thành ngành công nghiệp ôtô của Việt Na m, trước tiên là có thể dần tự sản xuất ôtô du lịch. Tuy nhiên, vì tư duy lầm lẫn, thay vì xây dựng ngành công nghiệp ô tô tự sản xuất trong nước, Việt Nam lại phát triển ngành công nghiệp lắp ráp ô tô. Từ vấn đề trên, chính sách của Việt Nam đã và đang bảo hộ cho ngành lắp ráp ô tô thay vì bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô. Điều này dẫn đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực lắp ráp ô tô Việt Na m.

Những con số từ thực tế

Vào năm 2003, ở Việt Nam, xe du lịch nhập khẩu nguyên chiếc giá gốc 10.000 USD phải chịu các loại thuế sau:

Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 49

Thuế Thuế suất Giá trị thuế phải chịu(USD)

Thuế nhập khẩu 100% 10.000

Thuế tiêu thụ đặc biệt 80% 16.000

Thuế giá trị gia tăng 10% 3.600

Tổng cộng 296% 29.600

Vậy một chiếc xe ở nước ngoài giá 10.000 đô la Mỹ đến tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ có giá gần 40.000 đô la Mỹ.

Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước chỉ phải chịu thuế nhập khẩu cho bộ linh kiện là khoảng 30%, và thuế giá trị gia tăng 10%, nhưng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tổng cộng xe trong nước chỉ phải chịu thuế 43%, thấp hơn 253 % so với xe nhập.

Như thế, một chiếc xe trong nước có giá thành 10.000 đô la Mỹ (đã bao gồm lợi nhuận cho nhà sản xuất), “chỉ cần” bán với giá 35.000 đô la, rẻ hơn xe nhập đến 5.000 đô la là thừa sức cạnh tranh, sau khi trừ thuế nhập khẩu 3.000 đô la, thuế giá trị gia tăng khoảng 3.200 đô la, nhà sản xuất thu thêm được khoản lợi nhuận siêu ngạch 18.800 đô la. Trong khoản lợi nhuận đó, Nhà nước chỉ thu được 28% thuế thu nhập doanh nghiệp, còn lại doanh nghiệp hưởng, cỡ 135% giá xe nhập khẩu chưa thuế. Đây chính là khoản tiền lẽ ra chỉ Nhà nước mới có quyền thu. Nói cách khác, Nhà nước đã giúp các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi hưởng lợi quá lớn.

Chỉ từ năm 2004 xe lắp ráp trong nước mới bắt đầu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với lộ trình tăng dần, và từ năm 2006 thuế đánh vào xe nhập khẩu bắt đầu giảm, thì sự chênh lệch về thuế có giảm đi.

Thuế Thuế suất cho xe

nhập khẩu

Thuế suất cho xe lắp ráp trong nước

Thuế nhập khẩu 90% 0%

Cao học Thương Mại – Nhóm 2 - K20 Trang 50

Thuế giá trị gia tăng 10% 10%

Tổng cộng 213.5% 65%

Chênh lệch thuế suất là 135 điể m phần trăm, các doanh nghiệp ô tô vẫn còn hưởng lợi thêm một thời gian nữa.

Không chỉ trục lợi từ sự bảo hộ, đối tác nước ngoài trong các liên doanh còn có thể

áp dụng chiêu chuyển giá - tăng giá linh kiện mua từ các công ty cùng hệ thống ở nước khác để chuyển lợi nhuận cho công ty đó, và giảm lợi nhuận của bản thân mình. Nếu lợi nhuận giảm đi đáng kể thì phần chia của phía Việt Nam trong liên doanh cũng giảm đi tương ứng, và đây có lẽ là mục đích chính của việc chuyển giá.

Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất xe hơi tại Thái Lan rồi bán ở Việt Nam.

1)

Một phần của tài liệu Chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế (Trang 46 - 50)