A. Mở kết mạc. B. Cắt bỏ giác mạc. C. Múc nội nhãn.
G H
I J
K L
Hình 2.2 Phẫu thuật múc nội nhãn, cắt thị thần kinh và đặt bi silicon trong chóp cơ (tiếp theo).
G. Đặt bi độn vào chóp cơ (đầu mũi tên). H, I. Khâu củng mạc phía sau.
3/ Tra mỡ kháng sinh và băng ép trong ngày đầu tiên.
4/ Bệnh nhân được theo dõi sau mổ hàng ngày trong thời gian một tuần, khám lại sau 1 tuần, 3 tuần, 4 tuần (1 tháng), 3 tháng và 6 tháng. Các thuốc dùng sau mổ gồm có: Kháng sinh tại chổ (Tobradex) và toàn thân (Zinnat 0,25g x 2 viên/ ngày x 5 ngày), giảm phù, giảm đau.
Đặt khuôn ổ mắt sau mổ 1 tuần.
Mắt giả được lắp sau mổ 1 tháng, khi đã hết phù nề.
2.2.7. Đánh giá sau mổ
Bệnh nhân được khám lại sau mổ 1 tuần, 3 tuần, 4 tuần (1 tháng), 3 tháng, 6 tháng theo hẹn và đánh giá mắt bệnh dựa vào mắt lành theo các tiêu chuẩn sau:
1/ Mức độ cân đối hai mắt (Hình 2.3).
- Độ lồi của mắt được đo bằng thước Hertel: So sánh trung bình độ lồi của mắt bệnh với mắt lành.
- Độ rộng của khe mi được đo bằng thước trong: So sánh trung bình độ rộng khe mi của mắt bệnh với mắt lành.
- Độ lác: đo theo phương pháp Hirschberg hay Krimsky: Số đo được xếp làm hai nhóm bệnh nhân < 15o và ≥ 15o
+ Phương pháp Hirschberg: Chiếu ánh sáng đèn soi đáy mắt hoặc đèn pin vào gốc sống mũi bệnh nhân sao cho quầng sáng phủ kín đến hết hai góc ngoài của khe mi hai bên và quan sát ánh phản quang trên giác mạc. Ánh phản quang cách xa rìa giác mạc 1mm tương đương với 7o, thông thường nếu ánh phản quang ở bờ đồng tử là lác 15o, ở giữa khoảng cách từ bờ đồng tử đến rìa giác mạc là 30o, ở rìa giác mạc là 45o.
+ Phương pháp Krimsky: Đặt lăng kính trước mắt giả, đáy lăng kính ngược hướng lác. Tăng dần số lăng kính cho đến khi ánh đèn phản chiếu lên trung tâm mắt giả.
- Biên độ vận động mắt giả các hướng ngang và dọc được đo bằng thước kẻ trong tính từ rìa giác mạc. Chúng tôi dựa theo cách đánh giá của Abdeen và cs (2009) [8] theo bốn mức độ: Không có vận động mắt giả, vận động vừa, vận động tốt và rất tốt.
Bảng 2.1 Cách đánh giá vận động mắt giả
Tính điểm Đánh giá Tiêu chuẩn
0 Không vận động Hoàn toàn bất động
1 Trung bình Vận động nhẹ
2 Tốt Biên độ rộng hơn nhưng kém mắt kia
3 Rất tốt Giống với mắt lành
2/ Tình trạng phù nề mi và kết mạc cũng được đánh giá ở thời điểm trước mổ, sau mổ 1 tuần, 3 tuần và 4 tuần nhằm xác định thời điểm thích hợp để lắp mắt giả.
3/ Hiện tượng lộ bi hay nhiễm trùng được phát hiện nếu có.
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Các hoạt động thực hiện trong quá trình nghiên cứu đã xin phép và được cơ sở nghiên cứu chấp nhận.
Chỉ định và phương pháp phẫu thuật được lãnh đạo khoa và phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Mắt trung ương thông qua.
Bệnh nhân được phẫu thuật và đưa vào theo dõi trong nghiên cứu đều được giải thích rõ về tình hình phẫu thuật và triển vọng sau phẫu thuật.
Các buổi tư vấn và khám bệnh đều được thực hiện với sự đồng ý của bệnh nhân và/hoặc người nhà bệnh nhân.
Các trường hợp từ chối nghiên cứu được chấp nhận và không bị phân biệt đối xử.
Các biến chứng trong và sau phẫu thuật đều được báo cáo trung thực khách quan, đầy đủ và có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn.
2.3. Xử lý số liệu
A B C
D E F
G H I
Hình 2.12. Mô tả phương pháp đánh giá mức độ cân đối hai mắt