Ngân hàng thế giới gọi DNNVV là xương sống của nền kinh tế. trong bất kỳ thể chế kinh tế nào DNNVV ngoài việc phát huy kinh tế phồn vinh và tăng thêm việc làm ra, còn là một bộ phận “thay cũ đổi mới” của thể chế kinh tế cũ đó. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, trên thế giới hiện nay từ những nước phát triển và những nước đang phát triển luôn không ngừng tạo động lực cũng như điều kiện để thúc đẩy cho sự phát triển của khu vực kinh tế này. Đó cũng là những bài học hết sức quý báu được đúc kết để nước ta có điều kiện học hỏi nhằm giải quyết những vấn đề mà DNNVV ở Việt Nam đang gặp phải, đặc biệt trong khả năng tiêp cận của các DNNVV đối với những chính sách hỗ trợ của chính phủ hiện nay.
I. Trung Quốc
Bài học kinh nghiệm từ phát triển DNNVV của Trung Quốc còn có khá nhiều điểm mà chúng ta cần học hỏi, cả về mặt thiết lập chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ. Chính phủ giao nhiệm vụ giám sát các DNNVV cho bốn cơ quan hành chính; uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia; trung tâm điều phối, hợp tác với nước ngoài cho các DNNVV; Hiệp hội các DNNVV và cục phát triển DNNVV tại địa phương. Một số chính sách như sau:
− Chính phủ tiến hành xúc tiến pháp luật, đặt nền tảng cho việc hỗ trợ đối với các DNNVV.
− Nhà nước cũng xác định lĩnh vực ưu tiên cho phát triển DNNVV thông qua các phương tiện thông tin khác nhau, nhằm mang thông tin đến với DNNVV một cách nhanh chóng và kịp thời nhất.
− Về hỗ trợ tài chính, nhà nước cấp phát ngân sách cho DNNVV bao gồm một mục chỉ dành riêng nhằm phát triển DNNVV thông qua việc thành lập quỹ nhằm khuyến khích các DNNVV tăng cường mở rộng quy mô.
− Chính phủ hỗ trợ các DNNVV trong việc tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. − Tăng cường kết nối các DNNVV lại với nhau.
− Nâng cao chât lượng dịch vụ xã hội cho các DNNVV.
II. Singapore
Chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến những chính sách hỗ trợ DNNVV, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển. Bởi vì các DNNVV có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm cho lao động,cải thiện đời sống người dân...Việc hỗ trợ của chính phủ không chỉ rành cho các doanh nghiệp trong nước mà còn tạo điều kiện cho cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào singapore khi họ đăng ký kinh doanh ở đây. Một số kinh nghiệm của Singapore trong việc hỗ trợ DNNVV như:
− Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Singapore luôn đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng tri thức trong bộ phận thanh niên trong nước cũng như đẩy mạnh hoạt động đào tạo.
− Chính phủ Singapore rất quan tâm đến vấn đề hỗ trợ vốn cho sản xuất, kinh doanh. − Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng là một kênh hỗ trợ quan trọng của chính
phủ.
− Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp cũng được chính phủ quan tâm nhiều.
III. Nhật Bản
Nhật Bản là một cường quốc về công nghệ của thế giới, Nhật Bản đạt được những thành tựu này từ một điểm xuất phát hầu như bị phá huỷ hoàn toàn sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã làm nên” sự thần kỳ nền kinh tế Nhật Bản”. Để đạt được những thành tựu như thế là một quá trình mà cả dân tộc cùng nhau phấn đấu, đặc biệt là dưới sự quản lý của chính phủ Nhật Bản. Đây là cơ hội tốt để việt nam nhìn nhận đánh giá, từ đó rút ra kinh nghiệm.
− Xây dựng lòng tin cho người dân đối với đồng nội tệ nhằm bảo đảm sự ổn định nền kinh tế.
− Tận dụng thế mạnh là nguồn lực về lao động, trong đó tất cả các nguồn lực đều được phân bổ hợp lý để đem lại hiệu quả tối đa. Một cơ cấu kinh tế hài hoà, cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo được sự ổn định xã hộicó lợi cho tăng trưởng. − Phát triển cơ cấu kinh tế và hoàn thiện thị trường cạnh tranh, tập trung vào các mặt
hàng chủ lực. Xây dựng các mục tiêu tự chủ trong nền kinh tế, khuyến khích tiết kiệm, tích luỹ để đối phó với tình trạng thiếu vốn.
− Hoạt động sát nhập , hợp nhất doanh nghiệp hay một phần doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị của công ty sau khi tiến hành sát nhập và hợp nhất lớn hơn tổng giá trị hiện tại của các công ty khi còn đứng riêng rẽ.
− Đơn giản hoá các thủ tục cũng là một vấn đề được chính phủ nhật bản quan tâm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển.
IV. Bài học kinh nghiệp đối với Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên thiên nhiên phong phú và khá đa dạng lực lượng lao động trẻ dồi dào. Người Việt Nam luôn có truyền thống lao động cần cù, chịu khó. Đó chính là tiền đề để cả nước chung tay xây dựng phát triển kinh tế. ở nước ta, DNNVV có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá vàhiện đại hoá đất nước. Qua một số đúc kết của các nước đi trước. Với kinh nghiệm phát triển DNNVV thành công của một số nước Châu Á, chúng ta rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
− Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý DNNVV. Cơ chế quản lý DNNVV cần thông thoáng hơn và đặc biệt là phải thường xuyên thay đổi theo từng giai đoạn hay chu kỳ phát triển kinh tế. Hàng năm, cơ quan quản lý DNNVV cần rà soát các văn bản pháp quy cho phù hợp với tình hình thực tế không để kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn bản lạc hậu, không còn tác dụng tạo động lực cho phát triển DNNVV. Thực hiện đổi mới thể chế, chính sách đối với DNNVV để thích ứng với sự
vận động không ngừng bằng cách gặp gỡ, lắng nghe ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, từ đó có thể đề xuất những chính sách thiết thực hơn để phát triển DNNVV. − Thứ hai,tạo một kênh thông tin riêng cho DNNVV. Việc này sẽ mang lại rất nhiều lợi
ích. Cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước, thị trường trong và ngoài nước nhanh chóng và kịp thời cho DNNVV. Tạo thành diễn đàn giao lưu, trao đổi giữa các DNNVV và giải đáp các vướng mắc của DNNVV. Ghi nhận sự phản hồi thông tin từ phía DNNVV đối với cơ quan quản lý có liên quan.
− Thứ ba, cần một chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV linh hoạt ưu đãi bao gồm cả giảm trừ và miễn trừ thuế thu nhập dành cho các DNNVV có thể đáp ứng các quy định của nhà nước về số lượng việc làm sẽ được tạo ra mỗi năm, doanh nghiệp hoạt động trong những ưu tiên, hoặc các DNNVV nằm trong khu vực ưu tiên kinh tế, hoặc các DNNVV nằm trong khu vực kinh tế kém phát triển, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, khu vực nghèo. Củng cố và hoàn thiện hệ thống Quỹ để huy động được vốn và hoạt động có hiệu quả hơn.
− Thư tư, phát huy vai trò của các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội Doanh nghiệp nhằm tăng cường kết nối các DNNVV với nhau, đẩy mạnh hợp tác và hỗ trợ trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. khuyến khích sát nhập và hợp nhất giữa các DNNVV nhằm nâng cao tiềm lực của các DNNVV, tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên, tạo ra một sức mạng lớn hơn, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
− Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DNNVV. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải gắn liền với nhu cầu số lượng và chât lượng của DNNVV. Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, kỹ năng đàm phán, các kỹ năng lãnh đạo, xúc tiến thương mại,.... Tạo ra mối liên kết giữa các tổ chức đào tạo,các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức phi chính phủ nhằm đào tạo đội ngũ lao động có thể đáp ứng với những điều kiện khác nhau mà các doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề và thích nghi với những biến động thị trường.
− Thứ sáu, hỗ trợ DNNVV xúc tiến mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ. Cơ quan quản lý cần xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNNVV tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Đặc biệt khuyến khích các DNNVV tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để các DNNVV có cơ hội tiếp thị sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời cập nhật các công nghệ mới giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
PHẦN 6