Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ACB Hà

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 48 - 52)

ACB Hà Nội

2.1. Đa dạng hóa các hình thức cho vay doanh nghiệp

Các ngân hàng ngày càng cạnh tranh găy gắt, nhất là trong các hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng, điều này buộc ngân hàng ACB Hà Nội muốn mở rộng cho vay doanh nghiệp, tăng doanh số và lợi nhuận từ cho vay doanh nghiệp cần phải không ngừng đưa ra các sản phẩm mới, hướng tới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong bối cảnh các ngân hàng Việt Nam chủ yếu vẫn áp dụng các hình thức cho vay trực tiếp như hiện nay, việc ngân hàng ACB Hà Nội áp dụng các hình thức cho vay gián tiếp sẽ là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh, tạo cho doanh nghiệp khả năng nhận vốn nhanh chóng, mà vẫn có sự đảm bảo vững chắc từ các tổ chức, hiệp hội.

Chi nhánh cũng cần chú trọng đa dạng các loại hình cho vay trung dài hạn, vì những loại hình này mang lại nguồn thu nhập lớn cho chi nhánh. Song song với đó, ngân hàng cần phải duy trì và hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm đã trở thành thế mạnh của mình.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi mà các mô hình kinh doanh lớn, các dự án lớn đang ngày càng được chú trọng phát triển trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, đòi hỏi nhiều nguồn vốn lớn, chi nhánh cần tạo ra nhiều hình thức phục vụ doanh nghiệp lớn, hoặc có những phương án cho vay hợp vốn, đồng tài trợ hợp lý, vừa nâng cao doanh số, lợi nhuận vừa tạo dựng thêm hình ảnh cho chi nhánh.

2.2. Đa dạng hóa chính sách lãi suất

Lãi suất là một công cụ nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng. Chỉ một sự biến động nhỏ của lãi suất cũng ảnh hưởng đến công tác cho vay của ngân hàng. Chi nhánh cần đưa ra nhiều mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với thời hạn cho vay cũng như loại hình doanh nghiệp.

Hiện nay, chính phủ đã đưa ra cơ chế lãi suất tự do hóa trên cơ sở thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Thực tế, lãi suất chính là giá cả của khoản vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng, nó cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu. Trên cơ sở đó, ngân hàng cần xem xét nhu cầu của doanh nghiệp, mức lãi suất của đối thủ cạnh tranh, để có những quyết định phù hợp. Tuy nhiên đây không phải là một công cụ hoàn hảo vì nó còn phụ thuộc vào lãi suất huy động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh, vì vậy đi kèm với chính sách lãi suất phải có một chính sách hậu mãi tốt.

2.3. Tăng cường công tác huy động vốn

Chỉ có huy động vốn tốt mới tạo ra nguồn lực dồi dào để cho vay. ACB Hà Nội cần chú trọng hơn nữa việc huy động các nguồn vốn bằng đồng Việt Nam, trên cơ sở đó mới mở rộng cho vay doanh nghiệp bằng VND, tận dụng ưu thế của đồng Việt Nam. Để huy động vốn tốt, chi nhánh cần thực hiện các biện pháp như:

• Đưa ra các biện pháp khuyến khích các cá nhân, tổ chức mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

• Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: mở tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… với nhiều kỳ hạn và mức lãi suất hấp dẫn.

• Tăng số lượng các phòng giao dịch của ACB trên địa bàn Hà Nội theo xu hướng chuyển dịch dần ra các quận ngoại thành.

• Có nhiều chính sách khuyến mại, ưu đãi đối với các cá nhân có số lượng tiền gửi lớn, hay thường xuyên gửi tại ngân hàng.

• Làm tốt công tác thanh toán, tăng thêm các máy rút tiền tự động để tăng sự thuận tiện và uy tín đối với các khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần duy trì các nguồn huy động vốn ngoại tệ của mình để không là giảm doanh số cho vay bằng ngoại tệ.

Khách hàng là người mang lại nguồn thu cho ngân hàng, vì vậy ACB Hà Nội cần phải thiết lập được mối quan hệ vay vốn lâu dài, bền chặt với các doanh nghiệp. Căn cứ vào kinh nghiệm và sự hiểu biết trong lĩnh vực cho vay, ACB Hà Nội phải lựa chọn ra những doanh nghiệp thường xuyên vay vốn, trả gốc và lãi đúng hạn, kinh doanh có lãi, có uy tín với các ngân hàng để thiết lập quan hệ lâu dài. Việc thiết lập quan hệ với những khách hàng như vậy sẽ tạo sự yên tâm cho cả hai phía, đem lại cho ngân hàng nguồn thu nhập ổn định. Kèm theo đó, ngân hàng cần xây dựng chính sách sau khách hàng, chăm sóc khách hàng tạo cho khách hàng sự thoải mái khi tìm đến ACB Hà Nội. Mặc dù đây không phải là loại hình nghiệp vụ ngân hàng, nhưng doanh nghiệp vẫn đánh giá nó là chất lượng dịch vụ của ngân hàng, so sánh với đối thủ cạnh tranh, vì lẽ đó, làm tốt chính sách khách hàng và những dịch vụ sau khách hàng chắc chắn sẽ đem lại nhiều ưu thế cho ngân hàng trên thị trường.

Song song với việc duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng truyền thống, ngân hàng cũng cần đưa ra những chính sách nhằm thu hút khách hàng mới, bằng cách đưa ra nhiều dịch vụ mới, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, đưa thêm những tiện ích vào các sản phẩm truyền thống, tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

Trong mối quan hệ cho vay này, ngân hàng cũng cần chú ý tới đối tượng khách hàng của mình, không thể bất cứ đối tượng khách hàng nào cũng xét duyệt cho vay chỉ để làm tăng doanh số cho vay. Ngân hàng cần có những tiêu chí lựa chọn khách hàng cụ thể, khoanh vùng được những khách hàng có khẳ năng kinh doanh tốt như:

• Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh trong nhiều năm liền, có uy tín trong các quan hệ tín dụng từ trước tới nay.

• Doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

• Ưu tiên cho những doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp chỉ quan hệ tín dụng duy nhất với chi nhánh.

Ngân hàng cũng cần có những thay đổi về môi trường làm việc, tạo cho khách hàng sự hứng thú khi đến giao dịch tại ngân hàng. Nâng cao công tác tư vấn khách hàng cũng là yếu tố quan trọng cần được chú trọng, điều này tạo cho doanh nghiệp sự an tâm, hạn chế rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải. Ngân hàng có thể thành lập tổ tư vấn, chuyên giúp đỡ, tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề tài chính. Làm như vậy cũng chính là giúp ngân hàng có được những bản báo cáo tài chính minh bạch.

2.5. Cải tiến quy trình thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sửdụng vốn vay của khách hàng dụng vốn vay của khách hàng

ACB Hà Nội cần có một quy trình thẩm định chặt chẽ hơn nữa, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, lại vẫn đảm bảo sự nhanh gọn, thuận tiện khi doanh nghiệp muốn vay vốn.

Nói chung, trong hoạt động ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro, tuy nhiên việc thực hiện tốt quy trình thẩm định sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi vay vốn giúp ngân hàng có phản ứng kịp thời với những biến động bất thường xảy ra ở doanh nghiệp.

Trước khi quyết định cho vay, cán bộ ngân hàng cần xem xét thật kỹ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp, đánh giá khách quan chính xác báo cáo tài chính, tiềm năng của dự án hay mặt hàng mà doanh nghiệp đang định đầu tư, giá trị tài sản đảm bảo phải hợp pháp và có giá tri thực tế cao hơn giá trị món vay,… Và ngân hàng cần có những biện pháp nhằm thu hồi nợ, hoặc giải quyết tài sản đảm bảo một cách nhanh nhất, phù hợp với quy định của pháp luật. Một số biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng như:

• Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay, ví dụ kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày với những khoản cho vay lớn đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với những khoản cho vay nhỏ. • Tổ chức kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá

được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản cho vay, bao gồm:

∗ Đánh giá giải trình thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng không vi phạm kế hoạch thanh toán.

∗ Đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp.

∗ Xem xét đầy đủ khía cạnh pháp lý của hợp đồng tín dụng để đảm bảo rằng ngân hàng có quyền hợp pháp sở hữu một phần hay toàn bộ tài sản thế chấp trong trường hợp người vay không có khả năng thanh toán nợ. ∗ Đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng, giảm nhu cầu tín dụng của người vay.

∗ Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngân hàng phù hợp với những tiêu chuẩn được các cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không.

• Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn bởi vì việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng tài chính của ngân hàng.

• Tiến hành theo dõi thường xuyên đối với những khoản vay có vấn đề.

2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng phải là người thực sự am hiểu nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, trung thực. Vì vậy, việc tổ chức cho các cán bộ tín dụng thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ là điều hết sức cần thiết.

Xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ sẽ đảm bảo cho khoản vay đến được đúng đối tượng doanh nghiệp, được sử dụng đúng mục đích. Người cán bộ tín dụng giỏi cũng sẽ nắm bắt tốt tình hình biến động của thị trường, đưa ra được những ý kiến đóng góp quý giá để mở rộng cho vay, phục vụ những loại hình doanh nghiệp mới.

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w