Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 100 - 105)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh

3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Ổn định môi trường pháp lý: Môi trường hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt song vẫn còn nhiều bất cập như sự cạnh tranh chưa lành mạnh giữa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng quy định rõ

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM, đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động ngân hàng hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đất nước.

Ổn định môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ổn định, hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi và lợi nhuận lớn đem lại thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó tiền tích luỹ của cá nhân và doanh nghiệp tăng lên, kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng để tăng thêm thu nhập. Như vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới có điều kiện mở rộng và phát triển. Để ổn định môi trường kinh tế Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNN với chức năng hoạch định, tổ chức kiểm soát, điều tiết việc thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh đó với chức năng quản lý hệ thống, NHNN cũng phải tăng cường điều tiết, giám sát thường xuyên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và bảo vệ lợi ích của khách hàng trong quan hệ với ngân hàng.

Trước hết NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các ngân hàng phát triển hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động huy động vốn. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách điều chỉnh hoạt động ngân hàng. Trong đó cần chú trọng công tác thực thi chính sách tiền tệ và phát triển thị trường tiền tệ. Điều hành linh hoạt, có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường như công cụ tái cấp vốn, chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc. Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc phải phù hợp với diễn biến tiền tệ và không ảnh hưởng lớn tới chi phí hoạt động của ngân hàng.

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế điều tiết lãi suất của NHNN theo nguyên tắc thị trường nhằm tác động gián tiếp, có hiệu quả vào lãi suất của thị trường tiền tệ

tín dụng nói chung. NHNN điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình, qua đó sẽ hạn chế cạnh tranh lãi suất huy động vốn như hiện nay và buộc các NHTM tăng cường khả năng huy động vốn bằng cách mở rộng các tiện ích ngân hàng, tạo sự tăng trưởng lâu dài và ổn định.

Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ các nguồn vốn với lãi suất thấp, mở rộng quan hệ tín dụng, đa dạng hoá các hoạt động về ngoại tệ, tham gia hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, điều hành tỷ giá đồng Việt Nam một cách linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động thị trường.

Đề nghị NHNN quan tâm, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ đặc biệt là công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm huy động mới. Bên cạnh đó NHNN cần có biện pháp nâng cao chất lượng của công tác dự báo, công tác thanh tra giám sát tình hình hoạt động của các ngân hàng. Thực hiện cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các NHTM, lành mạnh hoá, công khai hoá tình hình tài chính của các ngân hàng.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Là cơ quan quản lý điều hành toàn bộ hệ thống BIDV, BIDV Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong hệ thống. Để các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Chi nhánh BIDV Tây Nam Quảng Ninh thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của BIDV Việt Nam vì vậy em xin có một số kiến nghị với BIDV Việt Nam như sau:

- Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm dịch vụ.

- Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải, tạo điều kiện về thời gian cho cán bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó BIDV Việt Nam cần thể hiện vai trò quản lý, chỉ đạo toàn bộ hệ thống qua các việc làm sau :

Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm cho các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn vì thực tế không đáp ứng được các yêu cầu đề ra của các quy định, trong khi các chi nhánh cũng không dám vận dụng hoặc vi phạm các quy định đó.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì không có nguồn vốn, mặt khác nếu có sẽ không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sẽ không vận hành được. Do đó BIDV Việt Nam cần chỉ đạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

KẾT LUẬN

Huy động vốn là hoạt động nền tảng của các NHTM Việt Nam. Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và nền kinh tế vì nó là yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến quy mô đầu ra sinh lời cho ngân hàng, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Để tạo thế đứng của mình trên thị trường, các NHTM không ngừng nâng cao khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư, phát triển sản xuất. Do đó việc mở rộng phạm vi áp dụng ảnh hưởng của các loại tiền gửi tới các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư trong xã hội đang là vấn cấp thiết của ngân hàng. Để thực hiện điều này đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh, để khắc phục những tồn tại do nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan khóa luận đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh như cơ cấu lại nguồn vốn huy động, đẩy mạnh chính sách khách hàng… Đồng thời khóa luận cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua đó góp phần tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc từ thực tiễn.

Với kiến thức nhận được từ các thầy cô giáo và thực tế nắm được trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh, em đã cố gắng tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận em không tránh khỏi những thiếu sót nên em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ đang công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

1. Giáo trình tài chính tiền tệ – TS. Nguyễn Hữu Tài.

2. Giáo trình Ngân hàng thương mại – PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến.

3. Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà. 4. Giáo trình marketing ngân hàng – TS. Trịnh Quốc Trung.

5. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – TS. Nguyễn Minh Kiều.

6. Bảng cân đối tài khoản năm 2009 – 2011 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh.

7. Báo cáo nguồn vốn và tín dụng năm 2009 – 2011 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh.

8. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam – 1997. 9. Tạp chí ngân hàng các số năm 2009 – 2011. 10. Các trang Web: http://www.sbv.gov.vn http://mof.gov.vn http://laisuat.vn http://www.bidv.com.vn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh tây nam quảng ninh (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)