PHẦN 4: QUỸ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu các chính sách hỗ trợ của chính phủ để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 34 - 37)

hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.

I. Mục đích hoạt động

Tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

II. Nguồn vốn

Vốn cấp từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

III. Các hoạt động chính

− Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. − Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh

tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.

− Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các doanh nghiệp nhỏ và vừa có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.

IV. Thành lập và giám sát Quỹ

− Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.

− Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ.

V. Thảo luận

Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay việc thành lập quỹ hỗ trợ DNNVV chưa chính thức đi vào hoạt động. Hình thức hoạt động hiện nay nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ là các chính sách tài chính với với những hạn chế như đã nêu ở Phần 3. Do vậy, hy vọng khi Quỹ hỗ trợ DNNVV được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển các DNNVV.

Vấn đề đặt ra ở đây là Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thiết kế như thế nào, để việc hình thành và hoạt động của Quỹ đạt được các mục tiêu đề ra, tạo được sự

tập trung, khắc phục sự phân tán, chồng chéo các nguồn lực, đồng thời đảm bảo việc quản lý Quỹ được tuyệt đối an toàn, hoạt động có hiệu quả và có sức sống.

Theo ông Tô Hoài Nam – Tổng thư kí Hiệp hội DNNVV Việt Nam:

Đây là vấn đề khó, nhưng không phải là không thể giải quyết được. Bởi lẽ, chúng ta hoàn toàn có thể học tập kinh nghiệm quốc tế như: Nhật Bản - Quỹ đầu tư DNNVV của cơ quan phát triển DNNVV; Quỹ xúc tiến và thành lập DNNVV của Hàn Quốc; Quỹ phát triển DNNVV Trung Quốc đây là những quốc gia tương đối thành công trong việc quản lý và điều hành Quỹ dạng này. Tuy đặc điểm về điều kiện, về quy mô của các doanh nghiệp, về tiềm lực kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội của các nước này có nhiều điểm khác với ta, nhưng điểm tương đồng cũng nhiều… hay học tập kinh nghiệm của một số Quỹ đã được thành lập ở trong nước như Quỹ phát triển khoa học công nghệ; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia…Từ suy nghĩ đó, ông nêu ra một số vấn đề có tính chất gợi mở về Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

− Về mô hình của Quỹ:

+ Giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục phát triển doanh nghiệp) với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về công tác xúc tiến phát triển DNNVV chủ trì, quản lý Quỹ với hình thức là một nguồn kinh phí tập trung để thực hiện các hoạt động trợ giúp cho DNNVV. Quỹ có dấu và có tài khoản riêng.

+ Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp và một số cơ quan liên quan.

+ Cơ chế quản lý và điều hành Quỹ vừa phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng các Quỹ tài chính vừa phải tạo được cơ chế mở, có được “ độ mềm dẻo cần thiết” để có thể ứng phó một cách linh hoạt với việc tiếp cận, tiếp nhận các nguồn tài chính khác nhau, đặc biệt là các nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế. Vừa phải đạt được tầm nhìn nhất định theo lộ trình hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khối ASEAN được thông qua tại hội nghị thưởng đỉnh ASEAN13 (từ ngày 18-22/11/2007 tại Singapore), giai đoạn 2014-2015 sẽ thành lập Quỹ phát triển DNNVV cấp khu vực.

− Đưa ra được một quy trình vận hành chuẩn:

+ Đảm bảo việc giải ngân nguồn kinh phí hỗ trợ được nhanh chóng. + Đảm bảo quản lý nguồn kinh phí an toàn, sử dụng hiệu quả.

+ Tạo được cơ chế quan hệ hai chiều giữa Quỹ và đối tượng được tài trợ. + Tạo thuận lợi trong theo dõi giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. − Một số chương trình mục tiêu cần ưu tiên tài trợ kinh phí:

+ Đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và an toàn môi trường.

+ Nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.

+ Hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lồng ghép với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng cho các DNNVV theo vùng miền, theo lĩnh vực ngành hàng.

+ Cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về định hướng thị trường, phân tích thị trường trong nước và quốc tế.

+ Tài trợ cho các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp.

+ Tài trợ cho các hoạt động thành lập vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự, giúp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ. + Tài trợ cho các chương trình sự kiện có khả năng tạo được sự gắn kết, liên kết

PHẦN 5

Một phần của tài liệu các chính sách hỗ trợ của chính phủ để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w